1.3.1 .Mục tiêu đào tạo nghề
1.3.5. Đánh giá kết quả họctập
Đánh giá kết quả thành tích học tập của học sinh là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy học. Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là cơng cụ đo trình độ người học. Qua đánh giá giúp cho các nhà quản lí điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, kế hoạch dạy học đồng thời giúp giáo viên luôn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm:
- Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo dục.
Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của đánh giá kết quả học tập của học sinh và đó chính là độ giá trị của đánh giá. Không đạt yêu cầu này thì coi như cả quá trình đánh giá là khơng đạt.
- Đảm bảo tính khách quan. Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của đánh
giá kết quả học tập của học sinh vừa đòi hỏi kết quả đánh giá, phải phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của học sinh vừa đòi hỏi kết quả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người đánh giá. Thực hiện được yêu cầu này không những nhằm thu được những thông tin phản hồi chính xác mà cịn đảm bảo được sự cơng bằng trong đánh giá, vốn là một trong những yêu cầu có ý nghĩa giáo dục và xã hội to lớn.
- Đảm bảo tính cơng khai. Đảm bảo tính cơng khai trong đánh giá kết quả
học tập của học sinh từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu cơng bố kết quả khơng những có ý nghĩa giáo dục mà cịn có ý nghĩa xã hội, thể hiện tính dân chủ cũng như góp phần hạn chế tiêu cực trong giáo dục.
Bốn yêu cầu cơ bản trên có thể dùng làm thước đo giá trị của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ngoài ra, cần phải bảo đảm ý nghĩa của việc đánh giá kết quả như sau:
- Đối với giáo viên: Xác định được thành tích và thái độ của từng học sinh nghề và của tồn bộ lớp học, qua đó phân tích ngun nhân của những kết quả thu được từ đó tìm ra biện pháp để cải tiến công tác sư phạm.
chính mình so với u cầu đặt ra trong chương trình giáo dục.
- Đối với người quản lí giáo dục: Rút ra được những trọng tâm của công tác giáo dục và giáo dưỡng ở cơ sở đào tạo của mình từ đó có những biện pháp trong công tác tổ chức, quản lí và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của trường. 1.4. Đặc điểm và vai trò của đào tạo dạy nghề
1.4.1. Đặc điểm của hoạt động dạy nghề 1.4.1.1. Đặc điểm chung của dạy nghề 1.4.1.1. Đặc điểm chung của dạy nghề
Dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề trong đào tạo nghề có cùng một mục đích, nhưng lại có những nhiệm vụ khác nhau. Dạy học thực hành nghề thể hiện sự khác biệt chính ở những điểm sau:
+ Trong dạy thực hành nghề có mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn sản xuất, trong khi đó dạy lý thuyết nghề có mối liên hệ gián tiếp với sản xuất.
+ Trong dạy thực hành đơn vị thời gian là ngày, học ở nơi đào tạo nghề như: Xưởng thực hành, hoặc phân xưởng sản xuất ngoài xí nghiệp hoặc ở phịng học thực nghiệm. Nhưng trong dạy lý thuyết thời gian là tiết học ở lớp hoặc ở phòng học.
+ Trong dạy thực hành nghề, số lượng học sinh nghề rất khác nhau (thường có từ 15 đến 25 học sinh cho mỗi ca). Trong dạy lý thuyết nghề thì số lượng học sinh lớn hơn (thường từ 30 đến 50 học sinh) và khơng thay đổi trong tồn bộ thời gian.
+ Trong dạy thực hành nghề trên cơ sở của lao động thực tế trong sản xuất mà tự tổ chức nơi làm việc, vị trí đứng máy, các quy định về an tồn, về bảo hộ lao động phức tạp hơn trong dạy lý thuyết nghề.
+ Lao động sư phạm của giáo viên và lao động học tập của học sinh trong dạy học thực hành nghề không đơn thuần là lao động trí óc mà cịn có tính chất thể chất rõ rệt, đòi hỏi nỗ lực thể chất lớn hơn khi dạy học lý thuyết.
1.4.1.2. Tính chất xã hội của dạy nghề
Quá trình dạy học trong đào tạo nghề có liên hệ chặt chẽ với quá trình lao động xã hội. Đây là một vấn đề cơ bản trong đào tạo nghề nghiệp người giáo viên dạy thực hành phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, bởi vì chính thơng qua lao động thực tiễn đã rút ra để rồi xây dựng mục đích và nhiệm vụ của dạy học thực hành nghề.
