Biện pháp 5: Hiệu trưởng trực tiếp quản lí hoạt dộng KT/ĐG kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 80)

3.2. Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

3.2.5 Biện pháp 5: Hiệu trưởng trực tiếp quản lí hoạt dộng KT/ĐG kết quả

học tập của học sinh của GV, bám sát yêu cầu đổi mới

3.2.5.1 Mục đích của biện pháp

Thực hiện việc quản lý nhà trường nói chung và hoạt động kiểm tra đánh gí kết quả học tập của học sinh nói riêng HT cần thực hiện tốt bốn chức năng quản lý đó là: Chức năng kế hoạch hố, chức năng tổ chức, chức năng điều khiển và chức năng kiểm tra.

3.2.5.2 Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

- HT triển khai việc lập kế hoach cho hoạt động kiểm tra đánh gíá kết quả học tập của học sinh

Việc hoạch định, lập kế hoạch, tập hợp những mục tiêu cơ bản, sắp xếp theo một trình tự nhất định cùng với một chương trình hành động cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Thực chất của chức năng này là định ra được mục tiêu, chương trình hành động, xác định bước đi, các điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hoạt động kiểm tra đánh gí kết quả học tập của học sinh nó có ý nghĩa làm cho những người liên quan đên hoạt động này (GV-HS-CMHS..) biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh.

Kế hoạch nêu trên cần có sự tham gia của tổ CM và cả GV từ việc lập và quán triệt nội dung kế hoạch

- HT triển khai việc chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoach cho hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh

Cần thiết kế cơ cấu các bộ phận, phân công phân nhiệm rõ ràng và chỉ rõ trách nhiệm của các GV trong quá trình thực hiện quy trình kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh sao cho phù hợp với mục tiêu của việc đổi mới kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh. Huy động CMHS, hội PHHS trợ giúp cho GV hoặc cung cấp thơng tin phản hồi kịp thời có hiệu quả để NT điều chỉnh hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh..

- HT triển khai việc chỉ đạo điều kiển việc thực hiện kế hoạch cho hoạt động kiểm tra đánh gíá kết quả học tập của học sinh

HT phải sử dụng quyền hạn và trách nhiệm của mình để tác động đến các đối tượng tham gia hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu đổi mới hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh chung. HT phải có trách nhiệm điều phối các hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh đạt được mục tiêu dự kiến; đem lại kết quả cụ thể và được những người liên đới cơng nhận và đánh giá cao. Có thể chỉ đạo cụ thể đến từng bài học (ví dụ trình bày ở phụ lục)

- HT thực hiện tốt chức năng kiểm tra trong hoạt động kiểm tra đánh gíá kết quả học tập của học sinh

HT kịp thời phát hiện các sai sót, bất cập trong q trình hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh, có trách nhiệm thẩm định, xác định một hành vi sai lệch của cá nhân hay tổ chun mơn trong q trình thực hiện hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh xuyên suốt trong quá trình quản lý. Làm tốt chức năng này cũng có nghĩa HT cần lưu ý các bước: xây dựng các tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh; đo đạc việc thực hiện các mục tiêu đổi mới đã đề ra; điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho hoạt động đổi mới kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh đạt mục tiêu đã định, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các cấp quản lí GD.

3.2.5.3 Điều kiện thực hiện

- Vai trò của cán bộ quản lý nhà trường rất quan trọng trong việc tổ chức cho GV thực hiện các yêu cầu đổi mới. Do đó, cán bộ quản lý nói chung và HT cần nắm vững quy trình, kỹ thuật đánh giá mà giáo viên sử dụng trên lớp để giám sát chất lượng, điều chỉnh, cải tiến, thúc đẩy hoạt động đổi mới kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh đạt mục tiêu phát triển chất lượng dạy và học.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Muốn đánh giá tồn diện kết quả học tập và có tính chính xác cao cần thu hút sự tham gia tích cực của gia đình và cộng đồng xã hội vào hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.6.2 Nội dung và hình thức thực hiện

- Tích cực tuyên truyền tới gia đình và cộng đồng xã hội những quan

điểm đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tạo sự đồng thuận và hỗ trợ GV thực hiện tốt tư tưởng đổi mới vào hoạt động cụ thể . Vào đầu các năm học, HT kiện toàn Ban đại diện CMHS cấp trường và chỉ đạo GVCN kiện toàn Ban đại diện CMHS lớp. Thống nhất các nội dung và cơ chế phối hợp giữa nhà trường và CMHS trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

HT nhà trường chỉ đạo GVCN các lớp thường xuyên thảo luận với CMHS dành đủ thời gian hằng ngày ở nhà để giúp đỡ, giám sát HS tăng cường các hoạt động phối hợp với NT nói chung, với GV nói riêng trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đặc biệt trong việc đánh giá sự tiến bộ và góp phần hình thành nhân cách, lối sống cho con em mình.

- BGH nhà trường phối hợp cùng với GV tổ chức các hội thảo mời CMHS cùng tham gia để hướng dẫn CMHS cách thức học tập cùng HS, thúc đẩy sự tích cực sáng tạo của CMHS cùng làm hoặc sưu tầm các đồ dùng dạy học. Có thể mời CMHS tham dự một số tiết học, hoạt động GD để CMHS trực tiếp thấy các hoạt động học tập mà con em họ được tham gia, sự trưởng thành của các em qua các hoạt động đó để củng cố niềm tin trong CMHS.

