chiến tranh
2.3.1. Từ motif con người khát khao đấu tranh giành lại độc lập
Motif “đấu tranh” là motif quen thuộc, phổ biến trong nhiều truyện kể, trong mọi nền văn học trên thế giới. Trong truyện cổ tích, sử thi, con người chính nghĩa ln đứng lên đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, cái chân lí, giành lấy những điều tốt đẹp. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh của Đình Kính, tác giả đặt điểm nhìn vào bên trong nhân vật, đem đến những lí giải về hành động, suy nghĩ của nhân vật trong q trình đấu tranh. Bản thân những người lính khơng muốn chiến tranh xảy ra, nhưng nếu chiến tranh xảy đến với đất nước, họ sẽ đứng dậy đấu tranh để bảo vệ, giành lấy sự bình yên cho đất
nước. “Có phải biển muốn nói với tơi ở một nơi nào đó, biển đang chứng kiến một cuộc chiến đấu mới? Những người kính mặc áo vằn lại bắt buộc phải nổ súng! Là những người đã qua chiến tranh, họ khơng muốn cái trị hao tổn ấy đâu! Họ muốn yên lành và dựng xây. Nhưng biển ơi, sự dựng xây lại nhất thiết đòi được bảo vệ...” [36, tr.85]. Với những người lính, cầm súng khơng phải nhằm mục đích gây chiến tranh, mà cầm súng để chiến đấu chống lại chiến tranh, chống lại cái ác.
Với motif “đấu tranh”, người kể chuyện lần lượt đặt ra những tình huống, biến cố và đặt nhân vật của mình trong những biến cố, sự kiện tiếp theo. Motif “đấu tranh” giúp cho người đọc có thể thấy được một cách tổng quát ý nghĩa của việc ra đi, đứng lên giành lấy những điều tốt đẹp của nhân vật để bảo vệ hịa bình, độc lập dân tộc trong suốt hành trình của nhân vật. Khi đặt nhân vật vào trong các sự kiện, hành động, người kể chuyện không chỉ để cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ về cuộc chiến, gia đình, q hương... mà cịn để cho người đọc suy ngẫm, đánh giá về những gì mà người lính từng phải trải qua. Để giành lấy sự độc lập, đơi khi người lính phải đánh đổi, chọn lựa sự hi sinh của bản thân để cứu lấy quê hương.
Trong nền văn học hiện đại, motif “đấu tranh” xuất hiện không chỉ dừng lại ở những biến cố, tình huống mà trở thành đề tài gắn với tồn bộ câu chuyện. Ở những tác phẩm văn xi viết về đề tài chiến tranh, motif “đấu tranh” vừa là motif vừa là đề tài. Motif “đấu tranh” không chỉ lặp lại trong các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh mà trở thành một kiểu để tác giả phản ánh. Thông thường, motif không chỉ dừng lại ở sự lặp lại của một yếu tố, một chi tiết trong cái tổng thể được tác giả cảm nhận. Cịn với đề tài thì nó mang tính bao quát hơn, đó là sự lựa chọn phạm vi và đối tượng miêu tà. Motif “đấu tranh” trở nên hữu hiệu khi tác giả muốn chuyền tải những tình cảm, nhận thức, thái độ, tinh thần gắn với những chiêm nghiệm về nhân sinh, về lí tưởng... thơng qua sáng tác của mình. Như nhà văn Văn Lê với tiểu thuyết Mùa hè giá buốt viết về sự đấu tranh
của cả một tiểu đồn, đơi khi nhân vật đứng trước những trăn trở, ưu tư về sự sống – chết; nhưng cuối cùng, sự dũng cảm đã chiến thắng tất cả. Cũng như Mùa hè giá buốt của Văn Lê, Lính trận của Trung Trung Đỉnh... Sóng chìm, Sóng cửa sơng, Người của biển của Đình Kính cũng đã xây dựng lên kiểu motif đấu tranh hấp dẫn, linh hoạt. Người kể chuyện hoặc tác giả để cho nhân vật của mình thể nghiệm những suy tư, trạng thái tâm lí đã được đẩy lên đỉnh cao nhất của chính tác giả. Nhân vật xuất hiện trong đủ mọi tính cách, nguồn gốc thân nhân, nhưng đã ra trận là khơng thối lui, đấu tranh đến cùng để giành lấy sự sống. Người kể chuyện hoặc tác giả để cho nhân vật của mình bộc lộ những điều đó trong tiến trình tác phẩm.
