Theo quan điểm Mác xít, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của tồn tại xã hội, mà trước hết chính là hoạt động sản xuất vật chất. Mác và Ăngghen viết “Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [17, tr.15]. Trong ý thức xã hội thì hệ tư tưởng và tâm lý xã hội là hai bộ phận chủ yếu nhất. Tâm lý xã hội là một dạng ý thức xã hội ở cấp độ thấp, phản ánh và chịu tác động của tồn tại xã hội một cách sinh động, phong phú. Theo các lý thuyết tâm lí học thì một hệ thống các q trình, các trạng thái, các thuộc tính gọi chung là tâm lý của mỗi người đều hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động, bằng hoạt động, thông qua hoạt động. Chính vì vậy, giáo sư Phạm Minh Hạc viết “Chính hoạt động, nó là bản thể của tâm lý, ý thức. Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận tổng quát đối với sự phát triển tâm lý học, theo đây xã hội - lịch sử quy định cái tâm lý và bản chất hoạt động của tâm lý” [63, tr.210]. Hoạt động ở đây chính là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động giao tiếp trong các sinh hoạt, quan hệ xã hội. Mác và Ăngghen cũng khẳng định đây là những hoạt động chính quyết định đến nội dung, bản chất của tâm lý “Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Khơng phải ý thức
quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” [19, tr.38]. Do đó, có thể thấy rằng tâm lý tiểu nông là một dạng của tâm lý xã hội, chịu tác động và chi phối bởi tồn tại xã hội đó là hoạt động sản xuất vật chất và sinh hoạt của người nông dân sản xuất nhỏ, đó chính là nền kinh tế tiểu nông với điều kiện tự nhiên bao quanh hoạt động đó và khơng gian sinh hoạt làng xã.
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, khí hậu góp phần hình thành nền kinh tế tiểu
nông và tâm lý tiểu nông ở nước ta.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong các yếu tố của tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội (bao hàm cả tâm lý xã hội) có điều kiện tự nhiên. Tự nhiên, khí hậu có thể góp phần nhào nặn nên tâm lý, tính cách con người. Đối với nước ta, khi nói về ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên tới tâm lý, tính cách của con người Việt Nam, tác giả Trần Văn Giàu đã viết “Hồn cảnh địa lý tự nhiên quả đã góp phần nhào nặn các đức tính lớn của người Việt Nam ngay từ thời thượng cổ” [61, tr.64]. Vậy điều kiện tự nhiên, khí hậu của Việt Nam đã góp phần hình thành tâm lý tiểu nơng như thế nào.
Về địa hình, miền núi và trung du phía Bắc chủ yếu là đồi, núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Vì vậy, đất đai thuận lợi để sản xuất nơng nghiệp rất ít, chỉ là những thung lũng nhỏ hẹp, xen kẽ giữa các dãy núi. Do khó khăn trong đất đai sản xuất nơng nghiệp, ở những sườn đồi, sườn núi có đất màu, người dân phải làm những ruộng bậc thang để tận dụng nguồn nước ngầm, cũng như tránh bị xói lở, tận dụng được nguồn nước khi trời mưa. Điều này thể hiện trình độ, kỹ thuật canh tác của người nông dân miền núi nhưng những ruộng bậc thang diện tích rất nhỏ. Vùng đồng bằng sơng Hồng, tuy có thuận lợi hơn về đất đai cho sản xuất nông nghiệp nhưng do vùng đồng bằng này bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Trong khi đó, do u cầu của sản xuất lúa nước, nước trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu mà cha ông ta đã đúc kết nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống nên ruộng đất ở đồng bằng Bắc bộ cũng bị chia thành những mảnh nhỏ để có thể giữ nước được tốt hơn. Đặc điểm tự nhiên này là một trong những nguyên nhân làm cho ruộng đất bị phân tán manh mún, tạo cơ
sở cho sự tồn tại lâu dài của chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ - đặc trưng của nền sản xuất tiểu nơng.
