Mô tả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nội dung và giáo án dạy học giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 (Trang 35 - 54)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thiết kế một số kế hoạch dạy học

3.3.2. Mô tả hoạt động

Những nội dung GDGT rất trừu tƣợng và cũng khá nhạy cảm nên cần lựa chọn một phƣơng tiện dạy học phù hợp. Đối với những nội dung này thì dữ liệu điện tử là phƣơng tiện rất phù hợp, đặc biệt là với HS lớp 1. Những hình ảnh, những đoạn phim giúp cho GV thuận tiện hơn trong quá trình giảng dạy, hơn nữa nó cịn truyền tải kiến thức đến HS một cách nhẹ nhàng, dễ hình dung. Chúng tơi cũng khai thác dữ liệu điện tử này bằng các trò chơi học tập nhằm giúp HS củng cố kiến thức một cách sinh động và tạo khơng khí sơi động, hấp dẫn. Bên cạnh đó cịn xây dựng hoạt động đóng vai các tình huống, nhân vật để vừa học kiến thức vừa thực hành giúp HS xây dựng các kỹ năng hoàn thiện hơn.

3.3.2.1. Nội dung “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”

Mục tiêu của nội dung: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”

1. Kiến thức

- Qua bài học HS biết:

+ Tất cả em bé đều do mẹ sinh ra;

+ Em bé đƣợc tạo thành bởi cả bố và mẹ; + Em bé lớn lên trong bụng mẹ đến khi ra đời. 2. Kỹ năng

- Hình thành ở HS một số kỹ năng cơ bản: + Biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể;

+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. 3. Thái độ

- Hình thành ở HS một số thái độ tích cực: + Yêu thƣơng, hiếu thảo với mẹ.

+ Quan tâm những ngƣời mang bầu. + Tự tin và yêu cuộc sống.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên chúng tôi đã thiết kế 4 hoạt động sau:

Hoạt động 1: GV đặt vấn đề gợi sự tò mị

Tình huống đƣa ra rất dễ thƣơng và phù hợp với những thắc mắc ở lứa tuổi của các em. Bên cạnh đó các câu hỏi đƣợc lồng ghép vào sẽ giúp HS thoải mái chia sẻ và hứng thú học tập. Trong tình huống này GV là nhân vật chính, giúp HS cảm thấy gần gũi hơn. GV đƣa tình huống nhƣ sau:

Ngày xƣa lúc cơ bằng tuổi các con, có một lần cơ cùng mấy bạn qua nhà bạn Lan chơi. Lan khoe mèo Mi Mi nhà bạn ấy mới đẻ con. Thấy thế Dũng thắc mắc: “Mèo con do mẹ sinh ra, vậy chúng ta từ đâu ra và hình thành nhƣ thế nào nhỉ?”

- Các con có bao giờ thắc mắc rằng mình từ đâu ra và hình thành nhƣ thế nào khơng?

Lúc đó Thu thì nói “Tớ nở ra từ 1 quả trứng”. Mai lại mói: “Tớ lớn lên từ một hạt mầm”. Linh nói: “Mẹ tớ mua tớ ở cửa hàng”

Hình 0-1.

Lúc đó bọn cơ cứ cãi nhau mãi, vì chẳng có ai nhìn thấy có em bé nào nở ra từ quả trứng hay hạt mầm, cũng chƣa có em bé nào đƣợc bán ở cửa hàng cả.

Từ tình huống này GV dẫn dắt HS đến hoạt động 2.

Hoạt động 2: Xem phim “Cơ thể chúng ta đƣợc hình thành nhƣ thế nào?”

Dữ liệu điện tử là đoạn phim “Cơ thể chúng ta đƣợc hình thành nhƣ thế nào?” dài 3 phút. Đây là đoạn phim do tôi thiết kế nhằm phù hợp cho HS lớp 1 dựa trên nội dung cuốn sách "Where Willy went..." của Nicholas Allan và Video giáo dục giới tính cho trẻ trên kênh truyền hình WDR Đức. Đoạn phim nói về bạn nhỏ Willy sống trong cơ thể bố và câu chuyện Willy lớn lên nhƣ thế nào?

Hình 0-2.

Hình 3. 3. Hình ảnh từ đoạn phim “Cơ thể chúng ta đƣợc hình thành nhƣ thế nào?”

Đoạn phim giúp HS hiểu biết đơn giản về sự hình thành cơ thể chúng ta. Đoạn phim cung cấp một số kiến thức sau:

- Tất cả chúng ta đều do mẹ sinh ra.

- Cơ thể chúng ta đƣợc tạo thành từ cả bố và mẹ. - Em bé lớn lên trong bụng mẹ.

