ở cơ sở
Thứ nhất, tâm lý tiểu nông tác động đến suy nghĩ và hành động của mọi người trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có việc thực hiện dân chủ ở cơ sở
thông qua phong tục, tập quán, hương ước.
Phong tục tập quán, hương ước là một dạng quy phạm xã hội góp phần điều chỉnh, ổn định hành vi, từ đó chế ước tư tưởng, tâm lý, đạo đức của từng người, thông qua việc các phong tục, tập quán đặc biệt là phong tục tập quán thành văn là hương ước được mọi người bền bỉ, tự giác hành động biến thành thói quen bền
vững. Hương ước chi phối suy nghĩ và hành vi của con người không chỉ khi không gian truyền thống cho sự ra đời và duy trì của hương ước xưa vẫn còn tồn tại mà ngay cả khi những yếu tố đó đã mất đi. Nói về sức mạnh của hương ước chi phối suy nghĩ và hành vi của nhiều người, tác giả Nguyễn Hữu Thông khẳng định:
Ngơi nhà rường truyền thống có thể khơng cịn nhiều, viên đá tảng mất đi vai trò; máy xay xát gạo đã hoàn toàn thay thế cối giã gạo… nhưng trên thực tế, những hành vi bị chi phối bởi hương ước vẫn tồn tại đậm nhạt khác nhau trong sự ứng xử cá nhân lẫn cộng đồng, và đâu đó, chi phối đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ phạm vi sinh hoạt thường nhật cho tới không gian lễ nghi, mà luật pháp, trên một số vấn đề, lĩnh vực chưa đáp ứng được [180, tr.73].
Tâm lý tiểu nông tồn tại trong hương ước, phong tục, tập quán và đến lượt mình, những hương ước, phong tục, tập quán này chi phối, uốn nắn tư tưởng và hành vi của mọi người trong xã hội, từ đó làm cho tâm lý tiểu nơng vẫn tiếp tục hằn sâu và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người, trong đó bao hàm cả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Theo tác giả Lê Hữu Xanh, “Phong tục tập quán là những thói quen trong suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng, là quy tắc, khuôn mẫu chi phối hành vi của thành viên trong cộng đồng và được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội” [223, tr.82]. Phong tục tập quán là sự biểu hiện những thói quen được lan truyền, tập nhiễm qua các thế hệ, từ người này đến người khác. Cũng theo tác giả, phong tục tập quán biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, truyền miệng hoặc thành văn (lệ làng, hương ước, quy ước làng ở vùng nông thôn đồng bằng, luật tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số). Như vậy, hương ước là một dạng biểu hiện của phong tục, tập quán.
Theo tác giả Vũ Duy Mền, hương ước “đó là những quy ước về các mặt thuộc đời sống cộng đồng, do dân làng tự thoả thuận đặt ra và cùng nhau thi hành nhằm đảm bảo quyền tự quản, tự trị của làng xã” [112, tr.311]. Hương ước chính là luật thành văn của làng xã, là sản phẩm chung của cộng đồng làng xã, thông qua thảo luận, bàn bạc trên cơ sở bình đẳng, tất cả các thành viên khơng phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện. Theo nhiều nhà nghiên
cứu, thời điểm xuất hiện của hương ước ở Việt Nam là từ cuối thời Trần. Từ thời Lê sơ về sau, hương ước ngày một nhiều. Đến cuối thế kỷ XV hương ước đã trở thành phổ biến. Khoảng nửa cuối thế kỷ XV, việc các làng xã lập hương ước đã phát triển rất mạnh khiến vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) phải ra đạo dụ nhằm khống chế việc lập ra hương ước của các làng xã. Song, bên cạnh những làng có hương ước sớm thì cũng có nhiều làng mãi đến tận cuối thể kỷ 18, đầu thế kỷ 19 hương ước mới ra đời.