Trong Sóng cửa sơng, Người của biển, Sóng chìm, motif đấu tranh được lặp lại: nhân vật sống trong một cuộc sống yên ổn, chiến tranh nổ ra, nhân vật phải rời xa gia đình để tham gia cách mạng. Trong quá trình “đấu tranh” nơi mặt trận, nhân vật mang đầy những tâm trạng, trăn trở, suy tư. Tất cả những nhân vật trong Sóng cửa sơng, Người của biển, Sóng chìm, từ người lính cho đến những chiến sĩ du kích, người giao liên, đều mang trong mình tâm trạng: đấu tranh đến cùng để bảo vệ đất nước, quê hương.
Trong Người của biển, những người lính như Tịng, Lê... khao khát được đấu tranh, phục vụ cách mạng. Dù đôi khi họ rơi vào hồn cảnh đói khát, thiếu thốn: “Suốt ngày hôm ấy, ba người quẩn quanh trên ngọn đồi vừa tránh, vừa đánh địch. Đêm đến, khi xung quanh yên ắng, họ cảm thấy mệt lử. Đã hai ba ngày nay khơng ăn uống gì, cái đói, cái khát lại trỗi dậy hành hạ. Lửa mặt trời ban ngày hun nóng ngấm vào cơ thể từng người. Khát đến rát họng như có cái gì bào trong ruột” [37, tr.277]. Mặc dù phải sống trong cảnh khó khăn nhưng những người lính vẫn quyết tâm chiến đấu vì cách mạng, thà chết chứ khơng chịu đầu hàng trước quân địch. Những người lính chiến đấu khơng lùi bước, họ ý thức được rằng trước kẻ thù xâm lược “phải dũng cảm, phải mưu mẹo, phải thơng minh, linh hoạt; thận trọng, bí mật nhưng táo bạo và quyết đốn. Phải có
bản lĩnh để đấu trí với chúng” [37, tr.25]. Càng chứng kiến những cảnh hoang tàn đổ nát, càng chứng kiến sự ác độc của kẻ thù thì những người lính càng khát khao đấu tranh cho hồ bình, cho độc lập dân tộc. Trong q trình chiến đấu những người lính ln vì những người thân yêu, vì quê hương mình đang bị sự đàn áp của kẻ thù. Nhân vật Lê mỗi khi nhìn về quê hương đều thấy nhớ, thấy xúc động, nơi đó “cho anh niềm tin, cho anh niềm hi vọng, cho anh nỗi nhớ, lòng chung thủy và anh biết nó sẽ soi rọi anh trên mỗi chặng đường đi”
[37, tr.26]. Chính những tình cảm với q hương đã khiến những người lính ý thức được một cách sâu sắc trách nhiệm, nhiệm vụ trên mặt trận kháng chiến, phải chiến đấu hết mình vì tổ quốc.
Trong Sóng chìm, người kể chuyện tập trung mô tả những thân phận của những con người trong chiến tranh và sau chiến tranh, mỗi người đều mang những hoàn cảnh khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều có điểm chung là tinh thần khát khao chiến đấu vì q hương. Những người lính biển trong những lần trên tàu vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam khơng chỉ đối diện với sóng to gió lớn mà còn phải đối diện với kẻ thù. Những lúc như vậy, người lính ln trong tâm trạng lo âu phấp phỏng, ln đề phịng đối phó, nơm nớp tai vạ. Chỉ khi con tàu tới nơi được bình an, những người lính mới “trút được gánh nặng của những ngày căng thẳng để lúc này họ mới thật sự an lịng và cho phép mình nghỉ ngơi” [38, tr.142]. Những người lính mọi lần lên đường là xác định không trở về, mọi giấy tờ tùy thân, thư từ đều gửi lại đơn vị. “Việc làm ấy nhằm
giữ bí mật đã đành, nhưng ai cũng rõ đấy là hành động tự nguyện, một hình thức làm lễ truy điệu mình trước. Ra đi là xác định cảm tử” [38, tr.232]. Họ là những con người dũng cảm và khát khao chiến đấu dù biết cái chết cận kề phía trước nhưng vì đất nước, vì nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, họ sẵn sành hi sinh. Hành trình của nhân vật từ rời bỏ quê hương đến sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi những vùng biển mới xa lạ, họ có mục tiêu sâu xa là giành lấy sự sống cho đồng bào. Nhân vật trong suốt hành trình đó đơi khi ln mang tâm trạng đau đáu,
thương nhớkhi nghĩ vềngười thân, đôi khi cũng bộc lộ những chiêm nghiệm về sự mất mát mà chiến tranh mang lại. Tâm trạng của người lính lúc này khơng được thể hiện xen kẽ với những bức tranh hiện thực rộng lớn của chiến trận vùng biển, của những con tàu không số vận chuyển vũ khí.
