được tham gia ý kiến của người dân
Trước hết, do tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, một số cán bộ cơ sở khi xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án thì lồng lợi ích của cá nhân mình, gia đình, dịng họ mình vào đó. Ví dụ như kế hoạch xây dựng các cơng trình cơng ích, cán bộ chủ chốt ở làng nào thì làng đó được ưu tiên làm trước. Chính vì vậy mà họ khơng muốn nhân dân tham gia ý kiến đóng góp cho các kế hoạch, chương trình (muốn tự quyết định những chương trình, kế hoạch đó nhằm phục vụ cho những lợi ích cá nhân, gia đình, dịng họ), cộng với tâm lý coi thường pháp luật nên một số cán bộ chưa tích cực, nhiệt tình tạo điều kiện và trao quyền cho người dân tham gia thảo luận, bàn bạc, không thực hiện đầy đủ quyền tham gia ý kiến của nhân dân theo quy định của pháp luật. Họ tổ chức các cuộc họp dân chỉ là hình thức do pháp luật quy định chứ khơng phải vì muốn tham khảo ý kiến của người dân. Nhiều cuộc họp dân chủ được tổ chức nhưng phần lớn họp chỉ để họp và họp xong là “xong”, để đối phó, báo cáo thành tích. Số lượng các cuộc họp được tổ chức trở thành chỉ số đánh giá thành công của dân chủ, cịn chất lượng và thơng tin được trao đổi trong các cuộc họp lại rất hạn chế và thiếu cơng khai. Chính vì do tác động của tâm lý tiểu nơng, cán bộ cơ sở khơng tích cực muốn lắng nghe ý kiến của dân nên các cuộc họp thảo luận, trao đổi ý kiến rất hình thức, thiếu cởi mở. Sự bàn bạc, thảo luận mới chỉ dừng lại ở việc thôn đưa ra thơng tin và nội dung, các phương án có sẵn để nhân dân thảo luận, nhân dân không được quyền đưa ra ý kiến mới để thảo luận trong cuộc họp, cơ hội đóng góp ý kiến của người dân chưa nhiều. Những lĩnh vực nhạy cảm,
dễ xảy ra tham nhũng như xây dựng cơng trình cơng cộng, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, các phương án đền bù giải phóng mặt bằng, dự án tái định cư thì cán bộ cơ sở do mắc tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân nên ít tham khảo ý kiến của người dân nhất, trong khi đây lại là lĩnh vực người dân quan tâm nhất vì liên quan đến lợi ích thiết thân của họ. Tỷ lệ người cho biết họ có dịp góp ý cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương theo số liệu của PAPI năm 2017 tại Việt Nam chỉ là 4%. Cũng theo số liệu khảo sát của PAPI tại Việt Nam năm 2017 tỷ lệ người cho biết họ có dịp được đóng góp ý kiến cho quá trình thiết kế tu sửa, xây dựng mới cơng trình cơng cộng ở địa phương năm 2016 là 36% năm 2017 là 33%. Còn theo khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ ở đồng bằng sơng Cửu Long, nơi có số dân nơng thơn lớn, chỉ có 14,7% tham gia thảo luận việc xây dựng các cơng trình cơng cộng [188]. Số liệu khảo sát của tác giả Nguyễn Tiến Thành có lớn hơn nhưng vẫn cịn một tỷ lệ khơng nhỏ nhân dân chưa được tham gia đóng góp ý kiến. Về đóng góp ý kiến xây dựng, tu sửa các cơng trình xây dựng hạ tầng 70% số người được hỏi có tham gia ý kiến về chủ trương xây dựng các cơng trình ở địa phương, 30% trả lời không được tham gia bàn bạc [171]. Việc thực hiện quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến của nhân dân đối với các cơng trình cơng cộng có sự đóng góp của nhân dân, chính quyền xã cịn chú ý, nhưng những cơng trình do Nhà nước, tỉnh đầu tư tại thơn, xã thì người dân hầu như khơng biết gì, nhân dân khơng được thông tin và không được tham gia ý kiến vào q trình thực hiện cơng việc liên quan đến giải phóng mặt bằng, điều chỉnh hệ thống giao thơng, thuỷ lợi do cơng trình dự án gây ra. Chính vì nhân dân khơng có nhiều cơ hội tham gia đóng góp ý kiến nên những cơng trình xây dựng không phát huy hiệu quả trên thực tế. Một số cơng trình thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân về kiểu dáng, kích thước, vật liệu xây dựng dẫn tới không phù hợp với đặc thù của từng vùng, nguyện vọng của nhân dân ví dụ như nhiều nhà văn hố xây xong thì cửa đóng, then cài, chỉ mang ý nghĩa đơn giản là nơi hội họp, mỗi năm vài lần.
Trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hố, ở nhiều vùng nơng thơn diễn ra q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ đất nơng nghiệp thành khu dân cư, nhà ở, các dự án sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, đường
xá, các cơng trình cơng cộng… Theo quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cán bộ xã phải xin ý kiến của nhân dân trong phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đền bù, các khu tái định cư. Tuy nhiên, ở nhiều xã cán bộ xã do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân và coi thường pháp luật đã lợi dụng chủ trương này để cưỡng chế và thu hồi đất canh tác nông nghiệp một cách tràn lan, bừa bãi, vô tội vạ với giá rẻ như bèo, mà như một đại biểu Quốc hội khố XIV nói là “ăn hai tổ phở, hết một mét đất”. Giá đền bù, giải phóng mặt bằng khơng lấy ý kiến của nhân dân, khơng nhận được sự đồng tình của nhân dân, gây khiếu kiện kéo dài. Nguyên nhân của việc cán bộ xã không xin ý kiến của nhân dân về phương án đền bù, giải phóng mặt bằng mà muốn áp giá thấp là để cấu kết với các doanh nghiệp, chủ dự án, lấy đất nông nghiệp của dân với giá thấp, thực hiện các dự án nhưng thực chất là bán đất ở với giá cao, chia chác kiếm lời. Trong thực hiện các dự án tái định cư cho người dân bị mất đất, cán bộ xã cũng không lấy ý kiến nhân dân hoặc làm một cách hình thức về địa điểm, cách thức xây dựng dẫn tới khơng phù hợp với lợi ích, tập qn sản xuất của nhân dân, đặc biệt ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dẫn tới nhiều khu tái định cư đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ nhưng bị bỏ hoang, người dân không đến ở.
Do tác động tiêu cực của tâm lý vun vén cá nhân, cộng với tâm lý địa phương cục bộ, tầm nhìn thiển cận, thiếu nhìn xa, trộng rộng, cán bộ cơ sở muốn xây dựng nhiều cơng trình để thu lợi nên xây dựng nên quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã thiếu ăn nhập với quy hoạch của huyện, hệ thống giao thông thuỷ lợi, cấp thốt nước, mơi trường giữa các xã thiếu thống nhất, mạnh xã nào xã đó làm, chưa bàn bạc thống nhất trong huyện, dẫn tới xã nào cũng có trạm cấp điện, cấp nước, xử lý rác thải, chợ nông thôn, nghĩa trang… gây lãng phí nguồn lực và tiền của. Trong thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nơng thơn mới được triển khai trên địa bàn các xã, một số cán bộ cơ sở do tầm nhìn thiển cận, tâm lý tư lợi vun vén cá nhân đã cố tình hiểu chương trình xây dựng nơng thơn mới là chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng ở nơng thôn, không tham khảo ý kiến của nhân dân, cố tình phình to các quy hoạch về kết cấu hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới để tiêu tiền, vì họ xem việc thực hiện chương trình này tại địa phương là cơ hội
tốt để tham nhũng, có thêm thu nhập. Điều này dẫn tới nhiều đề án xây dựng nơng thơn mới nặng về tính tốn xây dựng kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, văn hố, bảo vệ mơi trường, biến các xã xây dựng nông thôn mới thành công trường thi công, đâu đâu cũng thấy xây dựng cơ bản…
Bên cạnh một bộ phận cán bộ cơ sở do tâm lý tư lợi, thiếu tôn trọng pháp luật dẫn tới nói nhiều về dân chủ nhưng ít thực hiện những điều dân đề bạt, không chú ý lắng nghe, hoặc lắng nghe nhưng để đấy, không tiếp thu, thực hiện, làm hạn chế quyền được tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân thì cũng có một bộ phận nhân dân, chủ thể thực hiện quyền tham gia đóng góp ý kiến, cịn tồn tại tâm lý tiểu nông cũng khiến quyền của họ không được thực hiện đầy đủ.
