Vai trò của hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay 001 (Trang 30 - 32)

1.3.1 .Mục tiêu đào tạo nghề

1.4. Đặc điểm và vai trò của đào tạo dạy nghề

1.4.2. Vai trò của hoạt động dạy nghề

Bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào, muốn đạt kết quả tốt bao giờ cũng phải đảm bảo 2 mặt chủ yếu:

- Tính chính xác, nhanh gọn của các thao tác, động tác chính là kỹ xảo

- Cách tổ chức sản xuất, hình thành kỹ năng, phát triển tư duy.

- Vai trò cốt lõi của dạy học thực hành nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng hành dụng trên cơ sở những liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.

1.4.2.1. Kỹ năng và kỹ xảo

Kỹ năng và kỹ xảo là hai thuật ngữ thường được dùng để chỉ sự thực hiện các hành động, hoạt động trong đời sống hoặc trong lao động nghề nghiệp. Hai thuật ngữ này có quan hệ chặt chẽ với nhau và phát triển trên nền kiến thức thu nhận được. Theo từ điển tiếng Việt (2002), kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Từ góc độ tâm lý học về dạy thực hành, kỹ năng được hiểu là: “Khả năng của con người thực hiện cơng việc một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp trong các điều kiện nhất định và dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có”. Căn cứ vào các yếu tố hợp thành kỹ năng và tính chất phức tạp của hoạt động để phân loại kỹ năng đơn giản (kỹ năng đọc, kỹ năng cần nắm,...), kỹ năng phức tạp (kỹ năng học tập, kỹ năng giũa...), kỹ năng chung

và kỹ năng riêng. Kỹ năng được hình thành theo những quy luật nhất định. Việc thực hành kỹ năng bắt đầu từ sự nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể. Có thể phân chia một cách tương đối gồm 5 giai đoạn hình thành kỹ năng:

- Giai đoạn hình thành sơ bộ: Nhận thức được mục đích của hành động và tìm

tịi các phương pháp thực hiện hành động, dựa trên các kiến thức và kỹ xảo đã có từ trước.

- Giai đoạn hoạt động chưa khéo léo: Hiểu biết về các phương pháp thực hiện

hành động và sửu dụng được những kỹ xảo đã có.

- Giai đoạn hình thành các kỹ năng đơn lẻ nhưng có tính chất chung cho các

hoạt động: có nhiều kỹ năng riêng lẻ có tính chất hẹp nhưng lại cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau (kỹ năng kế hoạch hoá, kỹ năng tổ chức).

- Giai đoạn kỹ năng phát triển cao: sử dụng một cách sáng tạo những kiến

thức và kỹ xảo nghề nghiệp vào thực tiễn, nhận thức đúng mục đích và động cơ lựa chọn các phương pháp để đạt được mục đích.

- Giai đoạn đạt trình độ tay nghề cao (lành nghề): Vận dụng một cách sáng tạo

các kỹ năng khác nhau vào các hoàn cảnh khác nhau.

Từ điển tiếng Việt (2002) định nghĩa kỹ xảo là kỹ năng đạt đến mức thuần thục. Kỹ xảo là năng lực thực hiện hành động với độ chính xác cao, tốc độ nhanh và hợp lý nhất. Trong tâm lý học dạy thực hành, người ta coi: “Kỹ xảo là hoạt động hay thành phần của hoạt động đã được tự động hoá nhờ quá trình luyện tập”. Trong đào tạo nghề, kỹ xảo thường bao gồm 3 loại kỹ xảo: kỹ xảo vận động, kỹ xảo cảm giác, kỹ xảo trí tuệ. Các loại kỹ xảo này có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, khó có thể tách rời trong hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ như việc đánh búa của người thợ rèn bao gồm 3 loại kỹ xảo.

- Giai đoạn nhận thức kỹ xảo: ở giai đoạn này, học sinh mới hiểu rõ mục đích nhưng chưa rõ phương tiện đạt mục đích. Có nhiều sai lầm khi thực hiện hành động.

- Giai đoạn: Thực hiện hành động một cách tự giác nhưng chưa khéo léo. ở giai đoạn này học sinh nhận thức rõ cần phải làm như thế nào, nhưng khi thực hiện lại thiếu chính xác, có những hành động thừa, mặc dầu vẫn có sự tập trung chú ý.

- Giai đoạn: Tự động hoá kỹ xảo: Việc thực hiện hành động ngày càng tốt hơn, có chất lượng hơn, động tác thừa giảm dần.

- Giai đoạn tự động hố đạt trình độ cao. Hành động trở lên chính xác, nhanh, vững chắc, khơng có động tác thừa.

1.4.2.2. Mối quan hệ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo

Tri thức là thành tố tạo thành kỹ năng, có hiểu biết cơng việc mới có thể thực hiện được cơng việc, mặt khác tri thức cũng là cơ sở để hình thành và hồn thiện kỹ xảo. Kỹ năng, kỹ xảo có tác dụng ngược trở lại đến tri thức, nhờ hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh càng hiểu rõ thêm về hoạt động ấy. Sự hình thành và phát triển cả kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của các bài luyện tập. Những bài luyện tập nghèo nàn về nội dung, đơn điệu sẽ không tạo ra sự hứng thú cho học sinh, ngược lại các bài luyện tập đa dạng và phong phú sẽ giúp học sinh say mê luyện tập, tạo cho họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tế sau này. Do vậy trong quá trình luyện tập kỹ năng, kỹ xảo cần bố trí các bài luyện tập tạo ra các sản phẩm, tăng dần độ khó của mỗi bài tập, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay 001 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)