Hoạt động 3: Trị chơi: Xây dựng nơng trại

GV chia lớp thành 6 nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm là chọn con vật có sẵn và trả lời câu hỏi. Nếu câu trả lời đúng thì con vật đó sẽ thêm vào nơng trại để xây dựng nông trại vui vẻ.

Câu 1: Bạn Willy sinh ra ở đâu? Câu 2: Phần thƣởng của Willy ở đâu? Câu 3: Vì sao Willy phải cố gắng hết mình?

Câu 4: Khi Willy ở trong bụng mẹ, Willy sẽ nhƣ thế nào? Câu 5: Khi Willy sắp chào đời, mẹ sẽ nhƣ thế nào?

Hình 3. 4. Trị chơi “Xây dựng nông trại”

Hoạt động 4: Vệ sinh cơ thể

Hoạt động này giúp học hình thành các kỹ năng vệ sinh cơ thể và biết yêu quý cơ thể của mình. Hoạt động này có thể lồng ghép vào bài “Ôn tập: Con ngƣời và sức khỏe” để giúp HS nhớ lại và khắc sâu những kiến thức các em đƣợc học trƣớc đó.

HS thi kể những việc cần làm để giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh. HS sẽ tự kể ra theo những gì các em nhớ. GV kết luận:

+ Rửa tay: Trƣớc khi cầm đồ ăn vặt và trƣớc các bữa ăn; Sau khi chơi ở ngoài vƣờn; Sau khi đi vệ sinh; Sau khi chơi cùng động vật nuôi; Sau khi vứt rác; Sau khi hắt hơi.

Hình 3. 5. Những trƣờng hợp nên rửa tay

Hình 3. 6. Đánh răng

+ Tắm gội: Cần tắm gội sạch sẽ; Vùng kín cũng nên đƣợc vệ sinh sạch sẽ.

Hình 3. 7. Lƣu ý khi tắm rửa

+ Thay quần áo: Sau khi tắm; Khi bị ƣớt; Khi bị dơ.

Cho HS xem video “Giữ gìn vệ sinh cá nhân” do Vinacartoon thiết kế và đã đƣợc tôi cắt ghép phù hợp với nội dung và thời gian bài học.

Hình 3. 9. Đoạn phim “Giữ gìn vệ sinh cá nhân”

3.3.2.2. Nội dung “Con trai - con gái”

Mục tiêu của nội dung: “Con trai - con gái”

1. Kiến thức - Qua bài học HS biết:

+ Bé trai và bé gái có bộ phận sinh dục khơng giống nhau;

+ Bé trai và bé gái có những bí mật khác nhau nên khi đi ngủ, đi vệ sinh, đi tắm phải tách riêng;

+ Bộ phận sinh dục là một phần không thể thiếu của cơ thể, chúng ta phải bảo vệ và không đƣợc cho ngƣời khác tùy tiện chạm vào;

+ Con gái lớn lên thành phụ nữ. Con trai lớn lên thành đàn ông. 2. Kỹ năng

- Hình thành ở HS một số kỹ năng:

+ Ứng xử phù hợp với bản thân, với bạn bè và mọi ngƣời xung quanh; + Biết chọn trị chơi, quần áo, kiểu tóc đúng với giới tính;

+ Bạn trai mạnh mẽ và biết bảo vệ bạn gái. 3. Thái độ

- Hình thành ở HS một số thái độ tích cực:

+ Yêu bản thân, yêu cuộc sống.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên chúng tôi đã thiết kế 4 hoạt động sau:

Hoạt động 1: GV đƣa ra tình huống gợi tị mị

Tình huống đƣa ra trong đó GV là nhân vật chính tạo sự gần gũi và dễ thƣơng, GV kết hợp cùng một số câu hỏi đơn giản để HS tị mị và bị lơi cuốn vào các hoạt động sau. Bên cạnh đó tình huống này cịn nhắc lại một đặc điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái mà các em biết là bạn nam đứng tè còn bạn gái ngồi tè:

Ngày xƣa lúc cơ cịn nhỏ, cơ cùng các bạn chơi đùa trên bãi cỏ. Bạn Huy buồn đi tiểu, bạn ấy chạy ra sau gốc cây. Đố các con có biết bạn ấy chạy ra sau gốc cây làm gì? Vậy bạn Huy đứng tiểu hay ngồi tiểu nhỉ?

Lúc đó cơ ngạc nhiên lắm. Tự nhiên cơ cũng muốn đi tiểu, cô bèn bắt chƣớc bạn ấy đứng tiểu. Các con đốn xem sẽ nhƣ thế nào?

Hình 3. 10. Hình ảnh GV sử dụng khi đặt vấn đề

Thấy mình khơng giống Huy, cơ buồn lắm, cơ ln thắc mắc và sợ rằng mình khác tất cả mọi ngƣời, cơ cịn nghĩ có khi nào mình là qi vật. Các con có bao giờ thắc mắc tại sao tất cả mọi ngƣời không giống nhau không? Từ những câu hỏi gợi tị mị đó, GV dễ dàng dẫn dắt HS đến hoạt động 2.

