được biết của người dân
Trong việc thực hiện quyền được biết của người dân, đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở là người tổ chức và thực hiện những nội dung cần công khai. Tuy nhiên, do tâm lý tiểu nơng vẫn cịn tồn tại trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nên việc thực hiện quyền được biết của nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Do tâm lý tư lợi, lo vun vén cá nhân nên một số cán bộ cơ sở vì muốn bớt
xén công quỹ để bỏ túi riêng nên không sẵn sàng, không mặn mà với việc cơng khai, đặc biệt là cơng khai tài chính. Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Tiến Thành, có 36,4% ý kiến cho rằng vấn đề cơng khai về tài chính của địa phương vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể [170]. Một số cán bộ, cơng chức ở cơ sở không muốn công khai đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất vì mong muốn kiếm chác, thu lợi cá nhân như để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, biến đất nơng nghiệp thành các đô thị, khu dân cư, bán đất trái phép… Một số cán bộ, công chức ở cơ sở cũng không muốn cơng khai hóa các khoản thu chi của ngân sách và các khoản quỹ do nhân dân đóng góp vì muốn che đậy những hành vi chi sai quy định, chi khơng hợp lý nhằm lãng phí, tham nhũng. Do đó, cơng khai về những việc quyết tốn cơng trình, thu chi ngân sách, quy hoạch sử dụng đất đai vẫn chưa được công bố một cách đầy đủ, kịp thời. Quyền được biết của người dân ở những nội dung này còn bị hạn chế. Theo khảo sát của PAPI năm 2017 ở Việt Nam, tỷ lệ người dân cho biết thu chi ngân sách của xã, phường được cơng bố cơng khai mặc dù có tăng nhưng cịn thấp, tăng từ 32% năm 2016 lên 36% năm 2017. Tỷ lệ người trả lời được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cịn thấp hơn nhiều, thậm chí cịn giảm từ 23,6% năm 2016 năm 2017 chỉ còn 15,2%. Trong khi đây là những nội dung mà nhân dân
mong muốn được biết nhiều nhất. Theo điều tra về mong muốn của người dân về những nội dung cần được cơng khai thì cơng khai về quy hoạch sử dụng đất có 85,49% số người được hỏi mong muốn được biết, thu chi ngân sách có 77,5% số người được hỏi mong muốn được biết [70, tr.75]. Điều này cũng cho thấy thời gian qua, chính quyền chưa làm tốt việc công khai những nội dung này.
Một số cán bộ cơ sở ở nhiều xã coi việc thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là “địn hiểm”, vũ khí lợi hại đánh vào những điểm khuất tất của họ nên vin vào những lí do khách quan như khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện thời gian, trăm nghìn việc đột xuất khác để trì hỗn triển khai quy chế, pháp lệnh, trong đó có việc cơng khai các thơng tin theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với phương châm càng bưng bít được thơng tin càng nhiều càng tốt. Khi khơng trì hỗn được thì họ hình thức hố việc cơng khai, làm chiếu lệ cho xong, “không thật thà nhúng tay vào việc” như Hồ Chí Minh nói. Họ thơng tin vắn tắt những nội dung “nhạy cảm” bắt buộc phải công khai như việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, mà chưa thông báo cụ thể những loại quỹ này được sử dụng như thế nào.