Ở vào hồn cảnh của nước ta lúc bấy giờ, những người lính, những người du kích quyết tâm chiến đấu, khát khao đấu tranh vì họ khơng muốn chịu sự áp bức, họ muốn đón nhận tự do và độc lập. Đơi khi, nhân vật rơi vào trạng thái “yếu đuối”, đấu tranh tâm lí giữa chọn “sự sống” và “cái chết”. Nhưng cuối cùng, lòng căm ghét kẻ thù và ước muốn thoát khỏi sự áp bức để chiến thắng. Những người lính đã khơng ngại sự hi sinh, khát khao đấu tranh để đổi lại cuộc sống hịa bình cho người thân, quê hương. Tư Lăng khơng ngần ngại mạo hiểm, nhào vào bóng đêm, hướng về phía con tàu để điểm hỏa con tàu nhằm tránh giặc phát hiện vũ khí trên tàu. Anh đã mãi mãi ra đi, xác anh tan ra cùng con tàu nhưng đổi lại để căn cứ giấu vũ khí được an tồn. Những người lính phấn khởi, khát khao được nhận nhiệm vụ trên những con tàu vì hành động của họlà để bảo vệ quê hương và bao con người hiền lành.
2.3.2. Motif con người thức tỉnh lên án chiến tranh
Trong Sóng chìm, điểm nhìn của Đình Kính có sự thay đổi so với các tác phẩm trước đó. Trong tác phẩm, con người thức tỉnh lên án chiến tranh được đặt trong cái nhìn nội quan phản tỉnh. Cá nhân nhân vật có q trình nhận thức, thức tỉnh về mặt tinh thần to lớn. Nhân vật xuất hiện trong trạng thái tự đối thoại, tự chất vấn bản thân, nảy sinh những mâu thuẫn trong tâm lí, rơi vào bi kịch khơng thốt ra được.
Ở Sóng chìm, cái nhìn phân thân phản tỉnh của nhân vật được thể hiện rõ nét. Tư Nhâm, một tình báo viên đực tổ chức cử vào trong “hàng ngũ địch” nhằm lấy thông tin hoạt động của địch, vì vậy Tư Nhâm chấp nhận làm vợ thiếu tá Hai Rạng. Hai Rạng vốn là bạn cùng làng với Tư Nhâm khi còn nhỏ, nay trở đã trở thành một thiếu tá ngụy cấp cao, là người có chức có quyền, có tiếng nói
trong xã hội. Vì cách mạng, Tư Nhâm phải chấp nhận làm vợ thiếu tá Hai Rạng để có thể dễ dàng nắm được những thông tin quan trọng của địch. Chấp nhận điều này, Tư Nhâm phải hi sinh hạnh phúc cá nhân; sống trong vỏ bọc là vợ một thiếu tá ngụy, chị bị mang nhiều điều tiếng, thậm chí chị rơi vào bi kịch của chiến tranh.
Chiến tranh đã khiến Tư Nhâm rơi vào bi kịch, đau khổ, dằn vặt. Chị và chồng chị (Tư Lăng) đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để phục vụ cách mạng. Nhưng việc Tư Lăng – chồng chị đã hi sinh sau bao ngày xa cách, lênh đênh trên biển quả là nỗi đau: “Nỗi đau quá lớn sau cái chết của Tư Lăng như thể là điều khơng có thật, lại phải lặng thầm chịu đựng và ngày một ngấm lắng khiến chị hụt hơi. Vết thương không được thổ lộ san vơi chia sẻ, cứ cánh cánh lặn trong lịng càng tấy đỏ, mưng mủ, xót buốt” [38, tr.342]. Những ngày sau đó chị
phải sống trong sự vật vã, đau khổ, chơi vơi như một cái xác vô hồn. Chị tự thấy mình “bất hạnh”, “chống loạn chống chếnh”, “nỗi đau ấy thắt lắng vào trong để mà ý thức hết hạnh nơi mình” [38, tr.343]. Tư Nhâm cảm thấy mình như rơi vào bi kịch ở chỗ một mặt thì gánh chịu nỗi đau đớn, mất mát, dằn vặt; một mặt vẫn phải sống trong vỏ bọc là “bà thiếu tá”, vẫn phải sống giữa hai ranh giới “lại là sân khấu, khán giả và vai trò người diễn” [38, tr.344]. Tư Nhâm hàng ngày phải chịu những cực hình đau khổ đè nặng lên tâm lí, sự mất mát với chị là quá lớn. Chị tập trung hết mọi nghị lực để bản thân không sụp đổ, để tiếp tục vai diễn của mình.