Dữ liệu điện tử đƣợc sử dụng là đoạn phim “Con trai – con gái” dài 1 phút 23 giây. Đây là đoạn phim do chúng tôi tự thiết kế dựa theo những hình ảnh trong cuốn sách “Tại sao con là con trai?”, “Tại sao con là con gái?” của nhà xuất bản Dân trí [3].

Nội dung đoạn phim là hành trình cùng thiên thần Mặt Trăng đi tìm những điều thú vị về con trai và con gái. Từ đó giúp GV giới thiệu những điểm khác nhau của con trai và con gái cũng nhƣ những điểu cần lƣu ý một các đầy đủ nhƣng tế nhị, nhẹ nhàng. Đoạn phim cung cấp cho HS những kiến thức sau:

- Phần ở giữa hai chân phía trƣớc giống cái đi là con trai, cịn con gái thì khơng giống.

- Vùng ở giữa hai chân phía trƣớc đƣợc gọi là bộ phận sinh dục.

- Bộ phận sinh dục cũng giống những bộ phận khác, rất quan trọng và không thể thiếu trên cơ thể ngƣời.

- Bộ phận sinh dục là bí mật riêng tƣ của cơ thể nên phải bảo vệ và không cho ngƣời khác chạm vào trừ mẹ tắm cho con hoặc bác sĩ khám bệnh cho con và cũng không đƣợc đụng chạm vào bí mật riêng tƣ của ngƣời khác.

- Con trai và con gái có những bí mật khác nhau nên đi vệ sinh, tắm rửa, đi ngủ đều tách riêng.

- Con trai lớn lên trở thành đàn ông và con gái lớn lên sẽ thành phụ nữ.

Hình 3. 11. Hình ảnh từ đoạn phim “Con trai – Con gái”

Để khai thác dữ liệu trên chúng tơi đã thiết kế trị chơi “Đào vàng” với 5 câu hỏi xoay quanh đoạn phim “Con trai – con gái” theo hình thức đúng sai.

HS trả lời theo nhóm 4 em, đối với những câu sai, GV hƣớng dẫn HS sửa lại cho đúng. Trong quá trình chơi, GV ln khích lệ, khen ngợi HS để khơng khí thêm sơi động.

Hình 3. 12. Trị chơi “Đào vàng”

Năm câu đúng sai với nội dung nhƣ sau:

1. Phần ở giữa 2 chân phía trƣớc của chúng ta đƣợc gọi là bộ phận sinh dục. (Đúng) 2. Bộ phận sinh dục là bộ phận có thể thiếu của con ngƣời. (Sai. Bộ phận sinh dục là

bộ phận không thể thiếu của con ngƣời.)

3. Con trai và con gái khơng có bí mật gì khác nhau, nên mọi hoạt động đều có thể làm chung. (Sai. Con trai và con gái có những bí mật khác nhau, thế nên khi tắm rửa, đi vệ sinh và đi ngủ đều phải tách riêng.)

4. Bộ phận sinh dục là bí mật riêng tƣ của cơ thể, chúng ta phải bảo vệ và khơng đƣợc tùy tiện cho ngƣời khác nhìn thấy hoặc chạm vào. (Đúng)

5. Con trai khi lớn lên sẽ trở thành đàn ơng, cịn con gái khi trƣởng thành đƣợc gọi là phụ nữ. (Đúng)

6. Con trai nên bắt nạt con gái. (Sai. Con trai nên mạnh mẽ và biết bảo vệ con gái.)

Hoạt động 4: Trị chơi: “Bạn trai – bạn gái”

Hình 3. 13. Trị chơi: “Bạn trai – bạn gái”

Hoạt động này nhằm giúp các em có xu hƣớng giới tính phù hợp với thiên hƣớng tình dục của chính mình. Trị chơi là 6 hình ảnh về kiểu tóc, quần áo, trị chơi phù hợp với con trai, con gái. HS thảo luận nhanh theo nhóm đơi để đƣa ra câu trả lời phù hợp. Sau khi trả lời HS sẽ tự lên kiểm tra đáp án đúng để các em thêm hứng thú. Những hình ảnh đƣợc GV lựa chọn khá dễ thƣơng và quen thuộc, gần gũi với các em.

3.3.2.3. Nội dung “Vùng riêng tư”

Mục tiêu của nội dung: “Vùng riêng tư”

1. Kiến thức

- Qua bài học HS biết:

+ Bốn vùng riêng tƣ trên cơ thể của mình mà khơng ai đƣợc phép chạm vào khi mình chƣa cho phép là: Miệng, ngực, bộ phận sinh dục và mơng;

+ Đụng chạm an tồn là đụng chạm bản thân cảm thấy đƣợc yêu thƣơng, tin tƣởng; + Đụng chạm khơng an tồn là đụng chạm khiến các em cảm thấy khơng vui, khó chịu, xấu hổ và sợ hãi.