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách xã hội với những đối tượng khó khăn như hộ nghèo, những người bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Những chính sách rất nhân văn, nhân đạo của Nhà nước ta mang lại lợi ích kinh tế cụ thể cho đối tượng được hưởng. Do tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, tâm lý họ hàng, một số cán bộ cơ sở đã làm trái quy định của pháp luật, khơng cơng khai đầy đủ quy trình và tiêu chuẩn bình xét hộ nghèo, những hộ được hỗ trợ ưu đãi trong sản xuất hay bị thiệt hại dẫn tới nhiều khuất tất. Ở nhiều địa phương, danh sách hộ nghèo, danh sách những người được hỗ trợ thiên tai hay nhận các ưu đãi của nhà nước có tên những người thân của cán bộ xã (dù khơng gặp khó khăn gì), trong khi những người gặp khó khăn thực sự thì lại khơng nhận được hỗ trợ gì, từ đó gây bất bình trong nhân dân. Những lợi ích thu về cho cá nhân, gia đình cán bộ xã tuy không phải là nhiều về giá trị kinh tế, nhưng do đặc trưng của tâm lý vun vén, tư lợi cá nhân của người tiểu nơng là tư lợi cả những lợi ích nhỏ bé, vụn vặt nhất nên họ cũng tìm mọi cách để hiện thực hoá. Thời gian qua, các phương tiện thông tin
truyền thông đại chúng đưa nhiều thông tin về sự nhập nhằng, thiếu minh bạch trong những vấn đề này. Có thể kể đến vơ vàn những ví dụ điển hình trong thực tiễn như tình trạng khi có chương trình, dự án đầu tư cho xã thì trâu bị, dê, gà đi “lạc” vào nhà lãnh đạo xã và người thân cán bộ xã. Như năm 2017, xã Triệu Độ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có nhận 10 con bị đực giống theo phân bổ từ chương trình hỗ trợ chăn ni nơng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình trực tiếp chăn ni và phải cam kết chăm sóc, ni dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 48 tháng. Thế nhưng, có đến 8 con bị giống chia cho người nhà của cán bộ xã, trong đó có 5 con bị giết thịt [122]. Hay trong danh sách niêm yết 24 người được hỗ trợ thiệt hại do bão số 12 của Uỷ ban nhân dân xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hịa) ngày 10-4-2018, có nhiều cán bộ xã và người thân của các cán bộ này, có những người khơng ni cá cũng có tên, trong khi những người dân bị thiệt hại thực sự lại không được hỗ trợ khiến người dân phản ứng [178]. Hay ở xã Nga Thanh huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hố, có hiện tượng vợ con cán bộ xã ghép vào danh sách các hộ nghèo mà bản thân các hộ nghèo không biết tại sao lại có tên trong danh sách nhân khẩu nhà mình. Tương tự như vậy, việc bình xét hộ nghèo tại thôn Bắc Yến (xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hố), khi cả thơn có 8 cán bộ thì 7 vị thuộc diện hộ nghèo, trong đó có trường hợp đang xây nhà lầu 2 - 3 tầng, ước tính bạc tỷ, thuộc dạng to nhất thôn [82, tr.32].
Một số địa phương khi bình xét hộ nghèo khơng tổ chức đầy đủ các bước, bỏ qua nhiều trình tự bắt buộc, khơng chú trọng nguyên tắc công khai, dân chủ, họp hành xuê xoa, chiếu lệ, thậm chí, hộ trong danh sách bình xét lại khơng được mời dự họp. Trong họp dân theo đơn vị khối, xóm, bản để lấy ý kiến bình xét hộ nghèo, do tâm lý tư lợi cá nhân, họ hàng, cục bộ nên biểu quyết chưa khách quan, vì tình cảm riêng. Vì vậy, xuất hiện trường hợp nhiều khi đúng là nhà anh A nghèo hơn nhà anh B, nhưng do anh em, họ hàng ít nên khi biểu quyết vẫn đạt tỷ lệ thấp hơn. Đây chính là những ngun nhân dẫn đến tình trạng người nghèo thì đứng ngồi cuộc, trong khi đó, nhiều hộ khơng nghèo nhưng vì thuộc về dịng họ đa số, người nhà cán bộ thơn, xã nên đưa vào diện nghèo (Cán bộ thôn thường thuộc về dịng họ chiếm số đơng, áp
đảo các dòng họ khác về số lượng). Có hộ được nhận tiền hỗ trợ mà khơng biết tiền
gì, vì sao mình được hưởng. Đây là nguyên nhân xuất hiện nhiều hiện tượng giả danh hộ nghèo để được hưởng nhiều ưu đãi mặc dù vẫn “Đúng hoàn toàn về mặt quy định” và “Nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân”.
Theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chính quyền phải cơng khai việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động nhân dân đóng góp. Có một tỉ lệ đất (cơng) nhất định giao cho chính quyền cơ sở quản lý để sử dụng vào các mục đích cơng. Tuy nhiên, do tâm lý tư lợi cá nhân, coi thường pháp luật, nhiều cán bộ xã đã lạm dụng quyền quản lý đất công, lợi dụng việc không nắm chắc pháp luật của người dân và tìm cách bưng bít thơng tin để bán đất công vô tội vạ, biện minh là để làm quỹ công, quỹ thôn, quỹ xã để đầu tư nhưng thực chất là chia chác, kiếm lợi cá nhân. Thời gian qua, tỉnh nào cũng có chuyện cấp xã bán đất vô tội vạ. Ở Hà Nội, hàng ngàn hecta đất rừng phịng hộ của huyện Sóc Sơn đã bị lâm trường có sự tiếp tay của chính quyền xã, bán trái phép cho hàng trăm hộ. Tại huyện Đơng Anh Hà Nội, có cán bộ xã như vua một vùng đã bán đất cơng bừa bãi như mớ rau, con cá. Q trình điều tra làm rõ từ tháng 1/2012 đến ngày 30/12/2016, uỷ ban nhân dân xã Phúc Thành tỉnh Nghệ An đã tổ chức bán 283 lơ đất trái thẩm quyền, với tổng diện tích gần 89.000 m2 cho dân thu về tổng số tiền hơn 22 tỉ đồng [193]. Việc bán đất không chỉ ở xã, mà thậm chí có cả ở cán bộ thơn. Trưởng thơn 21, xã Quỳnh Vinh (Thị xã Hồng Mai), tỉnh Nghệ An là ông Nguyễn Sỹ Đức đã tự ý bán đất nông nghiệp khi chưa được phép, thực hiện 4 vụ “chuyển nhượng” đất nông nghiệp, thậm chí cịn “cho phép” người nhận chuyển nhượng được sử dụng đất lâu dài vào mục đích đất ở, với số tiền 255.5 triệu đồng. Số tiền thu được, ơng Đức chi cho xóm một phần nhỏ để làm đường nội thơn, cịn lại bỏ túi và chia chác [96]. Đây thực sự là một trường hợp coi thường pháp luật, lạm quyền thu lợi cá nhân dù lợi ích khơng lớn nhưng rất điển hình của tâm lý tiểu nông. Tại xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, năm 2012, thơn Đạo Ngạn có đất ở khu Lò Gạch và Gò Mỏ Quán để hoang, xã giao cho ông Tuân - trưởng thôn, vận động người dân nhận thầu nhưng không ai nhận làm. Một số hộ trong thơn có đơn gửi ơng Tuân xin đất ở đây để đặt lăng mộ của dòng họ. Kết luận điều tra xác
định từ năm 2013 đến 2015, ông Tuân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao cùng ban lãnh đạo thôn xét duyệt đơn xin đất làm lăng mộ của 19 hộ dân. Tổng số tiền thu được của 23 hộ dân (19 hộ có đơn, một hộ xin trực tiếp, ba hộ tự lấn chiếm, khơng có đơn nhưng được thơn thu tiền) là 68,5 triệu đồng. Tiền này được lập quỹ trái phép để chi vào các công việc chung của thôn không đúng luật và trái thẩm quyền của lãnh đạo thôn [203]. Những vụ làm trái quy định của pháp luật để “tham nhũng vặt” diễn ra khá phổ biến ở nhiều thôn, xã tuy giá trị kinh tế của từng vụ không lớn nhưng trên diện rộng gây hậu quả xã hội nghiêm trọng, và cũng có thấy mức độ phổ biến của tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, coi thường pháp luật mang đậm tính tiểu nơng.
Cũng do tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” của một bộ phận người dân ở các xã nên nhiều người dân còn thờ ơ với những nội dung được công khai, chỉ quan tâm đến những thơng tin liên quan đến lợi ích trực tiếp, cụ thể, trước mắt, hàng ngày của cá nhân và gia đình như tiêu chuẩn hộ nghèo, tiêu chuẩn chọn vay vốn, vấn đề bầu trưởng thơn cịn những vấn đề phát triển gắn với lợi ích chung của cộng đồng, họ ít quan tâm. Phần lớn người dân quan tâm muốn được biết những vấn đề kinh tế và xã hội hơn là các vấn đề chính trị và văn hố. Do đó, dù chính quyền có nỗ lực tun truyền, phổ biến, mời họp nhưng người dân vẫn không tiếp nhận thông tin, không ý thức đầy đủ quyền được biết của mình, tự đánh mất quyền. Nhưng khi đụng chạm đến lợi ích cá nhân thì khiếu kiện và cho rằng bản thân khơng được thơng báo gì.