Hương ước chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc song những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông, làng xã trong hương ước cũng khá đậm đặc. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những mặt tiêu cực của tâm lý tiểu nông, tư tưởng phong kiến trong các bản hương ước cổ. Tác giả Hồ Liên đã khẳng định:
Hương ước là sự bộc lộ tư tưởng cục bộ địa phương, óc bè phái hình thành trên cơ sở “tâm lý làng”. Sự phân biệt “làng” với “thiên hạ” làm nảy sinh sự đối lập giữa “giá trị làng” với “giá trị ngồi làng”. Đó là tư tưởng địa vị ngơi thứ, gắn với cả trật tự gia trưởng, trật tự lão quyền và nhất là trật tự quan liêu. Địa vị kèm theo lợi ích, bổng lộc. Địa vị là danh phận, là tất cả, là nỗi vinh nhục của kiếp người [102, tr.197].
Trong cơng trình chun khảo về hương ước, tác giả Đào Trí Úc cũng khẳng định “Hương ước chứa đựng khơng ít những quy tắc mang tính tiêu cực thể hiện tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” (…) Chính cái “tâm lý làng” với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống đẳng cấp, ngôi thứ trong làng, về các hủ tục cưới xin, ma chay, khao vọng, hội hè đã được giới chức dịch trong làng bao đời lợi dụng để trói buộc người nơng dân vào hằng hà vô số các nghĩa vụ, trách nhiệm, cấm đoán và hạn chế, tạo nên một lối sống chỉ theo lệ làng, coi thường luật nước theo đúng ý nghĩa “phép vua thua lệ làng” [204, tr.195]. Như vậy, những nét biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông thể hiện rõ nét trong hương ước được các tác giả khẳng định đó là tâm lý địa phương, cục bộ, trọng lệ hơn luật, coi thường pháp luật “phép vua thua lệ làng”. Chúng ta cũng có thể dễ dàng chỉ ra nhiều nét tâm lý tiêu cực đặc trưng của tâm lý tiểu nông được thể hiện trong các quy định của nhiều bản hương ước cổ.
Biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông thể hiện rõ nét nhất trong các bản hương ước là tâm lý địa phương, cục bộ. Sự cục bộ, địa phương trước hết thể hiện ở việc phân biệt giữa dân ngụ cư và dân chính cư. Dân chính cư được coi là người của làng, được ghi vào sổ hương ẩm, được hưởng nhiều quyền lợi như được chi phần ruộng công của làng, được tham gia tế lễ ở đình, dự cỗ bàn và được chi biếu phần… Người ngụ cư, tức là người làng khác đến, không được hưởng quyền lợi nhưng phải chịu nhiều nghĩa vụ như tạp dịch ở làng, phục dịch ở đình trung. Dân ngụ cư cũng tương tự như con hầu, người ở của làng, họ bị lép vế và chịu thua thiệt đủ điều, qua thử thách nhiều đời mới có thể trở thành dân chính cư. Hương ước làng Hành Thiện, tổng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định quy định “những người ngụ cư có đóng sưu ở làng xã và chịu tạp dịch thì được hưởng nửa phần cấp. Nếu đã được 3 đời hoặc 30 năm liên tục thì được hưởng cả phần cấp như chính đinh” [12, tr.66]. Tâm lý cục bộ, địa phương trong hương ước còn thể hiện ở việc khuyến khích lấy nhau giữa những người trong làng “ta về ta tắm ao ta”; “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, qua việc phân biệt giữa cheo nội và cheo ngoại. Cheo nội áp dụng cho trai gái trong làng lấy nhau và cheo ngoại áp dụng cho con gái đi lấy chồng ở làng khác. Đa số các làng, cheo ngoại thường nặng gấp đơi cheo nội, thậm chí có làng xã thu cheo ngoại cao gấp bội so với cheo nội, chủ yếu nhằm khuyến khích hơn nhân giữa trai gái trong làng, củng cố tính bền vững của cộng đồng làng xã. Tính cục bộ, địa phương còn thể hiện ở việc nhiều hương ước hạn chế việc giao lưu, buôn bán giữa các làng. Lệ cấm đị, cấm chợ trong mối quan hệ thơng thương rộng mở với bên ngồi được thể hiện rõ nét ở khốn lệ Xn Hoà “Ngay ở điều khoản đầu tiên, làng cấm ngặt mọi sự mua bán hoá vật trong làng, chỉ được diễn ra tại chợ làng, khơng được đi chợ khác. Cịn trong những trường hợp gia đình có việc cần thiết mà chợ làng khơng đáp ứng được thì gia chủ phải trình với làng xã, mới được ra ngoài mua” [180, tr.185]. Lệ làng, hương ước của nhiều làng còn quy định khắt khe việc giấu nghề bằng cách không truyền nghề cho người làng khác, thậm chí đối với cả con gái, vì sợ họ mang bí quyết nghề sang làng khác đi nơi khác, thể hiện rõ nét tâm lý cục bộ, địa phương.
