TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 49)

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM HIỂM

1. Tình hình hoạt động của các ngân hàng

Trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến thời điểm hiện tại có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 NHTMCP). Từ năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện những bước đổi mới cơ bản khiến cho các NHTM cũng phát triển mạnh và đa dạng với các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Hệ thống ngân hàng đang khơng ngừng cải thiện và áp dụng công nghệ hiện đại và giải quyết được hai vấn đề kinh niên của những năm trước đây: nợ quá hạn trước đây có lúc lên đến từ 15 – 20% thì hiện nay chỉ đang xoay ở mức 3%. Tình trạng thiếu vốn đã được giải quyết bằng nhiều phương thức tăng vốn điều lệ. Các NHTM nhà nước tuy lớn nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt từ các NHTM cổ phần trên phương diện thị phần, công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ mới…

Các ngân hàng đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản tồn ngành tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với sự phát triển kinh tế của đất nước thì NHTM có một vai trị vơ cùng to lớn. Trong những năm tới, NHTM Việt Nam tiếp tục đề ra những mục tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn tín dụng cao hơn nữa để góp phần thúc đẩy

49

kinh tế phát triển hơn nữa. Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh lên trong năm 2009. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao năm 2009 cũng là một cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xem xét bắt đầu có hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ, cụ thể ở tín hiệu nâng lãi suất cơ bản, phịng ngừa lạm phát có thể trở lại trong năm 2010.

Các NHTM không những khẳng định vị thế của mình thơng qua các thành quả đã đạt được mà cịn thơng qua việc khẳng định thương hiệu của mình. Ngày nay, những tên tuổi của các NHTM như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Vietcombank (ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), ngân hàng Công Thương Việt Nam (ViettinBank)… hoặc các NHTM cổ phần như ACB (NHTM cổ phần Á Châu), Sacombank (NHTM cổ phần Thương Tín), NHTM cổ phần Đơng Á… đều đã thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn với người dân và doanh nghiệp.

Trong thời gian qua với nỗ lực của các NHTM, các dịch vụ ngân hàng cung cấp đã có nhiều đổi mới. Các NHTM đang cung ứng dịch vụ sao cho khách hàng: huy động tiền gửi, cho vay chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài chính, cho vay tiêu dùng, cung cấp tài khoản giao dịch…Ngồi ra, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, dưới hình thức cho vay ngày một đa dạng: cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định, tín dụng thuê mua… Riêng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, NHTM đã chú ý tới đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm, đưa đến cho khách hàng nhiều lựa chọn phong phú hơn, từ tiền gửi tiết kiệm chi phí đơn giản đến tiền gửi có đảm bảo, dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang… hoặc đã chú ý làm phong phú hơn thời hạn của khoản tiền, hình thức rút tiền gửi tiền, cách thức lãi suất… Hàng loạt những

50

điểm mạnh đang được khẳng định. Mạng lưới của các NHTM đã vươn đến được khắp các vùng miền trong cả nước, đã phục vụ đa dạng các đối tượng khách hàng. Đã duy trì được thị phần lớn và ổn định, các NHTM đang chiếm giữ phần lớn thị trường tài chính của đất nước, hầu hết các doanh nghiệp trong nước là khách hàng gửi tiền và vay vốn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các NHTM cũng đang trong giai đoạn cạnh tranh sôi động giữa các NHTM nói chung với các cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn… và sự cạnh tranh giữa các NHTM nói riêng trong thu hút vốn từ dân chúng. Trong thời gian gần đây, thị trường chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kênh huy động vốn là các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Các ngân hàng đang có xu hướng liên kết với công ty bảo hiểm nhằm cho ra sản phẩm dịch vụ tài chính chung. Xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực tài chính giúp cho các bên tham gia tăng cường hiệu quả hoạt động phục vụ khách hàng, hoạt động kinh doanh thông qua việc hợp tác phát triển và đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, nó đáp ứng trọn gói nhu cầu đa dạng của khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn, hiệu quả và gia tăng tính trung thành sử dụng dịch vụ của khách hàng.