2. Kỹ năng

- Hình thành ở HS một số kỹ năng:

+ Xử lý nhanh khi bị ngƣời khác cố tình chạm vào vùng riêng tƣ của mình; + Nhận biết đụng chạm tốt và đụng chạm xấu;

+ Sẵn sàng chia sẻ với ba mẹ khi nhận thấy ai đó có ý đồ xấu với mình. 3. Thái độ

- Hình thành ở HS một số thái độ tích cực: + Có ý thức tự bảo vệ an tồn bản thân; + Bản lĩnh và tự tin trong cuộc sống.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên chúng tôi đã thiết kế 4 hoạt động sau:

Hoạt động 1: Trò chơi: “Vùng riêng tƣ của em”

Trò chơi học tập này nhằm cung cấp cho HS biết những chỗ nào là riêng tƣ và khơng ai đƣợc đụng chạm vào. Với trị chơi này GV chia lớp thành 6 nhóm sau đó phát cho mỗi nhóm 2 bức tranh có hình bạn nhỏ (một bức tranh trƣớc mặt và một bức ở sau lƣng) và 4 bơng hoa. Các nhóm có nhiệm vụ thảo luận và gắn những bông hoa vào những vị trí mà các em cho là vùng riêng tƣ.

Sau khi các nhóm trình bày, GV nhận xét, chỉnh sửa và kết luận miệng, ngực, bộ phận sinh dục và mơng là vùng riêng tƣ và nhấn mạnh đó là những nơi mà ngƣời khác không đƣợc đụng vào nếu các em chƣa cho phép.

Hình 3. 14. Trị chơi: “Vùng riêng tƣ của em”

Hoạt động 2: Xem phim “Vùng riêng tƣ”

Dữ liệu điện tử đƣợc sử dụng là đoạn phim “Vùng riêng tƣ” dài 4 phút 3 giây. Đây là đoạn phim đƣợc thiết kế bởi Childline, bản thuyết minh tiếng Việt do Mầm nhỏ dịch và biên tập. Đoạn phim “Vùng riêng tƣ” đã đƣợc cắt ghép một số phần so với bản gốc để đảm bảo thời gian và phù hợp.

Nội dung đoạn phim mơ tả lại một lớp học mà ở đó cơ giáo đang dạy cho HS về các vùng riêng tƣ, nhận biết đụng chạm an tồn và khơng an tồn, cũng nhƣ cách xử lý khi bị ngƣời khác chạm vào bộ phận riêng tƣ.

Hình 3. 15. Hình ảnh từ đoạn phim “Vùng riêng tƣ”

Qua đoạn phim cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về “vùng riêng tƣ”, đụng chạm an toàn, đụng chạm khơng an tồn, và kỹ năng xử lý nhƣ sau:

- Bốn vùng riêng tƣ trên cơ thể chúng ta là: miệng, ngực, bộ phận sinh dục và mông. Những bộ phận này không ai đƣợc chạm vào khi chúng ta không cho phép. Ngoài trừ trƣờng hợp mẹ tắm cho chúng ta hoặc bác sĩ khám bệnh cho chúng ta.

- Đụng chạm an toàn là khi đƣợc những ngƣời ta yêu thƣơng và tin tƣởng chạm vào. - Những đụng chạm khơng an tồn là những đụng chạm khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, kinh tởm, khó chịu, khơng vui vẻ.

- Khi có ai đó chạm vào vùng riêng tƣ, ta nên hét to và bỏ chạy.

- Hãy nói với ngƣời chúng ta tin tƣởng nếu cảm thấy có ai đó đang muốn làm hại mình.

Hoạt động 3: Trị chơi: “Lu Lu về nhà”

Để khai thác dữ liệu điện tử trên tơi đã thiết kế trị chơi “Lu lu về nhà” với tình huống có một chú chó tên là Lu Lu bị lạc đƣờng. Để giúp Lu Lu trở về nhà, cả lớp phải trả lời đúng 5 câu hỏi của 5 chƣớng ngại vật trên đƣờng về. 5 câu hỏi đƣợc đƣa ra dƣới dạng trắc nghiệm lựa chọn.

Hình 3. 16. Trị chơi: “Lu Lu về nhà”

Năm câu hỏi đƣợc đƣa ra với nội dung nhƣ sau:

1. Bốn vùng riêng tƣ trên cơ thể chúng ta là: miệng, ngực, bộ phận sinh dục và ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nội dung và giáo án dạy học giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 (Trang 35 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)