Tâm lý dòng họ, cục bộ, địa phương, phe cánh trong đội ngũ cán bộ, công
chức ở cơ sở cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quyền được biết của nhân dân. Vì tâm lý dịng họ mà nhiều khi lơi kéo cả họ hàng vào những vị trí chủ chốt ở xã, phường, thị trấn tạo thành phe cánh, bao che, dung túng cho những việc làm trái pháp luật của nhau. Một số cán bộ muốn bao che, nương nhẹ cho đồng nghiệp mà cũng là phe cánh, họ hàng của mình nên những thơng tin về những vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ cơ sở hoặc việc xử lý những vi phạm này không được công khai đầy đủ, thông tin vắn tắt, hình thức. Điều này cũng xuất phát từ việc bao che, xử lý hình thức những sai phạm của cán bộ, “giơ cao đánh khẽ” theo kiểu đóng cửa bảo nhau
dẫn tới việc giấu giếm, bưng bít những sai phạm của cán bộ cũng như các hình thức xử lý.
Tâm lý coi thường pháp luật, thiếu kỷ cương, kỷ luật, trọng lệ hơn luậtở một
số cán bộ, công chức cấp cơ sở dẫn tới việc không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quyền được biết của nhân dân được quy định rất rõ ràng trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Một số nơi cịn tình trạng làm lướt, làm hình thức để đối phó. Do pháp luật chỉ quy định về nội dung, hình thức cơng khai mà thiếu quy định đảm bảo tính minh bạch trong việc cơng khai của chính quyền cấp xã. Điều này dẫn tới nhiều địa phương thực hiện công khai một cách “chiếu lệ”, vẫn đúng nội dung cần công khai, địa điểm cần cơng khai nhưng người dân vẫn khó khăn trong việc tiếp thu nội dung văn bản cần cơng khai. Ví dụ như dán thơng báo có nhiều trang trên bảng thơng báo có lưới bảo vệ, dẫn tới người dân chỉ biết trang đầu hay dán thông tin trên bảng thơng báo nhưng ngay sau đó lại dán thơng tin khác khơng quan trọng đè lên, khiến người dân không tiếp cận được với thông tin quan trọng, muốn biết. Cán bộ thực hiện thiếu nghiêm túc, khơng tích cực các quy định công khai như muốn sử dụng những hình thức cơng khai nào mà người dân ít có khả năng tiếp cận nhất. Hình thức cơng khai hiệu quả nhất theo ý kiến của người dân là họp thơn, tổ dân phố, có 57,8% người dân cho rằng thơng tin thông qua tổ chức họp thôn, họp tổ dân phố là hiệu quả nhất vì thơng tin được phổ biến trực tiếp, rõ ràng, có đối thoại giữa dân và chính quyền nếu cần thiết [152]. Tuy nhiên, cán bộ chính quyền địa phương thường thích hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan vì tiện lợi, khơng mất thời gian, khơng tốn kém kinh phí tổ chức họp dân, in tài liệu. Hơn nữa, thông tin niêm yết ở trụ sở cơ quan thường ít người tiếp cận được bởi nhiều người dân ngại đến “chốn quan trường”. Một số địa bàn xã có diện tích rộng, đường xá đi lại khó khăn nên người dân khó tiếp cận với hình thức cơng khai này. Cùng với đó,
do tâm lý coi thường pháp luật của một bộ phận nhân dân cùng với việc nhận thức
chưa đầy đủ pháp luật, nên họ yêu cầu cán bộ cơ sở phải công khai mọi thông tin, cả những thông tin khơng có trong quy định của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, thuộc bí mật nhà nước.
Do tác động tiểu cực của tâm lý tiểu nông ở cả cán bộ cơ sở và người dân dẫn tới việc thực hiện các quy định về quyền được biết của người dân ở nhiều xã trên địa bàn cả nước chưa hiệu quả. Theo khảo sát của tác giả Trương Hồng Quang,