Về khí hậu, khí hậu điển hình của Việt Nam là nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khơ, mưa nhiều, mùa đơng gió mùa Đơng Bắc lạnh, khơ, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, khơ nóng, hạn hán, lũ lụt trong mùa hè, sương muối, giá rét trong mùa đông, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Thiên nhiên Việt Nam một mặt vừa tạo thuận lợi, hào phóng ban tặng nhiều ưu đãi cho cuộc sống và sản xuất nông nghiệp nhưng mặt khác lại ln đặt con người trước những khó khăn, thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những thiên tai bất thường như lũ lụt, hạn hán gây tác hại đến sản xuất nơng nghiệp, giành giật những gì mà con người làm ra. Đặc biệt là lũ lụt luôn là mối đe doạ thường trực, lớn nhất đối với con người. Ví dụ như sông Hồng mang đến cái lợi bồi đắp phù sa cho đồng bằng, song cũng là mối lo cho người dân vì thường gây ra lụt lớn. Để chống chọi với thiên nhiên, những người nông dân đã rất quan tâm đến vấn đề thủy lợi. Do vậy, “có thể nói rằng, tồn bộ cuộc sống kinh tế của họ phụ thuộc vào cách giải quyết tốt đẹp các vấn đề thuỷ lợi” [62, tr.66]. Trong vấn đề trị thuỷ nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi trình độ kỹ thuật lạc hậu, một người khơng thể làm nổi mà địi hỏi phải gắn kết, cố kết cả cộng đồng để đắp những con đê rất dài. Hơn nữa, khi lũ lụt đến, nó có thể cuốn trơi tất cả hoa màu của mọi người dân, không trừ một ai, cho nên người nông dân cũng cần phải đoàn kết, chia sẻ lẫn nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, sa cơ lỡ vận. Điều kiện tự nhiên đó khiến một người khơng thể tự đảm bảo cuộc sống, sự an nguy cho mình mà cần có sự đồn kết, hỗ trợ của cộng đồng. Người nông dân muốn tồn tại được không thể tách ra khỏi cộng đồng, họ phải tuân thủ mọi quy tắc, luật lệ của cộng đồng. Điều này vừa tạo nên tinh thần cộng đồng nhưng khi nhấn mạnh một cách thái quá, dẫn tới con người không dám vượt lên khỏi những quy định, khuôn mẫu của cộng đồng, thể hiện quan điểm, chính kiến riêng. Cùng với đó, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai rình rập, sản xuất nơng nghiệp với công cụ thô sơ, lạc hậu nên sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên. Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên một mặt vừa tạo tâm lý trông chờ vào tự nhiên, cầu
an, vừa làm cho năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra rất ít ỏi, chỉ đủ lo liệu cho những nhu cầu cá nhân tối thiểu, không thể mở mang phát triển hàng hoá, càng củng cố thêm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp nhỏ, tự cung, tự cấp. Ở miền Nam khí hậu, thiên nhiên ưu đãi hơn, con người không cần nỗ lực, cố gắng cũng có cái ăn cũng dễ tạo tâm lý thụ động, khơng chịu suy nghĩ, tìm tịi, đổi mới, củng cố một số biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông.
Thứ hai, cơ sở kinh tế của tâm lý tiểu nông.