Mọi hành động mà Tư Nhâm tham gia vì chị muốn góp một phần nhỏ của mình vào cơng việc của cách mạng. Việc hoàn cảnh đẩy đưa chị đến vai trò làm vợ của một thiếu tá ngụy cao cấp cũng vì cách mạng. Nhưng chị mong rằng, rồi chị sẽ được thanh minh cho thân phận, cho danh dự của mình, miễn là được bảo vệ cho mảnh đất quê hương. Thế nhưng, thực tế đổi lại cho chị là bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, dè bỉu, khinh bỉ. Ngay cả khi hịa bình đã lập lại, mọi sợi dây liên lạc với cách mạng bị đứt, khơng cịn ai có thể đứng ra làm chứng cho chị,
chị dần trở nên lãnh cảm với cuộc sống. Ngay cả đám con nít cũng nhìn chị với ánh mắt dè biu, xua đuổi và không ai thèm công nhận “bà thiếu tá” như chị. Tư Nhâm không chỉ gánh chịu đau đớn mà còn phải sống trong sỉ nhục cho thân phận.
Sự thức tỉnh của Tư Nhâm khi thấy mình rơi vào bi kịch chiến tranh đã cho người đọc thấy rõ tiếng nói lên án chiến tranh. Tư Nhâm mệt mỏi sau những ngày “sắm vai” là một con người khác, chị khao khát được là chính mình, nhưng khơng thể tìm thấy được sự bình yên: “Rồi cuộc sống kế theo càng khiến chị ngấm hơn sự đắng ghét, nghiệt ngã, trớ trêu nơi hồn cảnh mình” [38, tr.429],
“chị giống như một con người đang mộng mị hay ở thế giới bên kia. Dửng dưng. Vô cảm” [38, tr.416]. Thậm chí, sau những ngày chiến tranh qua đi, hịa bình lập lại nhưng chị vẫn khơng thể tìm lại Tư Nhâm của ngày xưa: “Hình như cuộc sống và thời gian với nhiều bất hạnh đã lắng đọng tạo ra nơi chị lối ứng xử như thế” [38, tr.432]. Tâm hồn chị bị xâm chiếm bởi những mất mát tổn thương quá lớn mà chiến tranh mang lại. Trong chương một, tác giả tập trung miêu tả cảnh chết chóc, cảnh hoang tàn đổ nát do bom đạn. Từ chương hai trở đi, tác giả tập trung khai thác sâu vào hoàn cảnh và tâm trạng của những số phận éo le trong chiến tranh như Tư Nhâm, Sáu Sinh…. Qua đó, Đình Kính đã cho người đọc thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh quyết liệt và đau đớn. Đó là tiếng nói từ bên trong thân phận con người, khơng cịn là ca ngợi con người nhưng là nhìn thực tế vào những mất mát mà con người phải chịu do chiến tranh gây ra. Con người bị thực tế chiến tranh làm cho chai sạn, xơ cứng về mặt tâm hồn, lãnh cảm về nhận thức. Mọi thứ xung quanh dần trở nên vô nghĩa. Tư Nhâm biết rằng mình khơng thể quay ngược lại quá khứ, nhưng chị vẫn ước muốn: “Ước gì nhân loại khơng có chiến tranh” [38, tr.379], “giá cuộc chiến này cũng chỉ là một giấc chiêm bao, chỉ diễn ra trong mộng mị” [38, tr.380]. Chị nhận thấy chị đã phải đánh mất rất nhiều thứ vì cuộc chiến, tất cả những gì cịn lại đối với chị chỉ là sự mất mát chia li không thể cứu vãn được.
Khơng chỉ có Tư Nhâm, mà rất nhiều nhân vật khác trong tác phẩm cũng bộc lộ thái độ thức tỉnh lên án chiến tranh. Bởi lẽ, viết Sóng chìm, Đình Kính viết theo khuynh hướng phê phán hiện thực, do đó điểm nhìn trong tác phẩm hướng sâu vào thân phận con người. nhân vật Sáu Sinh trong vai trò thầy giáo ở làng Cát, đồng thời cũng là người bí thư trực tiếp phụ trách chỉ huy những người chiến sĩ hoạt động cách mạng. Có khi ơng vui mừng khi những chuyến vận chuyển vũ khí thắng lợi nhưng cũng có lúc ơng rơi vào trạng thái chênh vênh, bất ổn bởi chứng kiến những cái chết của những người lính trên chuyến tàu vận chuyển vũ khí. Trách nhiệm và nỗi khổ tâm khiến ông bị ám ảnh về những cái chết của họ, ông day dứt, quặn thắt. Từ trong nhận thức của Sáu Sinh, ông cay đắng nhận ra: “chiến tranh quả đã gây ra bao tai vạ không sao hiểu nổi, tàn ác và nhẫn tâm… Con qối vật khổng lồ ấy có từ ai, nó nhe răng ra ngoạm vài bất cứ người lương thiện nào. Sự nghiệt ngã thật khó lường…” [38, tr.256]. Bi kịch