Về phía cơng ty bảo hiểm

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 77 - 78)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MƠ HÌNH

2. Những hạn chế còn tồn tại

2.1. Về phía cơng ty bảo hiểm

- Sản phẩm bảo hiểm nhìn chung chưa phù hợp với việc bán qua ngân hàng. Cho đến nay, có rất ít sản phẩm chun biệt để bán qua ngân hàng. Hiện nay, trên 90% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của thị trường Việt Nam là từ các sản phẩm tiết kiệm, do vậy tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đây cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm.

- Một số sản phẩm bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có hình thức tương tự với một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định

77

kỳ…). Vì vậy, nếu khơng xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và cơng ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh giành khách hàng với các công ty bảo hiểm (đối tác của ngân hàng).

- Trong khi áp dụng mơ hình Bancassurance, cơng ty bảo hiểm chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng qua ngân hàng với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng qua đại lý.

- Trong chiến lược của nhiều công ty bảo hiểm, sự kết hợp giữa bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng chưa rõ nét.

- Nhân viên tư vấn bảo hiểm tại ngân hàng (từ phía ngân hàng và cả bảo hiểm) cịn thiếu tính chun nghiệp.

- Tỷ lệ hoa hồng các công ty bảo hiểm dành cho ngân hàng chưa thật sự hấp dẫn, dẫn đến sự hợp tác chưa thật chặt chẽ. Vì vậy, các ngân hàng thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh hoa hồng bảo hiểm. Tỷ lệ hoa hồng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm rất khác nhau.

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 77 - 78)