Theo tác giả Dương Xuân Ngọc “Từ thời đồ đá mới, nông nghiệp nước ta đã bắt đầu xuất hiện nền kinh tế tiểu nông” [127, tr.30]. Đặc điểm của nền kinh tế tiểu nơng là người nơng dân sở hữu một chút ít ruộng đất nhỏ bé, cỏn con của mình và tự mình sản xuất trên mảnh đất ấy “Nền kinh tế tiểu nông là nền kinh tế nông nghiệp ở trạng thái sản xuất nhỏ theo lối người nơng dân làm chủ một ít ruộng đất và tự mình sản xuất lấy” [100, tr.120]. Đặc trưng của sản xuất tiểu nông là dựa trên chế độ sở hữu nhỏ đối với đất đai của người nông dân, Lênin đã viết về đặc điểm này như sau “Quyền tư hữu của nông dân đối với ruộng đất mà anh ta cày cấy, là cơ sở của nền sản xuất nhỏ, là điều kiện cho nền sản xuất nhỏ ấy phồn thịnh và đạt tới một hình thức điển hình” [213, tr.84]. Nền nơng nghiệp Việt Nam cơ bản là nền sản xuất độc canh lúa nước ở quy mô nhỏ. Dù ở trung du hay đồng bằng, miền núi hay miền biển, đất canh tác thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu công (của làng) cũng chỉ là những thửa ruộng, mảnh ruộng nhỏ nhoi. Với thời gian, đất đai không mở rộng ra mà cịn bị thu hẹp lại vì sự gia tăng dân số. Người Việt có tập quán chia ruộng tư cho con trai, cả con trưởng lẫn con thứ. Diện tích vốn đã nhỏ sau mỗi lần thừa kế như vậy, lại bị chia cắt vụn ra. Chính sự manh mún của đất đai là cơ sở để tạo nên sự manh mún, nhỏ lẻ của sản xuất. Thêm vào đó, đặc điểm của sản xuất tiểu nơng là trình độ thủ cơng, cầm tay, tự cung, tự cấp, khép kín sản xuất chủ yếu là để thoả mãn sự tiêu dùng của bản thân. Nó thoả mãn chủ yếu là những nhu cầu của người sản xuất và gia đình họ… Chỉ khi nào họ sản xuất được một số dư ngoài nhu cầu của bản thân và ngoài số phải nộp cho chúa phong kiến dưới hình thức hiện vật, thì chỉ khi đó họ cũng sản xuất hàng hố [21, tr.378]. Những đặc điểm này của sản xuất
nông nghiệp nhỏ đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành những nét biểu hiện đặc trưng của tâm lý tiểu nông.
Trong nền kinh tế tiểu nông, do các tư liệu sản xuất từ ruộng đất, công cụ đều nhỏ bé, vụn vặt, phân tán cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng suất thấp, sản phẩm lao động ít. Người sản xuất phải tính tốn, lo toan, vun vén sao cho kết quả sản xuất ít ỏi đó đủ nhu cầu tối thiểu của bản thân họ và gia đình với đủ các loại nhu cầu từ ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè, ma chay, cưới xin… dù nhỏ bé ở mức tối thiểu, từ đó là cơ sở xuất hiện tâm lý vun vén cá nhân, tư lợi. Cũng vì người nơng dân chỉ tổ chức hoạt động sản xuất trên mảnh đất nhỏ bé của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác nên đã hình thành ở người nông dân một cách thức suy nghĩ manh mún, nhỏ hẹp. Trình độ sản xuất thấp kém trong phạm vi nhỏ lẻ trên từng mảnh ruộng của chính học, hầu như mọi tư liệu phục vụ cho sản xuất đều có sẵn trong tay người nơng dân, giống má thì dành từ mùa thu hoạch trước, phân bón lấy trong chuồng, đặc biệt họ ít tính tốn đến cơng sức mình bỏ ra, sản xuất theo kiểu “lấy cơng làm lãi”. Chính điều này đã hình thành ở họ phẩm chất kém hạch tốn, khơng quen nhìn xa. Thêm vào đó, nền sản xuất nơng nghiệp nhỏ tự cung tự cấp với năng suất và hiệu quả thấp kém chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trong giai đoạn ngắn, trước mắt của người nông dân, nên không cho phép và cũng không đặt ra những yêu cầu buộc người lao động phải lo lắng, tính tốn để đặt ra những kế hoạch sản xuất lâu dài. Mọi yếu tố, chu trình, bước đi của quá trình sản xuất đều đã được sắp đặt sẵn, từ đó khiến họ có tầm nhìn thiển cận, thiếu tầm nhìn xa. Có thể nói, mảnh ruộng nhỏ bé đóng khung, hạn chế tầm suy nghĩ của con người. Lối suy nghĩ manh mún của người nông dân càng được củng cố vững chắc thêm vì cuộc sống quẩn quanh, khép kín bởi lũy tre làng.
