Thị trƣờng châu Âu

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 34)

III- THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MƠ HÌNH

3.1. Thị trƣờng châu Âu

Như đã nêu ở phần trước, mơ hình Bancassurance của ngày nay có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu (tại Pháp), nơi mà trước các ngân hàng bán lẻ đã từng bán các sản phẩm BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ như các đại lý. Hiện tại, mơ hình Bancassurance hoạt động dưới những hình thức khác nhau, cụ thể là:

 Ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Bỉ, Bancassurance hoạt động dưới những hình thức sau:

34

- Các công ty Bancassurance thuộc sở hữu một phần hoặc thuộc sở hữu toàn bộ của ngân hàng.

- Các cơng ty Bancassurance có một thỏa thuận phân phối độc quyền với ngân hàng mẹ.

- Các sản phẩm Bancassurance được tích hợp đầy đủ trong những sản phẩm của ngân hàng và được bán bởi nhân viên chi nhánh cùng với những sản phẩm của ngân hàng.

 Ở Đức và Anh, Bancassurance có xu hướng ít được tích hợp

- Tồn tại các cơng ty Bancassurance được sở hữu tồn bộ và các công ty liên doanh, tuy nhiên các ngân hàng thường xuyên hoạt động thông qua các thỏa thuận phân phối hoàn toàn.

- Các thỏa thuận phân phối thường trên cơ sở độc quyền ở Đức, nhưng ở Anh thì sự phân phối đa phương đang phát triển.

- Các sản phẩm BHNT, BHPNT thường không được bán trực tiếp bởi các nhân viên chi nhánh nhưng lại được giới thiệu tới các chuyên gia bảo hiểm. Ở Đức, điều này hồn tồn khơng phù hợp bởi vì các sản phẩm Bancassurance ở đây có xu hướng phức tạp hơn ở các nước Nam Âu. Ở Anh, điều này được lý giải là do các quy định mà theo đó có sản phẩm đầu tư chỉ có thể được bán bởi các nhà cố vấn tài chính có bằng cấp chun mơn.

Đầu thập niên 80, khoảng 60 – 80% sản phẩm BHNT và BHPNT được bán trực tiếp bởi các nhân viên chi nhánh và các đại lý. Tuy nhiên, ngày nay kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm này đã giảm và dần chuyển sang kênh phân phối mới – Bancassurance.

Thị phần Bancassurance ngày càng tăng lên, ước tính chiếm khoảng 25% - 65% trong BHNT và khoảng 5 – 10% trong bảo hiểm phi nhân thọ. Việc quá nửa

35

doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng khơng cịn là điều hiếm ở nhiều nước.

Biểu đồ 1: Bancassurance trong thị trường BHNT ở một số nước châu Âu

218.79 125.9 63.27 60.37 19.07 16.04 8.6 0 50 100 150 200 250 Anh Pháp Ý Đức TBN Bỉ BĐN

Phí bảo hiểm cá nhân (đv: triệu euro)

[1]

Nguồn: theo báo cáo của Milliman – dữ liệu năm 2008.

Bancassurance là một kênh phân phối lớn ở châu Âu, chiếm trên 60% phí BHNT cá nhân tại Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và trên 50% ở Bỉ, kém phát triển ở Anh và Đức (Bancassurance chỉ chiếm khoảng hơn 20% thị phần BHNT).

Bancassurance đã tạo ra một khối lượng đáng kể các hoạt động sáp nhập và mua lại (M & A) ở châu Âu từ năm 2007 cho tới nay. Cả hãng bảo hiểm truyền thống và bảo hiểm Bancassurance đã và đang phát triển hoạt động Bancassurance bằng cách mua 50% cổ phần trong các công ty Bancassurance mà

[1]

Theo báo cáo của Milliman: “European Bancassurance benchmark” (08/2008).

36

trước đó là sở hữu 100% của ngân hàng. Bằng việc mua lại các công ty liên doanh Bancassurance, các cơng ty bảo hiểm truyền thống có quyền sử dụng các mạng lưới phân phối và cơ sở dữ liệu khách hàng; cho phép họ chiếm được thị phần một cách nhanh chóng.

Hiện nay, các hãng bảo hiểm truyền thống có xu hướng mở rộng thành Bancassurance. Lý do là:

- Nhằm đa dạng hóa chiến lược phân phối và đạt được thị phần tại các quốc gia – nơi có sự hiện diện của họ. Ví dụ điển hình là AXA mua lại 50% cổ phần của Montepaschi Vita ở Ý vào năm 2007; ở Tây Ban Nha, dịch vụ tài chính Zurich mua lại 50% cổ phần của chi nhánh BHNT của Caixa Sabadell là Caixa Sabadell Vida 2008.

