2.1.1.1. Khái niệm tâm lý tiểu nông
Tâm lý là tình cảm, ý chí, thói quen, tâm trạng của con người hoặc cộng đồng được nảy sinh một cách trực tiếp từ những điều kiện sinh sống hàng ngày của họ, trong đó những điều kiện kinh tế là quan trọng nhất. Tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội. Trong Từ điển Triết học, tâm lý xã hội được hiểu là “toàn bộ tình cảm, ý chí, tâm trạng, thói quen, truyền thống thể hiện trong tâm lý của các nhóm xã hội, các giai cấp, các dân tộc, nhân dân các nước do có chung các điều kiện kinh tế - xã hội trong đời sống của họ” [107, tr.523]. Còn theo định nghĩa của Ban Chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa Mác - Lênin, tâm lý xã hội bao gồm “tồn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán... của con người, của một bộ phận xã hội, hoặc của tồn xã hội được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó” [7, tr.569]. Như vậy, tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức xã hội ở cấp độ thấp, biểu hiện một cách tập trung nhất ý thức đời thường của con người. Nó phản ánh trực tiếp điều kiện sống, hồn cảnh và mơi trường sống của con người. Tâm lý tiểu nông thực chất là một dạng của tâm lý xã hội, một hiện tượng ý thức xã hội của một tầng lớp người trong xã hội là những người sản xuất nông nghiệp nhỏ.
Vấn đề tâm lý tiểu nông đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những quan niệm khác nhau. Tác giả Lê Hữu Xanh đưa ra khái niệm tâm lý tiểu nông “tâm lý tiểu nông là tâm lý của người nông dân phân tán, tư hữu, sản xuất nhỏ với công cụ sản xuất lạc hậu” [222, tr.9]. Định nghĩa này nêu được chủ thể và cơ sở vật chất của tâm lý tiểu nơng. Cịn theo Đàm Thị Hồng “Tâm lý tiểu nơng là loại hình tâm lý phổ biến ở nông thơn nước ta, được hình thành trên cơ sở nền sản xuất nơng nghiệp lạc hậu, quy mơ nhỏ, khép kín, mang nặng tính tự cấp, tự túc” [77]. Quan niệm về tâm lý tiểu nơng của Đàm Thị Hồng nói được cơ sở vật chất quan
trọng của tâm lý tiểu nơng và đặc biệt nói đến khơng gian tồn tại của dạng tâm lý này thường là ở vùng nông thôn nhưng chưa nói tới chủ thể của tâm lý này. Các định nghĩa này cũng chưa nói rõ những hiện tượng nội hàm của tâm lý. Vì vậy, theo tác giả luận án, tâm lý tiểu nơng có thể hiểu là một dạng của tâm lý xã hội, bao gồm
các hiện tượng như tình cảm, tâm trạng, niềm tin, ước muốn, nhu cầu, thói quen,
tập quán, động cơ, thái độ, hứng thú, sở thích, xu hướng… của người nơng dân sản
xuất nhỏ, nảy sinh trực tiếp và phản ánh những điều kiện sản xuất và sinh hoạt của
người nông dân sản xuất nhỏ.
Tâm lý tiểu nông là tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ, nảy sinh và phản ánh trực tiếp phương thức sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ, mang tính tự phát, manh mún, tự cung, tự cấp. Sản xuất của người nông dân tiểu nông khác với người nông dân của sản xuất hàng hóa ở mục đích, ở quy mơ và trình độ của hoạt động sản xuất. Đặc điểm của sản xuất tiểu nông thể hiện ở những nội dung sau:
Là nền sản xuất nông nghiệp dựa trên sở hữu ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ sản xuất thủ công, cầm tay, tự sử dụng tư liệu sản xuất của mình.
Sản phẩm của nơng dân làm ra chủ yếu phục vụ cho bản thân và gia đình, nếu có trao đổi thì ở phạm vi rất hẹp (chợ làng, xã) và chủ yếu trao đổi hiện vật.
Có nhiều khái niệm gần gũi với tâm lý tiểu nông như tâm lý nông dân, tâm lý sản xuất nhỏ, tâm lý làng xã… Do tiếp cận ở những góc độ khác nhau nên nội hàm khái niệm khác nhau nhưng có điểm chung là đều nảy sinh trên nền tảng sản xuất nhỏ. Theo tác giả Trần Sỹ Dương, tâm lý sản xuất nhỏ là “các hiện tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng, mong muốn, thói quen, tập quán… của những người lao động và sinh hoạt trong xã hội có nền tảng kinh tế là sản xuất nhỏ” [39, tr 9 -10]. Như vậy, khái niệm tâm lý tiểu nông hẹp hơn so với tâm lý sản xuất nhỏ vì sản xuất nhỏ khơng chỉ là sản xuất nơng nghiệp mà cịn trong các lĩnh vực khác như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, công nghiệp. Tâm lý sản xuất nhỏ không chỉ của nông dân mà của các tầng lớp, giai cấp khác. Tâm lý nông dân là các hiện tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng, ước muốn, nhu cầu, thói quen, động cơ, thái độ, hứng thú… của tầng lớp lao động nơng nghiệp, được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống hàng ngày. Do đó, tâm lý nơng dân cũng rộng hơn so với tâm lý tiểu
nơng vì tâm lý nơng dân khơng chỉ bao gồm những người nông dân sản xuất nhỏ mà cịn có cả những người nơng dân sản xuất ở các quy mơ, trình độ khác nhau. Tâm lý làng xã là tâm lý của cư dân làng xã. Nông dân chính là bộ phận chủ yếu chiếm tuyệt đại đa số cư dân làng xã. Bởi người nông dân sản xuất nhỏ thường sống quần cư thành cộng đồng làng xã. Do đó, tâm lý làng xã tất nhiên bao gồm cả những người nông dân sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, tâm lý làng xã không chỉ phản ánh tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ mà còn phản ánh tâm lý của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong làng xã vì khơng phải mọi thành viên của làng đều là những người nông dân sản xuất nhỏ. Tâm lý tiểu nông chú ý đến các biểu hiện đặc trưng có tính bản chất gắn với điều kiện lao động là tiểu nông trong khi tâm lý làng xã chủ yếu tiếp cận về không gian sinh hoạt là làng xã.