Một số định hướng nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghi ệp, nông thôn và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở việt nam hiện nay (Trang 125 - 129)

nghĩa

Để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn trong tình hình mới, cần chú ý một số định hướng sau:

Một là,cần chuyển đổi mạnh chính sách đầu tư theo hướng tập trung ưu đãi

hơn nữa cho nông nghiệp, bao gồm cả đầu tư của Nhà nước, đầu tư của hộ nông dân, của doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài. Trong khi hiện nay các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ thì Nhà nước, một mặt có chính sách ưu đãi hơn đối với đầu tư ngồi Nhà nước cho nơng nghiệp để bảo đảm các nhà đầu tư thu lợi nhiều hơn; mặt khác Nhà nước phải ưu tiên trực tiếp đầu tư cho nơng nghiệp. Trong tình thế mới hiện nay, đầu tư cho nông nghiệp cần tập trung cho mục tiêu "năm

hóa": thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Đồng thời, Nhà nước cũng cần chú ý đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất theo chuẩn quốc tế như VietGap trong sản xuất nông nghiệp…

Hai là, có những chính sách ưu đãi và khuyến khích để phát triển ngành công

nghiệp phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam nhằm cung cấp vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp nước ta cả về số lượng và chất lượng. Phát triển công nghiệp phục vụ nơng nghiệp sẽ trực tiếp góp phần vào việc thực hiện năm hố ở nước ta là thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa.

Ba là, coi trọng nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ kỹ thuật, cơng nghệ cho người lao động nơng nghiệp. Nhà nước cần có cơ chế phù hợp đẩy mạnh giáo dục, đào tạo trong nơng dân, nơng thơn, các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển mạng lưới khuyến nông phổ biến tập huấn kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Bốn là,tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, chủ yếu

bằng con đường xây dựng hợp tác xã kiểu mới. Hồn thiện chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất, có cơ chế khuyến khích hình thành các trang trại, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp nơng nghiệp, các hình thức tổ chức hợp tác xã, liên doanh liên kết giữa các hộ nơng dân trong mơ hình cánh đồng lớn, khuyến khích các doanh nghiệp lớn bao tiêu sản phẩm cho nông dân, ký kết sản xuất theo hợp đồng cho nhân dân…

Giải pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta

hiện nay bao gồm các thể chế về sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, thể chế phân phối cả đầu vào và đầu ra, thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh

tế quốc tế, thể chế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước để kinh tế thị trường ở nước ta phát triển hiện đại, hội nhập và theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường quản lý nhà nước

đối với nền kinh tế nhằm giảm thiểu can thiệp của Nhà nước vào giá cả, tăng cường điều tiết thông qua các công cụ thị trường. Nhà nước sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế để điều tiết phân bổ nguồn lực và phân phối của cải xã hội, khắc phục cơ chế bao cấp, xin cho trong các quan hệ kinh tế, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, ưu đãi theo loại hình doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn và thực thi pháp luật về kinh tế của nhà nước… Điều này sẽ làm hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, từ đó xố bỏ mảnh đất dung dưỡng cho những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở

địa bàn nông thôn, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Nhân dân, nông dân ở vùng nông thôn là nơi mà những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nơng cịn tồn tại nặng nề hơn nhưng cũng là nơi mức độ phát triển kinh tế thị trường cịn thấp, vì vậy phải đẩy nhanh tốc độ thị trường hoá trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt ở đây. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, ở vùng nông thơn, cần khuyến khích phát triển các dịch vụ cung ứng, phân phối, thu mua các mặt hàng sản xuất và tiêu dùng, mở rộng số lượng, quy mô các chợ giao dịch nông sản, tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi cung ứng, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm để người nông dân sản xuất theo thị trường, hạn chế dần tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp.

4.2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN,

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ, NHẬN THỨC, VĂN HĨA CỦA NHÂN DÂN

Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thực chất chính là q trình xố bỏ những biểu hiện lạc hậu của tâm lý tiểu nông trong nhân dân ở cơ sở và cán bộ cơ sở - chủ thể của thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc hạn chế, xoá bỏ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông

ở nhân dân cũng có vai trị đối với việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý này trong đội ngũ cán bộ, từ đó tạo ra tác động kép đến việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Quan tham vì dân dại. Nếu dân hiểu biết, khơng chịu đút lót thì quan dù khơng liêm cũng hố ra liêm. Vì vậy, dân cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm” [113, tr.641]. Nếu như nhân dân chủ động, tích cực thực hiện quyền làm chủ của mình thì cán bộ sẽ khơng thể nào thực hiện được tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân, tâm lý dòng họ, cục bộ hay tâm lý coi thường pháp luật được. Người dân có tích cực, chủ động thực hiện quyền được biết thì chính quyền cấp xã mới khơng thể “bưng bít” mà phải cơng khai thông tin theo quy định của pháp luật, tránh được các hành vi tham nhũng, khuất tất, từ đó ngăn chặn được tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân ở một số cán bộ cơ sở. Người dân có tự giác sử dụng quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định mới làm cho quyết định đó thực sự vì lợi ích chung, tránh chạy theo lợi ích cá nhân, dịng họ hay lợi ích nhóm, từ đó hạn chế tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân hay tâm lý cục bộ, địa phương, dòng họ ở cán bộ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Người dân có chủ động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình thì mới buộc cán bộ cơ sở phải thực hiện nghiêm pháp luật, ngăn chặn được tâm lý coi thường pháp luật, trọng tình hơn lý.

Theo quan điểm duy vật lịch sử, những nét tâm lý tiểu tiểu nông tiêu cực sẽ mất đi khi điều kiện kinh tế - xã hội phương thức sản xuất biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhưng những nét tâm lý này cũng sẽ mất đi khi bản thân chủ thể mang nét tâm lý này nhận thức được rằng, cần phải loại bỏ chúng ra khỏi nhân cách của mình. Vì vậy, bên cạnh việc xố bỏ cơ sở vật chất, kỹ thuật nảy sinh tâm lý tiểu nơng thì cần phải đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục để chính chủ thể nhân dân tự giác từ bỏ biểu hiện tiêu cực này. Theo Lênin, việc giáo dục nhân dân từ bỏ tâm lý tiểu nông trong suy nghĩ và hành động của mình là cơng việc thường xuyên, lâu dài và rất quan trọng. Người viết:

Nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ công tác giáo dục và của Đảng Cộng sản, đội tiên phong trong cuộc đấu tranh, là phải giúp đỡ việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động để khắc phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại, những thói quen, những tập quán của người tư hữu đã tiêm nhiễm sâu vào quần chúng. Không bao giờ được quên nhiệm vụ cơ bản ấy của mọi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa [214, tr.474]. Những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông nằm trong mỗi con người chúng ta, vì vậy nó là kẻ địch “nội xâm”, khơng thể trấn áp được mà phải là quá trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, thói quen, tập qn lạc hậu:

...cịn phải xố bỏ những người tiểu sản xuất hàng hoá nữa; nhưng với những người này thì khơng thể tống cổ họ đi được, khơng thể trấn áp họ, mà phải ăn ở thuận hoà với họ, chúng ta có thể (và phải) cải tạo họ, giáo dục họ, nhưng chỉ bằng một công tác tổ chức hết sức lâu dài, từ từ và thận trọng [214, tr.33].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở việt nam hiện nay (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)