Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 73 - 77)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MƠ HÌNH

1. Những kết quả đạt đƣợc

Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ nhưng nó lại hứa hẹn những tiềm năng phát triển: Theo khảo sát của tập đồn tài chính Bảo Việt, số lượng ngân hàng bán các sản phẩm bảo hiểm trên thế giới đạt ở mức rất cao như ở Mỹ 50%; Châu Âu từ 70 – 90%... Trong khi đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khá cao do nhu cầu chưa được khai thác hiệu quả, tiền nhàn rỗi trong dân cư cịn khá lớn. Thêm vào

73

đó, người Việt Nam có truyền thống lo xa, tiết kiệm, hy sinh vì con cháu… nên khản năng phát triển Bancassurance tại Việt Nam là rất lớn.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng, ổn định cảu thị trường, vai trò vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác thương mại; dịch vụ tài chính đa phương và song phương, như với các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt chúng ta đã gia nhập WTO và thực hiện cam kết hội nhập về tự do hóa thương mại, dịch vụ tài chính trong đó có bảo hiểm. Điều này cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới. Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm về quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến, tăng khả năng thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ công nghệ…

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ và khẩn trương hơn nữa trong công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng, bảo hiểm trong nước nhằm tránh tụt hậu và thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hội nhập cũng cho phép thiết lập chính sách tiền tệ có phịng ngừa rủi ro và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Từ đó, mơi trường pháp lý và thị trường sẽ dần hồn thiện, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư và khuyến khích các luồng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8%/năm, thu nhập của người dân được tăng lên và chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 chỉ số GDP/người của Việt Nam sẽ đạt 1.000USD, và hơn nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất trên thế

74

giới. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông, tạo ra nhu cầu cao về BHNT cũng như các dịch vụ bảo hiểm tiện ích sẽ được quan tâm hơn. Hiện nay dân số Việt Nam là hơn 86 triệu người – đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 1 triệu người. Tuy nhiên, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua BHNT mới chiếm 3,45% tổng số tiết kiệm trong khu vực dân cư.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam có mạng lưới chi nhánh rất rộng, rất thuận lợi trong việc hỗ trợ khách hàng dễ dàng trong việc đóng phí bảo hiểm, hỗ trợ các công ty bảo hiểm phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong q trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng: ATM, thẻ khấu trừ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card), trung tâm điện thoại (call centre), nối mạng trong hệ thống các ngân hàng dịch vụ chuyển và nhận tiền, chuyển khoản ra nước ngoài…

Dưới tác động của nhiều nhân tố, mơ hình Bancassurance ở Việt Nam phát triển với những hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ liên kết giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Mức độ liên kết này ngày càng chặt chẽ, khăng khít hơn… Ban đầu, các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm ngân hàng ít nhiều mang đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ như: Tiết kiệm định kỳ, Tích lũy Bảo An của Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), An Sinh Tiết kiệm của Ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank), thẻ liên kết Đông Á – Manulife (Ngân hàng Đông Á và công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam)... Tiến xa hơn, các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác với nhau để bán các sản phẩm mang tính hợp nhất giữa ngân hàng và bảo

75

hiểm. Năm 2002, Bảo Việt đã ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) để hợp tác khai thác bảo hiểm nhân thọ; Giữa năm 2004, Bảo Việt Nhân thọ ký thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) để hợp tác khai thác bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm qua ATM, chuyển khoản, chi trả quyền lợi qua ngân hàng.

Tiếp đó là cấp độ hợp tác trung bình mà biểu hiện là ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với nhau thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm châu Á – Ngân hàng Công thương; Doanh nghiệp bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV- QBE). Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp bảo hiểm: Vietcombank có cổ phần ở Pjico, Bảo Việt Nhân thọ hiện đang nắm giữ cổ phần của Ngân hàng Hàng hải… Sự xâm nhập vào nhau của hai loại hình định chế tài chính lớn này trong tương lai sẽ trở thành phổ biến. Các ngân hàng cũng xúc tiến thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc như trường hợp của BIDV thành lập công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

Bancassurance ở Việt Nam cũng đã phát triển thành marketing “thân thiện” – bán nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau cho đối tượng khách hàng hiện có. Chẳng hạn như, Prevoir – cơng ty bảo hiểm nhân thọ của Pháp bán bảo hiểm nhân thọ theo một kênh phân phối mà trước đó chưa có cơng ty bảo hiểm nhân thọ nào ở Việt Nam thực hiện – qua bưu điện.

Trong năm 2009, hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và sâu hơn. Từ chỗ các ngân hàng chỉ thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, đến nay nhiều ngân hàng đã trở thành đại lý, người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân

76

thọ, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang phát triển mạnh kênh bán hàng này. Những thỏa thuận ký kết nhằm phân phối sản phẩm giữa ngân hàng và cy bảo hiểm đạt được nhiều hơn và đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Một cơng ty bảo hiểm bắt tay với nhiều ngân hàng để phân phối sản phẩm của mình và ngược lại, một ngân hàng có thể hợp tác với nhiều cơng ty bảo hiểm. Sự hợp tác mạnh mẽ này sẽ mang lại cho khách hàng những ưu đãi và tiện ích, khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói tại ngân hàng – nơi được xem như một siêu thị tài chính.

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng mô hình bancassurane vào thị trường bảo hiểm việt nam (Trang 73 - 77)