Tâm lý bình quân chủ nghĩa cũng được thể hiện trong nhiều bản hương ước. Trong nhiều bản hương ước, từ lao động cơng ích như đắp đê chống lụt, bảo vệ an ninh làng xã, thuế thân đều tính bình qn chia đầu người hoặc hộ gia đình. Trong việc thờ cúng, hội hè, tế lễ cũng bình qn trong đóng góp và lộc oản của chùa cũng được phân phát như nhau.
Sự coi thường pháp luật của nhà nước, trọng lệ hơn luật cũng là nét tâm lý tiểu nông biểu hiện khá rõ nét trong nhiều bản hương ước. Các bản hương ước đều bắt đầu bằng câu “nước có luật nước, làng có ước lệ của làng” như một tun ngơn khẳng định quyền tự trị của mỗi làng, cũng là khẳng định tính hiệu lực rất cao, giá trị điều chỉnh của lệ làng trong không gian làng xã, nhiều khi còn hơn cả phép nước. Hương ước hầu hết các làng đều có các điều khoản ngăn ngừa và xử phạt những người khiếu nại, kiện cáo lên quan trên mà khơng thơng qua làng. Ở nhiều làng có quy định ai kiện cáo lên quan trên mà không thơng qua làng sẽ bị phạt, hoặc khơng bằng lịng với việc làng đối xử mà cứ tiếp tục đi kiện lên trên, nhưng nếu quan trên vẫn xử như làng đã xử thì khơng những chỉ bị phạt mà cịn chịu những phí tổn do làng chi ra cho việc xét kiện đó. Chính những quy định này càng củng cố tâm lý sống bằng lệ làng, coi trọng lệ làng hơn phép nước, phép vua thua lệ làng.
Những biểu hiện tiêu cực này của tâm lý tiểu nông trong hương ước đã chế ước tâm lý, nhận thức của nhiều người thông qua sức mạnh bắt buộc mọi người phải thực thi hương ước trên thực tế. Tác giả Trần Từ đã khẳng định hương ước “là một cương lĩnh về nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức trong làng phải tuân thủ” [205, tr.103]. Trong các bản hương ước đều quy định rất rõ những hình phạt cụ thể đối với những hành vi khơng chấp hành các quy định của hương ước đồng thời có những hình thức khen thưởng đối với các hành vi chấp hành tốt hương ước. Qua đó, những quy định trong hương ước có tính thực thi trong cuộc sống. Các hình thức khen thưởng phổ biến trong các bản hương ước là thưởng tiền và hiện vật hoặc tăng vị trí ngơi thứ gắn liền với nhiều quyền lợi vật chất và tinh thần trong làng, tuỳ thuộc vào công trạng và thành phần xuất thân của người đó. Hình thức xử phạt phổ biến cũng là tiền và hiện vật. Ngoài ra, đánh đập cũng là hình thức xử phạt mà làng xã áp dụng làm cho kẻ vi phạm “đòn đau nhớ đời”. Hạ vị
trí ngơi thứ của kẻ vi phạm cũng là một hình phạt tinh vi của lệ làng, hương ước. Đặc biệt, đuổi khỏi làng là hình phạt cao nhất của làng xã đối với kẻ vi phạm hương ước, khơng khác gì án tử hình đối với họ. Bởi vì, đối với người nơng dân xưa, làng là tất cả, là lẽ sống. Người nông dân Việt không dám tách rời “cuống nhau làng xã”. Cả nước Việt là những làng tiểu nông biệt lập, đuổi khỏi làng đi nơi khác, làng khác, người nơng dân sống rất khó khăn, khơng chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, tinh thần vì phải chịu thân phận của người ngụ cư. Các hình phạt đối với những người vi phạm hương ước là rất nghiêm khắc, khắc nghiệt bằng việc kết hợp hai, ba hình thức xử phạt cùng một lúc, có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các vụ vi phạm rất lớn. Hương ước còn dựa vào dư luận làng, vào sự giám sát của cộng đồng để quản lý các cá nhân, buộc các cá nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong hương ước bằng cách ngoài việc quy định chế độ xử phạt trực