1. Tình hình hoạt động của các cơng ty bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước phát triển nhanh chóng và đột phá để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Tính đến cuối năm 2009, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 49 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó 27 DNBH phi nhân thọ, 11 DNBH nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động. Trong 10 năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Mạng lưới hoạt động của ngành bảo hiểm liên tục được mở rộng khắp các tỉnh, thành. Đến nay, ngành bảo hiểm đã tiếp cận tới hầu hết các ngành nghề sản xuất – kinh doanh với nhiều loại hình bảo hiểm

51

phong phú. Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, khối bảo hiểm phi nhân thọ đã có 600 sản phẩm do doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký với Bộ Tài chính, và 3 sản phẩm bắt buộc. Khối bảo hiểm nhân thọ có gần 200 sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê duyệt. Nếu như năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường đạt mức 19.600 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số này ước đạt khoảng 24.646 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2008, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2008. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 11.146 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2008. Ngoài ra hoạt động tái bảo hiểm cũng có những chuyển biến rõ nét. Cơ cấu phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngồi đang có xu hướng tăng lên và cơ cấu phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngồi lại có xu hướng giảm đi.

Do số lượng DNBH tham gia thị trường ngày càng tăng, đã làm cho thị trường ln có sự cạnh tranh sơi động. Điều này đã buộc các DNBH phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Những giải pháp mà các DNBH thường áp dụng là nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến công nghệ quản lý, chú trọng phát triển thương hiệu… Quá trình này diễn ra liên tục, vì vậy đã làm cho thị trường càng ngày càng sôi động hơn và năng lực cạnh tranh của từng DNBH cũng được cải thiện đáng kể.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng, ổn định của thị trường, vai trò vị thế của Việt Nam được nâng cao trên thị trường quốc tế và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương và song phương, như các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt chúng ta đã gia nhập WTO và thực hiện các cam kết hội nhập về tự do hóa thương mại, dịch vụ tài chính trong đó có bảo hiểm. Điều này cho thấy, thị

52

trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới.

Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp đáng kể vào việc giải quyết những rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xh, cải thiện mơi trường đầu tư, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể nói tốc độ tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và hình thức sở hữu của các DNBH Việt Nam là khá nhanh chóng, và đó là những bước tiến thuận lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, đã bộc lộ những yếu kém nhất định. Năng lực hoạt động kinh doanh của các DNBH còn nhiều hạn chế. Phần lớn là do năng lực tài chính yếu kém cho nên đã lệ thuộc quá nhiều và hoạt động tái bảo hiểm. Kinh nghiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số bộ phận cán bộ cịn yếu đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình hoạt động kinh doanh. Thực trạng này thể hiện rõ trong các khâu, như: đánh giá và quản lý rủi ro, tính phí bảo hiểm, thiết kế sản phẩm, tổ chức kênh phân phối, giám định và bồi thường tổn thất…

Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ bé, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế này thể hiện rõ ở tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trong GDP có tăng song vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế (Singapo là 6,00%; Thái Lan 4,7%; mức trung bình trên thế giới là 7,8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá cao, dân số đông nhưng đến cuối năm 2009 các DNBH nhân thọ mới chỉ khai thách hơn được hơn 9 triệu hợp đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ cũng trong tình trạng tương tự. Chính vì tỷ trọng tham gia bảo hiểm còn nhỏ bé, quy luật “Số đơng bù số ít” trong bảo hiểm bị hạn chế, cho nên khi rủi ro xảy ra, tỷ lệ khách hàng được hưởng quyền lợi bảo hiểm thấp, hậu quả của rủi ro chưa thực sự được san sẻ. sản phẩm cung cấp còn bỏ trống nhiều mảng mà xã hội quan tâm, ví dụ mảng bảo

53

hiểm nông nghiệp, dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong các lĩnh vực xây dựng, y tế, kỹ thuật, thiết kế… Dịch vụ bảo hiểm hiện tại phần lớn tập trung vào đối tượng khách hàng là các tổ chức (với bảo hiểm phi nhân thọ) và những cá nhân có thu nhập cao, ổn định tại các thành phố lớn, gần như bỏ qua đối tượng khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa…

Sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cịn mang lợi ích kinh tế cục bộ, chưa thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp. Tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua thiếu lành mạnh và diễn ra theo hướng phức tạp. Thủ đoạn cạnh tranh đa phần là hạ phí, đơi lúc mở rộng điều kiện áp dụng những điều khoản bổ sung có lợi cho khách hàng, hoặc nâng cao hoa hồng cho khách hàng… Điều này rất nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của thị trường, và mặc dù đã có những quy định xử phạt, nhưng tình trạng trên vẫn thường xun xảy ra. Ngồi ra còn tồn tại một số điểm yếu của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước như năng lực tài chính yếu, năng lực tổ chức kinh doanh kém. Trong cơng tác quản lý cịn nhiều lỏng lẻo, nhất là đội ngũ đại lý, tư vấn viên bảo hiểm, hiện tượng đại lý, tư vấn “có vấn đề” với tiền phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm vẫn cịn tồn tại. Việc thơng đồng giữa nhân viên công ty bảo hiểm và khách hàng gian lận trong lập hồ sơ giải quyết bồi thường còn diễn ra… và hàng loạt các vấn đề khác thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý ở các công ty bảo hiểm.

