Thực trạng cơng tác quản lí của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay 001 (Trang 45 - 47)

2.1.1 .Quá trình thành lập và phát triển nhà trường

2.1.7. Thực trạng cơng tác quản lí của nhà trường

Chức năng quản lí là hoạt động cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định. Vì vậy để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra thì phải thực hiện tốt các chức năng quản lí. Trong hoạt động quản lí của nhà trường cơng tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đã dược nhà trường thực hiện nghiêm túc.

- Công tác lập kế hoạch

Căn cứ vào chỉ tiêu được Sở lao động TBXH Hà nội giao hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường như: Đội ngũ giáo viên phòng học, xưởng thực hành, thiết bị máy moóc và các nguồn kinh phí. Hiệu trưởng chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch cho năm học bao gồm: Mục tiêu tổng quát, Mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, Thời lượng và tiến độ thực hiện, mức huy động về tài lực vật lực...Bản kế hoạch được thông qua hội nghị lãnh đạo nhà trường thống nhất và được hiệu trưởng phê duyệt.

Qua kế hoạch tổng thể, các phịng, khoa, tổ mơn và giáo viên lập kế hoạch cho đơn vị và cá nhân, đó là cơ sở để triển khai thực hiện cho từng tháng, học kỳ, năm học được hiệu trưởng phê duyệt và là cơ sở để giám sát kiểm tra thực hiện.

Công tác lập kế hoạch là một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nhiệm vụ trọng tâm trước khi bước vào năm học mới, công tác lập kế hoạch đã được nhà trường thực hiện tương đối tốt, vì thế các bộ phận thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Quản lí các hoạt động nhất là hoạt động dạy học của nhà trường đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên thực tế trong những năm qua công tác lập kế hoạch chi tiết của một số các bộ

phận còn chậm hoặc chưa sát với thực tế do vậy dẫn đến việc triển khai thực hiện phải điều chỉnh ảnh hưởng tới kế hoạch, nhiệm vụ chung của nhà trường.

- Công tác tổ chức

Kế hoạch được thông qua tập thể và được hiệu trưởng phê duyệt. Tiến hành đôn đốc các bộ phận triển khai thực hiện kế hoạch tới toàn bộ cán bộ, Giáo viên và Học sinh. Căn cứ vào trình độ, năng lực, hoàn cảnh của từng người, BGH kết hợp với lãnh đạo các phòng khoa tiến hành bố trí sắp xếp cơng tác trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các thành viên, xây dựng cơ chế phối hợp giám sát trong công việc giữa các thành viên trong bộ phận. Tiến hành xây dựng cơ chế giảng dạy, cơ chế hoạt động trong toàn trường trên cơ sở cơ chế của nhà nước ban hành. Trong quá trình thực hiện thường xuyên được điều chỉnh, hồn thiện thơng qua hệ thống quản lí.

- Cơng tác chỉ đạo

Hiệu trưởng ra quyết định và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường, duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống hoạt động của nhà trường, để các bộ phận hoạt động ăn khắp nhịp nhàng. Các cấp lãnh đạo thường xuyên giám sát các hoạt động trong nhà trường, thiét lập các kênh thơng tin quản lí, nắm bắt khai thác có hiệu quả các kênh thông tin quản lí tham mưu cho hiệu trưởng ra các quyết định quản lí nhằm can thiệp, uốn nắn, điều chỉnh... từ đó đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động dạy học đi vào nề nếp, vận hành đúng hướng, duy trì và phát triển đúng mục tiêu đã đề ra.

Phát huy tình dân chủ, quyền làm chủ, tích cực, sáng tạo của cán bộ,GV, CNV trong nhà trường, phát huy các hoạt động của các tổ chức chính trị - Xã hội trong nhà trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ, Giáo viên, CNV, Học sinh trong nhà trường, tạo mơi trường lành mạnh đồn kết, gắn bó từ đó phát huy nội lực phát triển sự nghiệp chung.

- Cơng tác kiểm tra, đánh giá

Mục đích của kiểm tra là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lí nhằm phát hiện các sai lệch, từ đó kịp thời điều chỉnh các sai lệch làm cho bộ máy vận hành có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm tra đánh giá ln gắn

bó hữu cơ với nhau. Qua kiểm tra đánh giá mức độ công việc thực hiện so với kế hoạch đã đạt được bao nhiêu để từ đó có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Trong những năm qua lãnh đạo nhà trường nói chung, BGH nói riêng đã thực hiện tương đối tốt các chức năng quản lí, tuy nhiên lực lượng quản lí đa số cịn trẻ chưa qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ quản lí, chủ yếu qua kinh nghiệm, tự đào tạo. Do vậy trong q trình thực hiện cịn lúng túng, một số mặt hiệu quả quản lí cịn chưa cao ở một số khâu, một số bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay 001 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)