tiếp kẻ vi phạm (ai làm người ấy chịu) còn áp dụng chế độ chịu trách nhiệm liên đới giữa tổ chức với cá nhân từng thành viên (trong làng xã cịn có nhiều thể chế khác như giáp, ngõ xóm, dịng họ, hội tư văn…). Một người khơng hồn thành nghĩa vụ với làng hoặc vi phạm lệ làng thì cả tổ chức mà người đó tham gia cũng phải chịu phạt, từ đó tạo ra sự cưỡng chế của cộng đồng, quy định trách nhiệm của tổ chức để kiểm soát cá nhân nên các tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm rất lớn. Ví dụ ở làng Đại Tảo (Bắc Ninh):
...ai đang tại lính mà đào ngũ thì dịng họ của người đó phải đi tìm để giải lên quan trên và phải cử người khác thay thế. Cũng ở làng này, khi có người chết, quan viên sở sổ khoán bạ (sổ ghi những người vi phạm khốn ước) xem lúc cịn sống người đó có vi phạm khoản ước mà chưa nộp đủ thì bắt thân nhân và bà con trong họ phải nộp cho đủ mới được cử hành chôn cất [220, tr.198].
Việc thực hiện các điều khoản của lệ làng, hương ước khơng chỉ dựa vào tính pháp lý và dư luận mà còn dựa vào uy quyền của thần linh và sự linh nghiệm của thế giới bên kia. Vi phạm hương ước có khi bị coi là vi phạm những điều cấm kỵ của thần linh và sẽ bị thần linh trừng trị. Điều đó làm tăng thêm tính chất nghiêm ngặt và tăng hiệu lực của lệ làng. Tóm lại, hương ước có nhiều hình thức khác nhau
buộc các thành viên phải tuân thủ các quy định của hương ước do đó những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong hương ước được củng cố, duy trì bền chặt trong các thế hệ người Việt Nam.
Thứ hai, những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nơng cịn được trao truyền
qua các thế hệ người Việt Nam thơng qua giáo dục gia đình, từ đó chi phối suy nghĩ
và hành động của mỗi người, trong đó có việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Gia đình là một hiện tượng đặc trưng của văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc được thể hiện đậm nét trong đạo đức, văn hố gia đình. Cố giáo sư Trần Đình Hượu đã khẳng định “Gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hố. Đó là một hiện tượng đặc trưng của văn hoá dân tộc” [90, tr.58]. Chính vì vậy, tâm lý tiểu nơng với tư cách là một biểu hiện của văn hoá truyền thống dân tộc cũng in đậm trong văn hố gia đình và được các gia đình Việt Nam trao truyền thơng qua giáo dục gia đình của ơng bà, cha mẹ đối với con cháu. Trong xã hội hiện đại, con người được giáo dục bởi nhiều hình thức khác nhau, nhưng hình thức sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách mỗi người là giáo dục trong gia đình. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định “Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [51, tr.77]. Mỗi con người Việt Nam trong điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nền tiểu nông đều mang nhiều biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông, đồng thời họ là các thành viên của gia đình. Chính mối quan hệ bền chặt, thường xuyên giữa các thành viên trong khơng gian văn hố chung của gia đình đã làm cho những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông được truyền đi, lan rộng tới tồn bộ gia đình. Trong gia đình, đặc biệt là ơng bà, cha mẹ có tâm lý tiểu nơng thì con cái của họ cũng có những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong suy nghĩ, hành động. Câu tục ngữ “giỏ nhà ai quai nhà nấy” của ông cha ta không chỉ hàm ý sự giống nhau về