Theo quy định của pháp luật, có nhiều hình thức lấy ý kiến của nhân dân nhưng hình thức họp thơn, tổ dân phố hiện nay là hình thức hiệu quả nhất để nhân dân đóng góp ý kiến. Thơng qua các cuộc họp, người dân và cán bộ cơ sở, cán bộ thơn, xã có dịp trao đổi, gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của nhau, cùng bàn bạc, tranh luận để chính quyền tìm ra quyết định tối ưu, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, do tâm lý dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, thiếu trách nhiệm cá nhân trong thực hiện quyền tham gia đóng góp ý kiến cùng với tâm lý vun vén cá nhân trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, nhiều người dân mải mê làm ăn, ít quan tâm đến công việc của cộng đồng, cho rằng đó là cơng việc của thơn, xã đã có chính quyền lo, chẳng ảnh hưởng gì đến lợi ích thiết thân, trực tiếp của mình nên ngại đi họp. Để tổ chức một cuộc họp, trưởng thôn phải mời nhiều lần, chờ cả tiếng đồng hồ mới đến đông đủ số lượng để họp. Người tham gia chủ yếu là người già, ít cơng việc. Ở một số nơi, số lượng cử tri là người cao tuổi lớn hơn ½ tổng số cử tri dự họp nên thực tế gây khó khăn cho việc tổ chức và chất lượng các cuộc họp cử tri [70, tr.168-169].
Người dân ở xã cịn có tâm lý dựa dẫm vào tập thể, khơng dám bộc lộ quan điểm, chính kiến riêng, hùa theo số đơng nên họ ngại phát biểu, đóng góp ý kiến đặc biệt là trước đám đơng. Vì vậy, theo khảo sát của tác giả Trương Thị Hiền với 1000 mẫu phiếu điều tra ở 5 tỉnh Thái Bình, Hồ Bình, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Trà Vinh người dân ở nông thôn tham gia các cuộc họp do trưởng thơn tổ chức (có giấy mời
hoặc được mời) khá đầy đủ, có 80% số người trả lời đã tham gia bất kỳ cuộc họp ở xã, thôn, ấp liên quan đến vấn đề của địa phương. Tuy nhiên, các cán bộ xã thừa nhận rằng để người dân đi họp thì khơng khó nhưng để người dân tham gia thảo luận thì rất khó [74]. Người dân chưa thể hiện tính tích cực, tinh thần trách nhiệm với tính cách là chủ thể của việc tham gia đóng góp ý kiến.
Do tác động tiêu cực của tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân ở một bộ phận nhân dân nên họ đã không thực hiện đầy đủ quyền được bàn bạc, tham gia ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định, chỉ tích cực tham gia họp và bàn bạc những vấn đề liên quan trực tiếp lợi ích thiết thân của dân, dù là rất nhỏ bé. Những cuộc họp lấy ý kiến nhân dân liên quan đến lợi ích kinh tế như cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, xố đói giảm nghèo, các chính sách thuế của nhà nước, thu chi các khoản đóng góp của dân…thu hút đơng đảo người dân tham gia nhưng các cuộc họp khác tỷ lệ tham gia thấp. Người dân được đóng góp ý kiến nhiều nhất về việc xây dựng và đưa vào vận hành các cơng trình (43,3%), phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất 38,1%. Đây là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ nên họ có ý kiến nhiều hơn [171]. Cịn những vấn đề khơng liên quan nhiều đến lợi ích thiết thực của người dân như dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã, đề án định canh, định cư, dự thảo điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến xã người dân ít tham gia ý kiến. Chỉ có 4,3% số người được hỏi cho rằng họ có tham gia ý kiến vào đề án định canh, định cư [171]. Cũng do tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân nên khi tham gia ý kiến, đưa ra những phương án bàn bạc, thảo luận, người dân chỉ chú ý đến lợi ích của cá nhân, dịng họ mà khơng tính hết đến lợi ích chung của cả cộng đồng, dẫn tới việc đóng góp ý kiến chưa kết hợp hài hồ lợi ích cá nhân và tập thể, chưa đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, thống nhất. Ví dụ như ở một số xã trong xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng, không thôn nào chịu quy hoạch xây dựng bãi xử lý rác thải tại thơn, xóm của mình. Nếu xã quyết định chuyển đến đó thì dân lại biểu tình, vì họ sợ sau này ô nhiễm nơi ở của họ.
3.1.3. Thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với quyền biểu quyết, quyết định của người dân