1.3. Một số vấn đề lí luận về Kiểm tra,đánh giá kết quả học tập
1.3.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở giáo dục tiểu học
1.3.5.1. Đặc diểm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
Điều 26, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của HS vào học lớp một là sáu tuổi.”
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, trường Tiểu học gắn liền với cộng đồng, hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học trong và ngồi nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt văn hoá và đời sống địa phương. Phát triển giáo dục Tiểu học bền vững là xây dựng nền móng vững chắc khơng chỉ cho giáo dục phổ thơng mà cịn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người - nguồn nhân lực cho mai sau.
Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông mà GD tiểu học là một bộ phận, là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Khoản 2, Điều 27, Luật GD 2005).
Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hố thành mục tiêu của các mơn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã được cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng,... Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở cấp tiểu học.
Nội dung và phương pháp giáo dục Tiểu học cũng được quy định cụ thể ở điều 28 luật giáo dục năm 2005: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể; giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.”
“Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Như vậy, giáo dục Tiểu học là cấp học hình thành cho người học những điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng, để từ đó học sinh có thể tiếp tục học lên cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, khi giáo dục đang thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì vai trị, nhiệm vụ của cấp Tiểu học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tất cả đặc điểm nêu trên của GDTH làm nên đặc điểm của KT,ĐG kết quả học tập của học sinh tiểu học.
1.3.5.2. Vài nét về nội dung chương trình GD tiểu học
Cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giá trị gia đình, dịng tộc, q hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
Đối với cấp tiểu học: Mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học khơng q 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
Kết thúc giai đoạn này, học sinh có khả năng tự học, đạt được những phẩm chất và năng lực thiết yếu, nhất là các năng lực chung, thấy rõ sở trường, năng lực của mình để tự tin tham gia cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên.
Ở cấp tiểu học thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số mơn học trong chương trình hiện hành để tạo thành mơn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.
Các môn học cơ bản
Giai đoạn giáo dục cơ bản, mơn học có tên là Tiếng Việt đối với cấp tiểu học. Kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh có thể sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các mơn học khác; có thể đọc, viết, nói và nghe các dạng văn bản phổ biến và thiết yếu; đồng thời qua môn học, học sinh được bồi dưỡng và phát triển về tâm hồn và nhân cách.
Môn cốt lõi Tốn học.
Mơn Tốn là mơn học bắt buộc ở tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán
học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo ở các trình độ học tập hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Cấu trúc chương trình mơn Tốn ở tiểu học dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “xốy trơn ốc" (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần).
Môn học cốt lõi Đạo đức
Tất cả các môn học, nhất là các môn thuộc khoa học xã hội và hoạt động trải nghiệm sáng tạo đều góp phần giáo dục đạo đức, trong đó Giáo dục lối sống (cấp tiểu học là môn học cốt lõi, bắt buộc).
Đối với giai đoạn giáo dục cơ bản này nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống và thực hành tiết kiệm.
Môn cốt lõi giáo dục Thể chất
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, cấp tiểu học nhằm hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, thông qua luyện tập thể dục thể thao để phát triển các tố chất vận động, ưu tiên phát triển sự khéo léo dưới hình thức các trị chơi vận động, vui chơi tập thể,…
Với môn Mỹ thuật, ở giai đoạn này nội dung chủ yếu của môn học nhằm hình thành ở học sinh cảm xúc trước thiên nhiên và đời sống xã hội thông qua việc nhận biết về màu sắc, đường nét, hình thể và những biến chuyển sinh động của các sự vật, đồ vật, hiện tượng. Học sinh biết cách thể hiện cảm xúc, tư duy bằng ngơn ngữ tạo hình một cách đơn giản trên mặt phẳng hai chiều và trong không gian ba chiều.
Môn học cốt lõi lĩnh vực Khoa học xã hội
Giáo dục Khoa học xã hội được thực hiện ở nhiều môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó các mơn học cốt lõi tiếp nối nhau là: Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); Tìm hiểu Xã hội (các lớp 4, 5- lịch sử).
Lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiên được thực hiện trong nhiều môn học nhưng chủ yếu là các môn học: Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3), Tìm hiểu tự nhiên (các lớp 4, 5- Khoa học và địa lý).