Sản xuất tiểu nơng trong phạm vi gia đình, những đơn vị sản xuất này độc lập với nhau, tự giải quyết mọi công việc từ khâu đầu đến khâu cuối. Các hộ nơng dân ít phụ thuộc vào nhau, không phục vụ một kế hoạch chung nào cả, trồng hay ni cây gì, con gì, làm thế nào, làm vào lúc nào hồn tồn do mỗi gia đình tự quyết lấy trong những điều kiện, hồn cảnh riêng của mình. Nói về sự thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất của từng hộ gia đình tiểu nơng, Mác và Ăngghen đã viết như sau
“Phương thức sản xuất đó địi hỏi sự xé lẻ ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác. Vì nó gạt bỏ sự tích tụ tư liệu sản xuất, cho nên nó cũng gạt bỏ sự hiệp tác, phân cơng lao động trong q trình sản xuất, gạt bỏ việc xã hội thống trị và điều tiết thiên nhiên, gạt bỏ sự phát triển tự do của các lực lượng xã hội” [22, tr.1057]. Hoạt động sản xuất của người tiểu nông không đề ra yêu cầu về sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu cũng như một sự chỉ huy, lãnh đạo, quản lý thống nhất và nghiêm ngặt. Hơn nữa, trong sản xuất, do mỗi thời vụ có thời gian khá dài và mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập nên họ muốn làm cũng được, muốn nghỉ cũng được theo kiểu “ruộng hơm nay khơng cày thì để ngày mai”. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi có thể kéo dài hay rút ngắn tuỳ theo sở thích của mỗi người. “Quy chế”, “kỷ luật lao động” là những điều ít ai đặt ra và cũng ít được quan tâm đối với mỗi người nơng dân. Chính điều này đã hình thành nên tâm lý tùy tiện, vơ nguyên tắc, kỷ luật không chặt chẽ của người nông dân.
Sản xuất nơng nghiệp nhỏ theo kinh nghiệm cũ, ít có sự thay đổi. Cơng cụ lao động qua nhiều thế hệ vẫn chỉ cịn con trâu, cày chìa vơi, cuốc, liềm hái… hầu như không biến đổi. Phương thức lao động của người nông dân trong sản xuất qua hàng nghìn năm vẫn theo lối cũ. Các thao tác lao động kỹ năng, kỹ xảo sản xuất kể từ khi con người biết sử dụng sức kéo đến giờ cũng không nhiều thay đổi, đời cha làm thế nào, đời con làm theo vậy. Công việc cày, cuốc, bừa, phát, tỉa, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch… là một q trình được lặp đi lặp lại. Cơ cấu cây trồng cứ mùa nào thứ ấy theo nông lịch mà canh tác, hết chiêm rồi lại đến mùa. Do sự ổn định của quá trình sản xuất nên thế hệ sau chỉ cần nắm vững những kinh nghiệm của cha ông truyền lại, lặp lại các thao tác của các thế hệ trước là có thể tiếp tục duy trì sản xuất và đời sống, những sáng kiến, phát minh, hợp lý hóa trong sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất khơng trở thành những địi hỏi bức xúc. Chính điều này đã tạo nên nếp nghĩ theo kinh nghiệm cũ, bảo thủ, ngại đổi mới ở người tiểu nơng. Nói về tính bảo thủ của người tiểu nơng do chính hoạt động sản xuất của họ quy định, Mác, Ăngghen đã viết như sau: “Cày cấy trên mảnh đất của mình hồn tồn theo lối thơ sơ cũ của cha ông họ và chống lại mọi điều mới mẻ với sự ngoan cố vốn có của
người nô lệ, của tập quán trải qua bao nhiêu đời kiếp vẫn không hề thay đổi” [20, tr.336].
Sản xuất nông nghiệp lúa nước trong điều kiện nhiệt đới gió mùa với những yếu tố bất ngờ ln xảy ra như hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh. Hồn cảnh thiên nhiên đó “Khơng phải chỉ có thể làm nảy sinh những đức tính tốt vì buộc con người phải hiệp đồn để có sức mạnh chống chọi với trời đất, mà cũng có thể nảy sinh và duy trì nhiều tư tưởng tiêu cực, mê tín dị đoan vì con người thấy mình nhỏ yếu quá, bất lực trước sức mạnh vô cùng lớn lao của trời đất” [86, tr.63]. Con người lại càng thấy bé