nhằm tăng tính khả thi, thực hiện của pháp luật.
Khi pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được quy định một cách cụ thể, chi tiết, đảm bảo có khả năng thực hiện quyền của người dân một cách đúng đắn, đầy đủ mới có hiệu lực để ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ. Trong định hướng hoàn thiện pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn cần lưu ý một số điểm sau:
Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cần quy định cụ thể hơn về khen thưởng, kỷ luật, các biện pháp chế tài áp dụng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy định những thành tích cụ thể nào đạt được trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì được đề nghị khen thưởng, cần lượng hố thành tích bằng các tiêu chí càng cụ thể càng tốt nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan, tạo điều kiện cho việc đánh giá, xét duyệt. Quy định các hình thức khen thưởng cụ thể cả về vật chất và tinh thần. Quy định cụ thể các loại hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật dân chủ ở xã, phường, thị trấn phải bị xử lý kỷ luật như tính chất, mức độ của lỗi, hậu quả xảy ra, ảnh hưởng của những hành vi vi phạm trong cán bộ và nhân dân địa phương. Quy định cụ thể hình thức xử lý kỷ luật đối với từng loại hành vi vi phạm cụ thể, đảm bảo tính giáo dục đối với người vi phạm và tính ngăn ngừa, răn đe đối với người khác. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn mà hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của một tội nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc quy định cụ thể, chi tiết các hành vi khen thưởng, kỷ luật và các chế tài áp dụng trong thực hiện dân chủ sẽ đảm bảo cho pháp luật dễ đi vào cuộc sống, được thực thi trên thực tế. Những hành vi tiêu cực, chứa đựng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở cả người dân và cán bộ cơ sở đều bị xử lý nghiêm túc, trực tiếp ngăn chặn, hạn chế và đủ sức răn đe cho hành vi chứa đựng biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong tương lai. Đồng thời, những hành vi thực hiện nghiêm túc pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nơng được khuyến khích, tạo động lực nhân rộng.
Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cũng cần quy định cụ thể, rõ ràng thầm quyền, chức năng của các cấp cao hơn như cấp tỉnh, cấp huyện trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc chính quyền cấp xã triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nhằm xử lý kịp thời những sai phạm xảy ra. Tăng cường các hình thức kiểm tra, giám sát trong thực hiện dân chủ ở cấp xã, đặc biệt là các tổ chức độc lập với chính quyền cơ sở nhằm làm cho những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ phía cả cán bộ cơ sở lẫn người dân đều bị phát hiện, xử lý, không thể tồn tại.
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cần quy định cụ thể trách nhiệm cá nhân của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, ít nhất là các chức danh Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã trong tổ chức thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Pháp lệnh cần đưa việc tổ chức thực hiện pháp lệnh này là một trong những chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ này và có đánh giá thường xuyên, gắn với các khâu của công tác cán bộ ở cơ sở. Những nơi khơng thực hiện hoặc thực hiện mang tính hình thức, đối phó, khơng hiệu quả, để xảy ra các vụ sai phạm… thì những chức danh trên phải chịu trách nhiệm cá nhân trước nhân dân địa phương, trước pháp luật. Việc quy định trách nhiệm cá nhân sẽ nâng cao tính trách nhiệm của những người có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đảm bảo tính nghiêm túc trong thực hiện pháp luật, từ đó ngăn chặn những hành vi méo mó, lệch lạc, chứa đựng những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông.
Để hạn chế tình trạng cán bộ cơ sở thực hiện vấn đề cơng khai thơng tin cho nhân dân một cách hình thức, tìm cách bưng bít thơng tin nhằm tư lợi cá nhân, bè phái cục bộ, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung, hình thức cơng khai thông tin, đảm bảo quyền được biết của nhân dân, là cơ sở để người dân thực hiện các quyền dân chủ khác, đặc biệt là quyền giám sát, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở đội ngũ cán bộ cơ sở. Về
hình thức cơng khai, cần đa dạng hố các hình thức cơng khai để nhân dân được biết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, ví dụ bổ sung hình thức tổ chức họp thơn (nâng cao tính đối thoại giữa chính quyền và người dân), trang thơng tin điện tử, niêm yết tại các cơng trình cơng cộng (nhà văn hố, sân hợp tác xã nơi gần gũi với sinh hoạt của đại bộ phận người dân), gửi văn bản thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình để nhân dân có thời gian đọc, nắm bắt kỹ hơn nội dung thông tin. Không nên tiếp tục quy định theo hướng tất cả các hình thức cơng khai đều áp dụng đối với nội dung cần cơng khai. Ví dụ như nội dung kết quả thu chi, quyết toán ngân sách, quy hoạch sử dụng đất nên tập trung vào các hình thức niêm yết công khai, trưởng thôn phát đến từng hộ dân, khơng nên áp dụng hình thức thơng qua đài truyền thanh (vì nội dung của những vấn đề này khá chi tiết, hay có hình vẽ, bảng biểu nên khó thơng báo qua hình thức nói). Đồng thời nên quy định về minh bạch trong công khai (phạm vi của mỗi loại việc cơng khai đến đâu, bao gồm những vấn đề gì, thời điểm công khai, thời gian công khai) để hạn chế tình trạng cán bộ cơ sở thực hiện cơng khai một cách hình thức.
4.3.3. Pháp lệnh thực hiện quyền dân chủ ở xã, phường, thị trấn cần có những quy định nhằm tăng quyền của người dân