+ Trong đào tạo thực hành nghề tính chất của sự lĩnh hội nhận thức của học sinh đã từng bước chuyển biến từ hoạt động có tính chất học tập thuần t sang tính chất học tập lao động rồi đến tính chất lao động-học tập và cuối cùng trong giai đoạn thực tập ở vị trí người cơng nhân hoạt động của học sinh hầu như hoàn toàn mang tính chất lao động. Trong đào tạo nghề, nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” thể hiện rất rõ nét, đồng thời cũng có điều kiện khách quan thuận lợi để thực hiện một cách triệt để.
+ Trong dạy học thực hành nghề lao động học tập có tính chất phân hố cao do sự đa dạng phong phú của các yêu cầu đặc trưng của hàng trăm nghề đào tạo khác nhau của các loại hình và con đường đào tạo khác nhau.
1.4.2. Vai trò của hoạt động dạy nghề
Bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào, muốn đạt kết quả tốt bao giờ cũng phải đảm bảo 2 mặt chủ yếu:
- Tính chính xác, nhanh gọn của các thao tác, động tác chính là kỹ xảo
- Cách tổ chức sản xuất, hình thành kỹ năng, phát triển tư duy.
- Vai trò cốt lõi của dạy học thực hành nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng hành dụng trên cơ sở những liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.
1.4.2.1. Kỹ năng và kỹ xảo
Kỹ năng và kỹ xảo là hai thuật ngữ thường được dùng để chỉ sự thực hiện các hành động, hoạt động trong đời sống hoặc trong lao động nghề nghiệp. Hai thuật ngữ này có quan hệ chặt chẽ với nhau và phát triển trên nền kiến thức thu nhận được. Theo từ điển tiếng Việt (2002), kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Từ góc độ tâm lý học về dạy thực hành, kỹ năng được hiểu là: “Khả năng của con người thực hiện cơng việc một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp trong các điều kiện nhất định và dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có”. Căn cứ vào các yếu tố hợp thành kỹ năng và tính chất phức tạp của hoạt động để phân loại kỹ năng đơn giản (kỹ năng đọc, kỹ năng cần nắm,...), kỹ năng phức tạp (kỹ năng học tập, kỹ năng giũa...), kỹ năng chung
và kỹ năng riêng. Kỹ năng được hình thành theo những quy luật nhất định. Việc thực hành kỹ năng bắt đầu từ sự nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể. Có thể phân chia một cách tương đối gồm 5 giai đoạn hình thành kỹ năng:
- Giai đoạn hình thành sơ bộ: Nhận thức được mục đích của hành động và tìm
tịi các phương pháp thực hiện hành động, dựa trên các kiến thức và kỹ xảo đã có từ trước.
- Giai đoạn hoạt động chưa khéo léo: Hiểu biết về các phương pháp thực hiện
hành động và sửu dụng được những kỹ xảo đã có.
- Giai đoạn hình thành các kỹ năng đơn lẻ nhưng có tính chất chung cho các
hoạt động: có nhiều kỹ năng riêng lẻ có tính chất hẹp nhưng lại cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau (kỹ năng kế hoạch hoá, kỹ năng tổ chức).
- Giai đoạn kỹ năng phát triển cao: sử dụng một cách sáng tạo những kiến
thức và kỹ xảo nghề nghiệp vào thực tiễn, nhận thức đúng mục đích và động cơ lựa chọn các phương pháp để đạt được mục đích.
- Giai đoạn đạt trình độ tay nghề cao (lành nghề): Vận dụng một cách sáng tạo
các kỹ năng khác nhau vào các hoàn cảnh khác nhau.
Từ điển tiếng Việt (2002) định nghĩa kỹ xảo là kỹ năng đạt đến mức thuần thục. Kỹ xảo là năng lực thực hiện hành động với độ chính xác cao, tốc độ nhanh và hợp lý nhất. Trong tâm lý học dạy thực hành, người ta coi: “Kỹ xảo là hoạt động hay thành phần của hoạt động đã được tự động hoá nhờ quá trình luyện tập”. Trong đào tạo nghề, kỹ xảo thường bao gồm 3 loại kỹ xảo: kỹ xảo vận động, kỹ xảo cảm giác, kỹ xảo trí tuệ. Các loại kỹ xảo này có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, khó có thể tách rời trong hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ như việc đánh búa của người thợ rèn bao gồm 3 loại kỹ xảo.
- Giai đoạn nhận thức kỹ xảo: ở giai đoạn này, học sinh mới hiểu rõ mục đích nhưng chưa rõ phương tiện đạt mục đích. Có nhiều sai lầm khi thực hiện hành động.