- Nhằm thực hiện quốc tế hóa: trường hợp Groupama mua lại 100% cổ phần của OTP Garancia ở Hung-ga-ri năm 2007.

Năng suất bình quân của các chi nhánh bảo hiểm trên khắp các quốc gia khác nhau đáng kể. Trong những mơ hình Bancassurance điển hình ở Nam châu Âu, các cơng ty Bancassurance được sở hữu (toàn bộ hoặc một phần) bởi ngân hàng và có một thỏa thuận phân phối độc quyền với ngân hàng mẹ. Từ đó, các cơng ty Bancassurance có quyền sử dụng mạng lưới chi nhánh, cơ sở khách hàng. Tỷ lệ phí BHNT ở mỗi chi nhánh là chỉ số tốt để đánh giá hiệu suất thương mại của các mạng lưới chi nhánh. Sự phân tích của Milliman cho thấy chỉ số này khác nhau giữa các quốc gia.

Biểu đồ 2: Phí BHNT trung bình cho mỗi chi nhánh Bancassurance ở một số nước châu Âu * (triệu euro).

37 2.51 2.38 1.73 1.68 0.45 0.32 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Pháp Bỉ Ý BĐN TBN Đức

(*) Chưa bao gồm phân phối qua bưu điện.

Nguồn: Milliman – dữ liệu năm 2006 cho các nước Pháp, Bỉ, TBN, Đức; 2007 cho BĐN.

Có sự khác biệt này là do: Thứ nhất, do mức độ phát triển chung của thị trường bảo hiểm nhân thọ và ngành ngân hàng tương đối khác nhau giữa các quốc gia này. Chẳng hạn ở Tây Ban Nha, thị trường bảo hiểm nhân thọ kém phát triển hơn so với các thị trường châu Âu khác. Mặt khác, Tây Ban Nha lại là thị trường có tỷ trọng chi nhánh ngân hàng cao nhất ở Châu Âu.

Bảng 1: Tỷ trọng BHNT và mạng lưới chi nhánh ở Pháp và Tây Ban Nha.

Quốc gia Tỷ trọng BHNT (Phí BH/đầu người theo USD)

Tỷ trọng chi nhánh ngân hàng (số lượng chi nhánh/1000 dân cư)

Tây Ban Nha 651.0 0.97

Pháp 2922.5 0.43

(*) Chưa bao gồm phân phối qua bưu điện.

Nguồn: Sigma Swiss Re, Banque de France và Banco de Espana – dữ liệu năm 2006.

38

Thứ hai, do bản chất của kinh doanh BHNT. Tại Pháp và Bỉ, sản phẩm BHNT cá nhân về cơ bản được lợi về thuế nhờ vào những khoản tiết kiệm trung kỳ, hưởng lợi từ miễn thuế đối với lãi suất và lợi nhuận vốn khi các chính sách được đề ra trong thời gian ngắn.

Điều này có nghĩa rằng các sản phẩm BHNT có tính chất giống với những sản phẩm đầu tư hoặc tiết kiệm được cung cấp bởi các ngân hàng, do đó các nhà tư vấn ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm dễ dàng hơn. Hơn nữa, lợi về thuế giúp các nhà tư vấn ngân hàng có thể khuyến khích khách hàng chuyển tiền của họ từ các sản phẩm tiết kiệm sang các sản phẩm BHNT khác.

Tuy nhiên, BHNT ở Ý lại không được hưởng bất kì một ưu đãi nào về thuế từ mọi hình thức của các sản phẩm tiết kiệm. Do đó, lượng sản phẩm BHNT được bán bởi ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách thương mại ưu tiên cho mỗi ngân hàng.

Bảng 2: Tỷ lệ % phân phối bảo hiểm qua kênh Bancassurance ở một số thị trường châu Âu.

BHPNT BHNT B Đại lý Môi giới Khác * B Đại lý Môi giới Khác * Anh 10.0 4.0 54.0 32.0 20.3 10.0 65.0 5.0 Pháp 9.0 35.0 18.0 38.0 64.0 7.0 12.0 17.0 Đức 12.0 57.0 22.0 9.0 24.8 27.1 39.4 8.7 Ý 1.7 84.2 7.6 6.5 59.0 19.9 9.4 11.7 TBN 7.1 39.1 28.3 35.1 25.2 71.8 15.4 5.4 Bỉ 6.1 10.1 65.6 18.2 48.0 3.2 26.5 22.3 BĐN 10.0 60.7 16.7 12.6 88.3 6.9 1.3 3.5 Ba Lan 0.6 58.2 15.7 25.5 14.4 39.7 4.3 41.6 TNK 10.0 67.5 7.8 14.7 23.0 30.1 0.8 46.2

39

Nguồn: Swiss Re, sigma No 5/2007. Số liệu các nước năm 2005, ngoại trừ Pháp, Ý năm 2006.