Hiện tại, khâu thiết kế sản phẩm bảo hiểm còn chưa phát triển, chưa theo kịp được sự gia tăng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ mới bắt đầu quan tâm tới đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm, và hầu như hiện nay vẫn đang tập trung vào kênh phân phối truyền thống…

54

Với những tồn tại như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang nỗ lực tìm ra giải pháp để đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập.

3. Thực trạng liên mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm.

Trên thế giới, việc ngân hàng liên kết với các công ty bảo hiểm đã diễn ra từ rất lâu, cho đến nay tại các thị trường như châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh… đều đã đạt được đến trình độ cao. Ở Việt Nam, hoạt động liên kết này cũng được bắt đầu từ khoảng giữa những năm 90, và mức độ hợp tác được tăng lên theo thời gian.

Giai đoạn trước năm 2000, hoạt động liên kết ban đầu là việc các công ty bảo hiểm mở tài khoản tại ngân hàng, còn ngân hàng là nhà quản lý vốn nhàn rỗi đối với cơng ty bảo hiểm. Tiếp đó, quan hệ ngân hàng và công ty bảo hiểm dừng lại ở mối quan hệ vay nợ. Các cơng ty bảo hiểm đã có sự cân đối các nguồn vốn để điều chỉnh từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến 2000, bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có quỹ dự phòng nghiệp vụ lớn, nguồn tiền nhàn rỗi lớn… nhưng do các công ty bảo hiểm nhân thọ đều mới thành lập nên mối quan hệ ngân hàng và bảo hiểm vẫn chưa có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước đó.

Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, với các điều kiện thuận lợi như: nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các quy định của pháp luật khuyến khích bắt buộc cơng ty bảo hiểm phải có một mức tiền nhất định gửi tại các tổ chức tín dụng… nên mối quan hệ ngân hàng và bảo hiểm đã có những bước tiến quan trọng. Các cơng ty bảo hiểm nói chung và cơng ty bảo hiểm nhân thọ nói riêng, trong q trình tìm kiếm và phát triển các kênh phân phối đã đặc biệt quan tâm đến kênh phân phối qua các ngân hàng. Cơng ty bảo hiểm đã có các hợp đồng hợp tác với các ngân hàng dưới dạng hợp đồng cộng tác viên, hoặc hợp đồng thỏa thuận dịch vụ ngân hàng và mở tài khoản giao dịch chứng khốn… Bancassurance chính

55

thức xuất hiện ở nước ta được đánh dấu bằng sự kiện Công ty TNHH Bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA Việt Nam) ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) vào tháng 6/2001. Tiếp theo, trong năm 2002 đánh dấu sự liên kết giữa công ty Prudential với Ngân hàng Á Châu. Năm 2003, công ty Manulife ký hợp đồng liên kết với ngân hàng Đông Á và năm 2004, công ty Bảo Việt nhân thọ liên kết với Ngân hàng NN&PTNT. Như vậy, từ năm 2001 các cơng ty bảo hiểm ở Việt Nam có thêm một kênh phân phối mới để giới thiệu sản phẩm đến đối tượng khách hàng giàu tiềm năng.

Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2004, những thỏa thuận này cũng mới chỉ đề cập đến việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ tiện ích cho những khách hàng của các cơng ty bảo hiểm và sau đó sẽ được hưởng hoa hồng hoặc quyền lợi trên cơ sở kết quả của các dịch vụ mang lại. Các thỏa thuận chưa ràng buộc nghĩa vụ đầu tư hay gửi tiền của các công ty bảo hiểm tại ngân hàng, chưa có ràng buộc phát triển sản phẩm mang những đặc trưng của cả hai mảng dịch vụ tài chính này… Cho nên kết quả cịn khá khiêm tốn về doanh thu phí, mức độ kết hợp cũng như sản phẩm phân phối.

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)