- Giai đoạn: Thực hiện hành động một cách tự giác nhưng chưa khéo léo. ở giai đoạn này học sinh nhận thức rõ cần phải làm như thế nào, nhưng khi thực hiện lại thiếu chính xác, có những hành động thừa, mặc dầu vẫn có sự tập trung chú ý.
- Giai đoạn: Tự động hoá kỹ xảo: Việc thực hiện hành động ngày càng tốt hơn, có chất lượng hơn, động tác thừa giảm dần.
- Giai đoạn tự động hố đạt trình độ cao. Hành động trở lên chính xác, nhanh, vững chắc, khơng có động tác thừa.
1.4.2.2. Mối quan hệ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo
Tri thức là thành tố tạo thành kỹ năng, có hiểu biết cơng việc mới có thể thực hiện được cơng việc, mặt khác tri thức cũng là cơ sở để hình thành và hồn thiện kỹ xảo. Kỹ năng, kỹ xảo có tác dụng ngược trở lại đến tri thức, nhờ hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh càng hiểu rõ thêm về hoạt động ấy. Sự hình thành và phát triển cả kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của các bài luyện tập. Những bài luyện tập nghèo nàn về nội dung, đơn điệu sẽ không tạo ra sự hứng thú cho học sinh, ngược lại các bài luyện tập đa dạng và phong phú sẽ giúp học sinh say mê luyện tập, tạo cho họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tế sau này. Do vậy trong quá trình luyện tập kỹ năng, kỹ xảo cần bố trí các bài luyện tập tạo ra các sản phẩm, tăng dần độ khó của mỗi bài tập, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
1.5. Nội dung quản lý quá trình dạy học trong đào tạo nghề
1.5.1. Quản lí kế hoạch dạy học
Quản lí kế hoạch dạy học được tiến hành trong q trình quản lí kế hoạch đào tạo chung. Quản lí kế hoạch bao gồm việc thu nhập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu dạy học. Nội dung của kế hoạch dạy học thực hành phải thể hiện được:
- Mục tiêu đào tạo thực hành và mục tiêu đào tạo chung.
- Thời gian và phân bổ thời gian cho khoá học.
- Thời gian thực học tối thiểu trong hoạt động thực hành.
1.5.2. Quản lí nội dung dạy học
Quản lí nội dung kế hoạch giảng dạy là một biện pháp quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo về mặt kỹ thuật và chuyên môn, bao gồm:
- Quản lí thực hiện kế hoạch tiến độ thời gian và các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác.
- Quản lí nội dung, kế hoạch giảng dạy.
- Quản lí hoạt động thực tập tay nghề.
Yêu cầu của cơng tác quản lí là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình mơn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho học sinh theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy giáo thành kiến thức của mình, từ đó vận dụng vào thực tiễn.
1.5.3. Quản lí chương trình dạy học
Chương trình đào tạo bao gồm toàn bộ nội dung kiến thức của các môn học và mơ đun thực hành được bố trí theo thời lượng của một nghề, theo cấp bậc đào tạo. Việc quản lí chương trình đào tạo là quản lí trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nhằm thực hiện đúng, đầy đủ nội dung đã được đặt ra theo mục tiêu đã xác định đối với mỗi cấp bậc đào tạo.
Căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng tiến độ đào tạo cho khoá học, năm học, lịch trình giảng dạy của các nghề trong nhà trường qua đó triển khai việc phân công cho giáo viên nghiên cứu nắm bắt chương trình và chuẩn bị cho mơn học như (giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học ...). Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên để hoàn thành được chức năng, trách nhiệm của mình, đảm bảo cho chất lượng đào tạo đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho hoạt động đào tạo đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo.
1.5.4. Quản lí việc sử dụng phương pháp dạy học
Trong đào tạo, quản lí phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cơng tác quản lí địi hỏi người quản lí phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mơ hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo quy trình đào tạo. Quản lí phương pháp dạy học phải đảm bảo định hướng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng
nghề hay chun mơn, thường xun khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp tiên tiến và học sinh rèn luyện kỹ năng học tập theo các phương pháp đó. Tính chất chung của các phương pháp này là:
- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.
- Dựa vào môi trường hoạt động chủ động của chính người học.
- Tạo ra mơi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ sư phạm có tính dân chủ.
- Tuân thủ các quy tình cơng nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.
- Thích hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học, trong đó có cơng nghệ thông tin hiện đại.
- Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân.
1.5.5. Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên
Quản lí giảng dạy của giáo viên có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trong quy định về nhiệm vụ của người giáo viên. Nội dung quản lí bao gồm:
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý, phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, vị trí của cơng tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- Đơn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giáo viên; Thường