Kinh nghiệm ở châu Âu cho thấy rằng lợi thế sản phẩm bảo hiểm thuế với trọng tâm về tiết kiệm tích lũy có thể thành cơng trong các kênh ngân hàng trong những trường hợp nhất định. Sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm kỳ hạn thuần túy hiếm khi được cải tiến, và chúng là những sản phẩm đầu tư với một hình thức là những sản phẩm bảo hiểm thuần túy. Những sản phẩm này có xu hướng cạnh tranh với sản phẩm của ngân hàng hay sản phẩm đầu tư chứ không phải là những sản phẩm bảo hiểm khác.

Sự thành công của Bancassurance tại các nước châu Âu cho đến nay và sự tăng trưởng dự kiến mạnh mẽ trong tương lai của Bancassurance được đảm bào bởi các ngân hàng đầu tư, đặc biệt là khách hàng – là những người xem xét và đưa ra quyết định chọn lựa một mơ hình dịch vụ đem lại nhiều lợi ích khơng chỉ cho bản thân họ nói riêng mà còn cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, cho thị trường dịch vụ tài chính nói chung.

3.2. Thị trƣờng tại châu Á

Tại châu Á, mơ hình Bancassurance ra đời muộn màng hơn do thị trường tài chính chưa phát triển ở trình độ cao và cịn bị ràng buộc bởi nhiều chính sách cứng nhắc. Các sản phẩm nhân thọ và phi nhân thọ cơ bản được phân phối thông qua các đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp.

Tuy vậy, ngành bảo hiểm ở châu Á phát triển rất nhanh. Để đạt được thành cơng đó phải kể đến lực lượng đại lý chuyên nghiệp truyền thống đã thâm nhập thị trường rất nhanh và hiệu quả, họ đã lan tỏa tới từng ngõ ngách của các nơi, các khu vực để bán hàng và tư vấn. Kênh phân phối truyền thống qua đại lý cho đến nay vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở

40

hầu hết các thị trường Châu Á – TBD. Tuy nhiên, vị trí độc tơn của kênh phân phối này đã mất đi khi xuất hiện kênh phân phối thay thế như kênh ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) với tầm quan trọng ngày càng lớn. Hơn nữa, ngày càng có nhiều hoạt động liên minh, liên doanh, mua lại và sáp nhập (M&A) giữa ngân hàng và bảo hiểm cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của Bancassurance. Trong thực tế, Bancassurance đang phát triển vào một mơ hình phân phối riêng biệt.

Ở châu Á, mơ hình Bancassurance khơng có mơ hình hoạt động nào điển hình. Thay vào đó là một chuỗi các mơ hình hoạt động của Bancassurance được hình thành theo mức độ liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm.

Các ngân hàng hoạt động như một đại lý để trở thành một hoặc một số hãng bảo hiểm thông qua những hiệp định thỏa thuận liên kết làm đại lý. Liên kết chặt hơn ở loại hình cơng ty cổ phần giữa ngân hàng và bảo hiểm và chặt chẽ hơn nữa là ở loại hình tự sở hữu với hình thức ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm hoặc ngân hàng cổ phần với các hãng bào hiểm đa năng. Tuy nhiên, ở một số nước châu Á, do hiện nay có những quy định hạn chế, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa tạo điều kiện cho Bancassurance phát triển đã khiến cho các ngân hàng hoạt động như các nhà phân phối cho hãng bảo hiểm. Hơn nữa, trong thời gian thiết lập các mối quan hệ ở châu Á, ngân hàng thường là bên giữ thế

41

chủ động trong các cuộc đàm phán, thỏa thuận và hầu như khơng có trường hợp ngoại lệ. Điều này phản ánh thực tế là nhiều hãng bảo hiểm để có được mong muốn tham gia vào liên doanh với ngân hàng. Nhiều ngân hàng châu Á chỉ đơn thuần mới đặt chân vào thị trường bảo hiểm, chưa có thể kích hoạt được mơ hình hoạt động của Bancassurance, kết quả là mức độ liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm còn yếu.

