Tâm lý tiểu nơng vẫn cịn tồn tại dai dẳng trong xã hội hiện nay ngay cả khi cơ sở tồn tại xã hội của nó đã chấm dứt do đặc điểm của ý thức xã hội là tính ỳ, nhất là với bộ phận tâm lý xã hội. Các yếu tố của tâm lý xã hội như thói quen, truyền thống… tồn tại càng lâu thì sức ỳ càng lớn. Tâm lý tiểu nơng tồn tại qua hàng nghìn năm ăn sâu, bám rễ trong mỗi con người thông qua phong tục, tập quán cho nên nó vẫn tồn tại và vận động theo lơ gíc riêng ngay cả khi điều kiện kinh tế - xã hội sản sinh ra nó đã thay đổi. Trong khi đó, bản thân cơ sở vật chất cho sự tồn tại của tâm lý tiểu nông ở nước ta hiện nay vẫn chưa bị xố bỏ hồn tồn, triệt để vì tính chất sản xuất nhỏ của nền nông nghiệp nước ta vẫn cịn tồn tại. Sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn là sản xuất nhỏ, ruộng đất manh mún, phân tán, trình độ thủ cơng, tự cung tự cấp. Do đó, tâm lý tiểu nơng vẫn cịn tồn tại tương đối phổ biến, dai dẳng ở nước ta hiện nay.
Tâm lý tiểu nơng khơng chỉ có ở những người nơng dân sản xuất nhỏ mà ngay cả những tầng lớp xã hội khác, những người sinh ra và trưởng thành trong môi trường xã hội mới, thậm chí có trình độ văn hố và lý luận cao cũng có tâm lý này. Điều này Lênin đã khẳng định rất rõ “Công nhân không bao giờ bị một bức trường thành nào tách khỏi xã hội cũ cả. Mà cơng nhân cịn giữ lại nhiều tâm lý cổ truyền” [210, tr.551]. Sau này, Đảng ta cũng khẳng định tâm lý tiểu nơng vẫn cịn biểu hiện khá đậm nét trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên của Đảng “Nền kinh tế sản xuất nhỏ và chiến tranh du kích kéo dài đã để lại trong
nhiều cán bộ, đảng viên những dấu ấn tiêu cực về cách suy nghĩ, những thói quen và tập quán lạc hậu, cách làm việc tùy tiện, tính bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, thiếu hợp tác xã hội chủ nghĩa” [42, tr.55]. Sở dĩ, tâm lý tiểu nơng có ở mọi tầng lớp xã hội vì nước ta là nước nơng nghiệp, hầu hết mọi người xuất thân từ nông thôn, sinh ra và lớn lên trong gia đình nơng dân. Q trình xã hội hóa cá nhân (từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành) diễn ra ở môi trường nông thôn khiến con người kế thừa và chịu ảnh hưởng rất nhiều các đặc điểm tâm lý xã hội của xã hội nông thơn. Mặt khác, cá nhân chịu sự chăm sóc, giáo dục trực tiếp của gia đình (ơng bà, cha mẹ là nơng dân). Từ đó tâm lý tiểu nơng ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi của cá nhân trong cả môi trường hoạt động mới, khi họ đã ở thành thị và khơng cịn sản xuất nơng nghiệp theo lối nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nữa. Tâm lý này cịn có cả ở những người dân thành thị vì một bộ phận cư dân vừa mới là nông dân được chuyển lên thành thị dân, có q khứ khơng xa là nơng dân, lối sống, nếp suy nghĩ, cung cách ứng xử còn chịu ảnh hưởng lớn của làng xã truyền thống. Một số người sinh ra và lớn lên ở đô thị nhưng môi trường làm việc lại phần lớn là các thành viên sinh ra ở nông thôn, xuất thân trong các gia đình nơng dân nên cũng chịu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông ở những người mà họ thường xuyên tiếp xúc, giao tiếp và hoạt động cùng. Do vậy, đối tượng của cuộc đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông không chỉ ở nông dân mà cả trong cơng nhân, trí thức và nhiều tầng lớp xã hội khác.
Trong điều kiện chiến tranh, khi những lợi ích cá nhân và lợi ích dịng họ, địa phương, cục bộ đều tìm thấy trong mục tiêu chung của cả dân tộc, cộng đồng là đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc thì những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nơng tạm lắng xuống, ít có cơ hội, điều kiện được bộc lộ. Tuy nhiên, trong điều kiện hồ bình, những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông lại trỗi dậy và đặc biệt lại được củng cố hơn bởi cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp mà Việt Nam áp dụng trong điều kiện cả nước quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976- 1986). Thời kỳ này, chính việc phân phối theo chủ nghĩa bình quân, cào bằng đã củng cố thêm tâm lý dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, tâm lý bảo thủ, trì trệ, ngại suy nghĩ, tìm tịi, đổi mới, sáng tạo. Sự thiếu dân chủ về mặt tư tưởng, không chấp nhận
sự đa dạng trong ý kiến, người dân chỉ được tham gia vào sinh hoạt chính trị thơng thường khiến họ khơng dám bộc lộ chính kiến riêng, mà a dua, nói và hành động theo khuôn mẫu chung của cả cộng đồng, dư luận, không dám vượt lên dù biết điều đó là khơng đúng. Việc thực hiện ngăn sơng cấm chợ, cản trở sản xuất hàng hố, trao đổi, thơng thương càng làm gia tăng sự khác biệt giữa các vùng, miền, các làng, địa phương củng cố tâm lý địa phương, cục bộ.
Hiện nay, chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng tự phát chứa đựng những mặt trái nếu chúng ta khơng có giải pháp ngăn chặn, những mặt trái này có thể là mảnh đất tốt, tiếp thêm nguồn dinh dưỡng cho những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông tiếp tục tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong các tầng lớp nhân dân. Kinh tế thị trường đề cao lợi ích cá nhân, đặc biệt là lợi ích vật chất nhưng nếu bị đẩy lên q mức có thể làm nảy sinh tính ích kỷ, nhỏ nhen, dẫn tới chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà khơng chú ý thậm chí chà đạp lên lợi ích của cộng đồng. Mặt trái này của kinh tế thị trường cộng với những kẽ hở của pháp luật làm cho tính cá nhân thu vén, tư lợi có điều kiện phát triển và gia tăng mạnh. Đồng thời vì chạy theo lợi nhuận, khát vọng làm giàu cho bản thân bằng mọi cách, dẫn tới chà đạp lên các chuẩn mực đạo đức và hệ thống pháp luật. Vì lợi ích cá nhân có thể bất chấp pháp luật để bn lậu, lừa đảo, làm hàng giả, trốn thuế…Như vậy, mặt tiêu cực này của kinh tế thị trường cũng làm gia tăng tâm lý trọng lệ hơn luật, coi thường pháp luật của tâm lý tiểu nông.