Đánh giá chung thực trạng quản lý quá trình dạy học trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay 001 (Trang 63 - 68)

2.2.1 .Mục đích khảo sát

2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý quá trình dạy học trường

nghề Sơn Tây

Đánh giá chung về thực trạng quản lý quá trình dạy học trường Trung cấp nghề Sơn Tây cho ta thấy quản lý công tác lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch là yếu tố đầu tiên trong quá trình quản lý. Trường Trung cấp nghề Sơn Tây đã nhận thức rõ vấn đề này, hàng năm chuẩn bị vào đầu năm học mới căn cứ vào kế hoạch đào tạo của Nhà trường, Trường lập kế hoạch đào tạo cho các lớp, tổ chức cho GV lập kế hoạch giảng dạy mơn học mình phụ trách.

Cơng tác quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học thực hành cũng được đánh giá cao. Thể hiện qua kỳ Hội giảng năm học 2012 – 2013 đã có 100% GV thực hành của trường Trung cấp nghề Sơn Tây tham gia Hội giảng áp dụng phương pháp dạy học tích cực hóa người học.

Quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV thực hành cũng được đánh giá cao. Vì nghề ở Trường Trung cấp nghề Sơn Tây là nghề nặng nhọc, vị trí dạy học thực hành ở trong xưởng, hoặc doanh nghiệp nên GV dạy thực hành nghề càng phải nêu cao trách nhiệm của người GV hơn nữa.

Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung giảng dạy thực hành. Chương trình giảng dạy thực hành nằm trong chương trình đào tạo của nghề, thực hành chủ yếu được lồng ghép với lý thuyết chuyên môn trong các mô đun đào tạo nghề. Là trường đào tạo nghề nhưng tỷ lệ thực hành chưa cân xứng.

Quản lý hoạt động học thực hành của học sinh được đánh giá ở vị trí trung bình, đặc thù nghề cơ khí là nghề nặng nhọc, vị trí học thực hành khơng tập trung, các em phải học tập, làm việc theo nhóm, việc sâu sát, quan tâm, hướng dẫn đến từng em học sinh cần phải được quan tâm hơn.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học thực hành trong trường được đánh giá tương đối thấp, vì nhà trường đánh giá GV dựa vào kết quả học tập của HSSV nên GV có phần dễ dãi quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học thực hành. Từ đây thấy rằng việc quản lý chưa được quan tâm nhiều.

Quản lý công tác, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV dạy thực hành đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong những năm vừa qua, nhà trường đều cử GV của trường đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên công tác này chỉ thực hiện khi có sự chỉ đạo hoặc có triệu tập của các cấp quản lý.

Quản lý hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất ở nhà trường vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Từ kết quả thu được ở trên ta thấy một số ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân sau đây.

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

a. Ưu điểm:

- Bộ máy cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trường Trung cấp nghề Sơn Tây có ý thức, nhiệt tình và có kinh nghiệm trong tổ chức giảng dạy thực hành nghề.

- Đội ngũ cán bộ, GV thực hành của trường hiện nay có trình độ tay nghề cao, tâm huyết với nghề nghiệp, đồn kết tốt, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của trường học công nghệ.

- CSVC, trang thiết bị phục vụ thực hành có thể đáp ứng được cơ bản yêu cầu cần thiết của dạy học thực hành nghề.

- Về CLĐT nói chung và chất lượng dạy thực hành nghề nói riêng, trường ln giữ vững và ổn định, đã có thương hiệu từ nhiều năm nay.

- Mối quan hệ giữa trường với các đơn vị cơ khí đã thu hút được học sinh vào học nghề, củng cố “Thương hiệu”, đây cũng là điểm mạnh của trường .

b. Nguyên nhân.

* Nguyên nhân khách quan:

- Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề, đã thể hiện qua các nghị định, các thơng tư, các quyết định mà chính phủ, Bộ LĐTBXH và TCDN ban hành: Đặc biệt Luật Giáo dục có nói trong đó đào tạo nghề là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quy chế trường Dạy nghề ban hành năm 2002 của Bộ LĐTBXH đã giúp cho lãnh đạo trường và cũng như cán bộ quản lý tổ môn và GV đỡ lúng túng trong các hoạt động chuyên môn và quản lý đào tạo.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Lãnh đạo trường và cán bộ quản lý tổ môn chỉ đạo một cách kiên quyết và sâu sát hoạt động dạy học thực hành, phân cấp quản lý, xây dựng kế hoạch cho dạy học thực hành phù hợp, có hiệu quả.

- Ban giám hiệu, lãnh đạo trường quản lý điều hành công việc dạy học thực hành sản xuất theo quy chế, đảm bảo công bằng mọi thành viên trong trường, trong nhà trường, xây dựng được nội bộ đồn kết gắn bó, phát huy được sức mạnh của tập thể trong đội ngũ GV dạy thực hành của trường.

- Đội ngũ GV nhiệt tình, có tinh thần cầu thị, có ý thức tổ chức kỷ luật. HSSV của trường phần lớn ở nơng thơn nên thật thà, trung thực, có tinh thần học tập và ý thức lập nghiệp cao.