Châu Á hiện nay có ít nhất 12 thị trường BHNT với các nền văn hóa, chính trị và chế độ pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, cái gì là điểm chung giữa các thị trường? Đó chính là sự quan tâm tới Bancassurance. Theo báo cáo của LIMRA (phát hành tháng 12/2009), thị phần Bancassurance đang tăng trưởng nhanh tại các nước châu Á và chiếm một vai trò quan trọng trong thị trường bảo hiểm. Ở một số nước, Bancassurance chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng phí BHNT như Malaysia 49% (2007), Hongkong 40% (2008), South Korea 31% (2008)…

Hai thị trường châu Á đang thu hút được nhiều sự quan tâm tới tiềm năng phát triển quy mô Bancassurance hiện nay đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù thị trường bảo hiểm tương đối trẻ, nhưng thực sự Bancassurance đang phát triển mạnh mẽ ở cả hai quốc gia này. Ở Trung Quốc, tỷ lệ phí bảo hiểm thu qua kênh Bancassurance đã tăng vọt từ 3% trên tổng doanh thu phí vào năm 2001 lên tới 25% vào năm 2003. Đặc biệt tháng 4/2009, bốn ngân hàng nhà nước thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc. Đây là kết quả của việc cải tổ khung pháp lý cho phép các ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc mình. Ấn Độ mở cửa cho tư nhân cạnh tranh từ 10 năm trước, và cho đến nay Bancassurance phát triển rất mạnh mẽ. Ban đầu, hầu hết các cơng ty bảo hiểm hình thành mối quan hệ với các ngân hàng. Sau đó, từ các mối quan hệ đó dần dần thiết lập mối quan hệ ấy ở mức cao hơn, liên kết trở thành các đối tác liên doanh. Hiện nay, chi

42

nhánh ngân hàng là một cách để mở rộng Bancassurance ở các nước có địa lý rộng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Hàn Quốc, Bancassurance chỉ mới xuất hiện từ tháng 9/2003 nhưng nó đã giúp cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty môi giới và công ty quản lý quỹ mà đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định về mặt pháp lý, có thể bán các sản phẩm bảo hiểm. Từ ngày 1/9/2003 đến ngày 31/12/2004, phí BHNT thông qua kênh phân phối Bancassurance đã đạt tới 2,45 nghìn tỷ n, tương đương 7,7% tổng phí bảo hiểm thu được

Bảng 3: Tỷ lệ doanh thu khai thác mới thông qua kênh Bancassurance trong tổng doanh thu khai thách mới.

Phí BHNT năm 1998 Phí BHNT năm 2005/2006 Trung Quốc Dưới 10% 33.9%

Hồng Kông 15.1% 33.1%

Ấn Độ Không đáng kể 4.61% (15.4% trong khu vực tư nhân)

Malaysia 6% 48%

Singapore 26% 26%

Đài Loan 1% 37.5%

Nguồn: Theo thống kê của HSBC.

Singapore và Hồng Kông đã chứng tỏ rõ nét là những quốc gia có nền kinh tế khá ổn định, có hệ thống luật pháp và hệ thống cơ sở hạ tầng, cơng nghệ, cùng với q trình phát triển ổn định trong thời gian dài. Cho nên, hoạt động của mơ hình Bancassurance đem lại hiệu quả gần như tương đồng giống châu Âu. Đặc biệt, với thị trường Trung Quốc, rõ ràng đây là thị trường lớn, có nhiều cơ hội kinh doanh và chính phủ Trung Quốc cũng đã có những cải cách hợp lý, do đó theo dự đốn thì Trung Quốc có thể trở thành 1 trong 5 thị trường lớn về Bancassurance. Xu hướng trong tương lai Bancassurance sẽ là hình thức phân

43

phối bảo hiểm phát triển nhanh nhất và sẽ thay thế cho các kênh phân phối truyền thống và Việt Nam cũng sẽ khơng nằm ngồi xu hướng chung này.

Bảng 4: Tỷ lệ % phân phối bảo hiểm qua kênh Bancassurance ở một số thị trường châu Á. BHPNT BHNT B Đại lý Môi giới Khác * B Đại lý Môi giới Khác * Nhật Bản n.a 92.9 0.2 7.0 n.a n.a n.a n.a Hàn Quốc 4.0 49.7 0.9 45.4 8.5 91.5

Trung Quốc n.a 45.4 2.0 52.6 16.3 83.7

Đài Loan n.a 62.0 30.0 8.0 33.0 11.7 6.6 48.7 Malayxia 10.0 40.0 23.0 27.0 45.3 49.4 2.4 2.9

Nguồn: Swiss Re, sigma No 5/2007. Số liệu các nước năm 2005, ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan năm 2004.

Mặc dù các hãng bảo hiểm đã rất hào hứng tham gia vào mối quan hệ với các ngân hàng, nhiều ngân hàng lại đưa ra quá nhiều yêu cầu về điều kiện tài chính và điều kiện hoạt động. Do vậy, có rất ít mối quan hệ được tạo ra giữa ngân hàng và bảo hiểm, còn trong những mối liên kết đã được tạo ra thì các bên tham gia lại cực kỳ căng thẳng khiến nhiều cuộc đàm phán cam kết các bên cùng có lợi khơng đi đến thỏa thuận cuối cùng. Do đó hạn chế cơ hội thành cơng của Bancassurance. Ngồi ra, một số mối quan hệ phát triển dựa trên những điều

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)