Các đề xuất cụ thể đối với hoạt động quản lý mơ hình dịch vụ

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 91 - 94)

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT

1.2.Các đề xuất cụ thể đối với hoạt động quản lý mơ hình dịch vụ

1. Nhóm giải pháp vĩ mơ – giải pháp về luật pháp và chính sách của nhà

1.2.Các đề xuất cụ thể đối với hoạt động quản lý mơ hình dịch vụ

Bancassurance

 Bổ sung quy định về các kênh phân phối mới trong đó có Bancassurance

Hiện nay kênh phân phối được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ là kênh phân phối qua đại lý và môi giới bảo hiểm. Thực tế triển khai hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã hình thành và phát triển các kênh phân phối mới, trong đó có Bancassurance.

91

Sự lựa chọn mơ hình Bancassurance phụ thuộc vào điều kiện và môi trường pháp lý tại nước triển khai. Khơng có mơ hình thuần nhất nào phù hợp cho tất cả các quốc gia. Mơ hình thỏa thuận hợp tác kinh doanh – coi ngân hàng là kênh phân phối của doanh nghiệp BHNT là phù hợp với Việt Nam ở thời điểm hiện tại vì Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 có quy định ngân hàng được cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Về phía các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn cho phép ngân hàng làm đại lý tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm.

 Bổ sung quy định về cách thức bán và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của kênh Bancassurance

Quy định này nhằm phân định rõ cách thức bán và giới thiệu sản phẩm của từng kênh phân phối: đại lý, môi giới, Bancassurance, bán hàng tại điểm, bán hàng trực tiếp (direct marketing)… vì đặc điểm và trình độ lực lượng bán hàng của mỗi kênh phân phối rất khác nhau.

Dựa trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, lực lượng bán hàng của kênh phân phối Bancassurance nên là đội ngũ nhân viên ngân hàng và chỉ bán qua các hệ thống các chi nhánh của ngân hàng. Quy định này nhằm đảm bảo sự không phân tán về lực lượng bán hàng của kênh phân phối này; thuận tiện trong công tác quản lý; đơn giản trong cơ chế chi trả hoa hồng… Dần dần, sau khoảng 3-5 năm, khi Bancassurance ở Việt Nam trở nên quen thuộc và phát triển hơn thì việc bổ sung quy định về lực lượng bán hàng (các chuyên gia tài chính, các đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, cộng tác viên của ngân hàng…) là cần thiết nhằm tăng cường lực lượng bán hàng, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của Bancassurance.

 Quy định cụ thể về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm mà một ngân hàng được liên kết.

92

Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp bảo hiểm thì ngân hàng là đại lý tổ chức, vì vậy theo quy định hiện hành về kinh doanh bảo hiểm thì đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý tại hai doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau trừ trường hợp được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm nơi đại lý làm việc. Vì vậy, nếu như tại bàn thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý thì ngân hàng mới được ký bản thỏa thuận hợp tác để làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật thơng tin, cũng như để đảm bảo ngân hàng quan tâm đến hoạt động của mơ hình Bancassurance hơn, cần quy định trong thời gian đầu ngân hàng chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp bảo hiểm, không cho phép trường hợp ngân hàng cùng một lúc làm đại lý cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như tình trạng hiện nay (như VCB hiện đang làm đại lý bảo hiểm cho Prudential, AIG; Vietinbank làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt Nhân thọ và AIG, Habubank làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt nhân thọ và Prevoir…). Sau 3-5 năm kể từ khi ban hành quy định, có thể nghiên cứu quy định cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm được tự do liên kết trong hoạt động này.

 Bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho đại lý bảo hiểm tổ chức.

Cần phải bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho hoạt động Bancassurance, chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm mà quy định pháp luật cho phép triển khai của kênh phân phối này. Tỷ lệ hoa hồng của kênh phân phối này cần hấp dẫn hơn so với tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm hiện tại quy định đối với đội ngũ đại lý và môi giới bảo hiểm.

93

 Bổ sung quy định về chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đối với đội ngũ bán hàng của kênh Bancassurance.

Quy định hiện hành chỉ đưa ra chương trình đào tạo đối với các đại lý cá nhân. Còn đối với đại lý tổ chức chỉ quy định “các nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động bán bảo hiểm của đại lý tổ chức phải được đào tạo và cấp chứng chỉ” nhưng lại khơng có quy định về chương trình đào tạo đối với lực lượng bán hàng này. Vì vậy, đề xuất nên có quy định riêng về chương trình đào tạo đối với các nhân viên ngân hàng – là nhân viên của đại lý tổ chức.

Ngoài ra các nhà làm luật cũng cần quan tâm đến các quy định về cơ chế chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, chế độ báo cáo… nhằm bảo vệ thông tin của khách hàng tham gia bảo hiểm và kịp thời có biện pháp quản lý giám sát hiệu quả đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 91 - 94)