2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân

a. Nhược điểm:

- Chương trình, nội dung dạy học thực hành của trường chuyển biến chưa tích cực, chưa bám sát vào sự phát triển của trường học công nghệ. Việc đổi mới về chương trình, nội dung dạy học thực hành cịn chậm, chưa cập nhật được thông tin mới, nội dung kiểm tra chưa chọn lọc được những kỹ năng cần thiết trong thực tiễn sản xuất.

- Trường trung cấp nghề Sơn Tây đào tạo theo hệ : TCN, SCN. Đối tượng đào tạo có trình độ khác nhau dẫn đến quá trình tổ chức, theo dõi quản lý rất phức tạp, đòi hỏi phải huy động, sử dụng nhiều cán bộ tham gia mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- CSVC, trang thiết bị dạy học thực hành được đầu tư từ lâu nay đã xuống cấp và lạc hậu, thiếu về số lượng. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất cần trang bị và thay mới trang thiết bị hoặc thay thế bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên, việc này cần nguồn tài chính lớn, mặc dù có ngân sách được đầu tư nhưng trước mắt vẫn rất khó khăn.

b. Nguyên nhân.

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho ĐTN phát triển.

- Các chế tài trong quản lý tổ chức quản lý chỉ đạo, phân cơng, phân cấp chỉ đạo cịn thiếu đồng bộ, mới thể hiện tính nguyên tắc, chưa đi đến các chi tiết cụ thể. Do vậy, quá trình xử lý cơng việc dễ xảy ra tình trạng xử lý theo cảm tính. Trình độ, năng lực quản lý của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của GD và ĐT. Cán bộ làm công tác QLGD và ĐT các cấp chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác QLGD.

- CSVC, trang thiết bị dạy học thực hành chủ yếu tận dụng cái đã có; ngân sách và các yếu tố đảm bảo cho dạy học thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu ĐTN trong giai đoạn tới.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nội dung, chương trình, quy trình đào tạo chưa được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, chưa được chuẩn hóa thống nhất theo nhóm ngành nghề ĐT.

- Tổ bộ môn hoạt động chưa thường xun, chưa có hiệu quả vì chưa có quy định chức năng nhiệm vụ rõ ràng.

- Một số GV dạy thực hành trong trường chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, tác phong làm việc cũ khó thay đổi.

- CBQL chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều hành cơng tác, cịn thiếu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành.

- CSVC, trang thiết bị kỹ thuật dạy học còn thiếu về số lượng, lạc hậu về kỹ thuật công nghệ, chưa đảm bảo cho HSSV thực hành theo đúng yêu cầu của ĐTN.

- Đội ngũ CBQL, GV chưa đồng bộ, tương xứng với nhiệm vụ và quy mô phát triển của nhà trường, cịn hạn chế về trình độ CM, năng lực sư phạm và kỹ năng nghề, đặc biệt là đối với GV mới ra trường.

- Việc hợp tác, liên kết đào tạo giữa nhà trường và các Doanh nghiệp để tạo địa bàn thực hành, thực tập cho HSSV còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết Chương 2

Quản lý dạy học thực hành nghề ở trường Trung cấp nghề Sơn Tây trong thời gian qua đã được tổ chức triển khai đồng bộ, ở các Khoa và Bộ môn, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học ở nhà trường bước đầu đã đi vào nền nếp từ khâu xác định mục tiêu, lập kế hoạch, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, cũng như việc quản lý kế hoạch, quản lý hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực hành của học sinh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác phục vụ dạy học đã được nhà trường quan tâm và thực hiện có hiệu quả, chấp hành nghiêm túc các qui chế đào tạo của Bộ LĐTBXH và Bộ TT và truyền thơng.

Q trình quản lý dạy học nghề ở trường đã chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là nâng cao kỹ năng thực hành, đáp ứng yêu cầu sử dụng xã hội. Đội ngũ giáo viên trong những năm qua tăng cả về số lượng, trình độ. Nhiều hoạt động của giáo viên được nhà trường thường xuyên tổ chức như: hội giảng cấp trường, sinh hoạt sư phạm cấp trường, bộ môn... thông qua hoạt động này, đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thực hành. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học thực hành và quản lý dạy học thực hành từ khâu xác định mục tiêu , nội dung chương trình dạy học thực hành nghề, mối liên hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp, hoạt động dạy và học thực hành, cở sở vật chất trang thiết bị cũng như các điều kiện khác phục vụ cho việc quản lý dạy học thực hành còn nhiều hạn chế và thiếu sót và bất cập. Qua thực trạng nghiên cứu Chương 2, trong Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quá trình dạy học ở Trường trung cấp nghề Sơn Tây.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Định hướng phát triển trường Trung cấp nghề Sơn Tây và nguyên tắc đề

xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình dạy thực hành tại trường trung cấp nghề sơn tây trong giai đoạn hiện nay 001 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)