Kế hoạch dạy học và giáo dục cụ thể như sau (Lớp 1 buổi/ tuần):
Môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Tiếng Việt 10 9 8 8 8 Toán 4 5 5 5 5 Đạo đức 1 1 1 1 1 TNXH 1 1 2 Khoa học 2 2 Lịch sử và Địa lý 2 2 Âm nhạc 1 1 1 1 1 Mĩ thuật 1 1 1 1 1 Thủ công 1 1 1 Kĩ thuật 1 1 Thể dục 1 2 2 2 2 HĐ tập thể 2 2 2 2 2
HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng
Tự chọn không bắt buộc * * * * *
Tổng số tiết/tuần 22 23 23 25 25
*Đối với lớp 2 buổi/ tuẩn:
Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:
Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp và sử dụng có hiệu quả tài liệu bổ trợ. Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt buộc, tự chọn, tổ chức
cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa…
1.3.5.3. Đổi mới KT,ĐG các mơn học, hình thức KT,ĐG giá bậc tiểu học (theo Thông tư 30/Bộ Giáo dục và Đào tạo và từ tháng 6/11/ 2016 thay bằng thông tư 22)
Ngày 28/8/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư 30 “Quy định đánh giá học sinh tiểu học” (gọi tắt là thông tư 30) đã chỉ đaọ các trường tiểu học trong phạm vi cả nước thực hiện đổi mới KT,ĐG học sinh tiểu học. Điều 3 của thông tư này đã xác định mục đích đổi mới KT,ĐG học sinh tiểu học là “…Kịp thời phát hiện những tiến bộ, cố gắng của học sinh để động viên, kích lệ, đồng thời phát hiện những khó khăn của học sinh để hỗ trợ kịp thời, đưa ra những nhận định đúng đắn và kịp thời những ưu điểm nổi bật và những hạn chế cần khắc phục để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh….”
Để thực hiện mục đích trên coi trọng đánh giá thường xuyên kết hợp với định kỳ; đánh giá qua nhận xét định tính và có định lượng ở cuối kỳ và sử dụng kết quả đánh giá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Trước đây, sau mỗi học kì, mỗi năm học, GV chủ nhiệm lại phải cơng bố các nhóm HS theo xếp loại giáo dục: giỏi, khá, trung bình, yếu. Nay thực hiện thông tư 30, tất cả học sinh không bị áp lực từ điểm số. Các nhận xét về cái được, chưa được từ kết quả học tập của học sinh; những HS yếu, thầy cô chú ý rèn cặp, hỗ trợ các em cố gắng. Thay vì điểm số GV ghi nhận mức độ "hoàn thành" theo yêu cầu của bài học, môn học..các kết quả dù ở mức độ nào các em vẫn được trân trọng. Cuối năm học, các em vẫn có thể được khen thưởng vì sự cố gắng và tiến bộ vượt bậc… Chuyện đánh giá “phẩm chất đạo đức” của các em cũng không “giáo điều” như trước… Trước đây, cha mẹ đi làm về chỉ cần nghe con đọc điểm số là "khen" hoặc "mắng". Cũng có thể xem vở của con nhưng cũng chỉ biết chỗ đó đúng, chỗ đó sai theo nét bút của cơ giáo (đúng/ sai). Nay, cha mẹ phải đọc lời nhận xét của con mới hiểu được mà hiểu rất cụ thể. Sự tham gia của gia đình trong việc đánh giá học sinh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các em. Thông qua cuốn sổ theo dõi chất lượng giáo dục để phát huy vai trị nhà trường và gia đình cùng tham gia giáo dục học sinh. Nói chung, sổ theo dõi ghi trọng tâm đánh giá định kì, cịn đánh giá thường xun trọng tâm vào nhận xét trực tiếp bằng lời và nhận xét vào vở ghi của HS.
Sau hơn 2 năm thực hiện bộc lộ một số bất cấp, tháng 9/2016 Bộ GD&ĐT quyết định thực hiện một số điều chỉnh (có hiệu lực từ tháng 11/2016) để phát huy mặt tích cực của thơng tư 30, khắc phục một số nét bất cập của thông tư này bằng việc thay thông tư 30 bằng thông tư 22. Về cơ bản tinh thần của thông tư 30 vẫn giữ nguyên, chỉ điều chỉnh một số nội dung nhỏ cho phù hợp với thực tiễn.