-Định kỳ tổ chức các hoạt động “giao ban” để báo cáo kết quả học tập của học sinh, em nào tiến bộ nhiều ở mặt nào, em nào chưa tiến bộ.. để thu hút CMHS cùng tham gia. Nếu CMHS bận công việc không thể tới nhà trường tham gia các hoạt động thì HT chỉ đạo GV quay phim lại các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS để gửi về cho CMHS.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của hội phụ huynh học sinh như là một lực lượng trung gian liên kết giữa nhà trường và cộng đồng xã hội; Tham gia đánh giá, giám sát và phản biện xã hội đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở NT nói chung, đổi mới trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.

-Yêu cầu CB, GV trong nhà trường tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào phục vụ cộng đồng địa phương. Qua đó tăng thêm cơ hội giao lưu, tiếp xúc với CMHS và cộng đồng để tăng thêm hiểu biết, hướng đến sự đồng thuận cao của cộng đồng về hoạt động dạy học của nhà trường.

3.2.6.3 Điều kiện thực hiện

Mọi CB, GV trong nhà trường nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự thống nhất của ba lực lượng nhà trường-gia đình-xã hội trong việc thực hiện mục tiêu GD và đổi mới hoạt động đổi mới kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh hướng mục tiêu đánh giá toàn diện và coi trọng sự tiến bộ của người học..

3.3.Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Các bước khảo nghiệm:

Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh gía kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến các CBQL và GV ở trường tiểu học Cao Xanh- thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh và một số GV ở trường tiểu học thuộc địa bàn thành phố Hạ Long về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên.

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của bảy biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

* Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến

* Bước 2: Lựa chọn đối tượng hỏi

Chúng tôi lựa chọn 7 người là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn và 48 GV. Các chuyên gia được chọn đa số đều là những nhà QL và GV có thâm niên, nhiệt tình, tâm huyết..

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã gặp một số người “điển hình” để trao đổi các nội dung xin ý kiến theo mẫu. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu.

Khi đã nhận được các phiếu trưng cầu ý kiến chun gia, chúng tơi tiến hành lượng hố điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ cấp thiết

Rất cấp thiết 3 điểm Cấp thiết 2 điểm Không cấp thiết 1 điểm Mức độ khả thi

Rất khả thi 3 điểm

Khả thi 2 điểm

Khơng khả thi 1 điểm

Sau đó, chúng tơi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi   Thứ bậc (mi)   Thứ bậc (ni) Biện pháp nâng cao nhận

thức về đổi mới phương thức và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho những người liên quan đến hoạt động này

55 2,96 1 55 2,94 1

2

Biện pháp giám sát, hỗ trợ GV thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

55 2,78 4 55 2,73 4

động kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

4

Biện pháp tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng, hình thành hệ thống kĩ năng thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD tiểu học hiện nay.

55 2,83 3 55 2,65 5

5

Biện pháp thực hiện tốt hơn nữa các chức năng QL của hiệu trưởng đối với hoạt dộng KT/ĐG kết quả học tập của học sinh của GV

55 2,71 5 55 2,81 3

6

Biện pháp tăng cường cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

55 2,67 6 55 2,60 6

Mức độ cấp thiết của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá là không đồng đều, được thể hiện ở điểm trung bình dao động từ 2,63 đến 2,96. So sánh điểm đánh giá giữa mức độ cần thiết của biện pháp xếp thứ 1 và biện pháp xếp thứ 6 thì có độ chênh lệch giá trị trung bình là = 0,33.

Tuy nhiên, cả 6/6 biện pháp đều có  > 2,5 (chiếm 100%). Điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn là rất cần thiết trong quá

trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Cao xanh nói riêng và ở địa bàn nói chung.

* Về mức độ khả thi

Các biện pháp đã đề xuất đều được các chun gia đánh giá có tính khả thi cao, với điểm trung bình trung chung của 7 biện pháp là = 2,79 (min=1;

max =3). cả 6/6 biện pháp đều có  > 2,5 (chiếm 100%). Điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn có tính khả thi trong quá trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Cao xanh nói riêng và ở địa bàn nói chung.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào định hướng lý luận ở chương 1 trong đó có nhấn mạnh đến vai trị, vị trí các nội dung đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học. Căn cư vào thực trạng và đánh giá thực trạng quản lí đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Cao Xanh- thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trước yêu cầu đổi mới và phát triển GD hiện nay.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau biện pháp nọ làm tiền đề cho biện pháp kia. Tuy nhiên theo điều kiện của nhà trường việc lấy ý kiến từ các CBQL và đội ngũ GV cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất là cấp thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Để nâng cao hiệu quả đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới GD cần nhiều yếu tố tác động trong đó yếu tố quản lí của người hiệu trưởng có vai trị, vị trí rất quan trọng. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới ở trường tiểu học, tác giả đã đề xuất các BP tập trung vào thành tố chính trong việc đổi mới quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học; trong đó nhấn mạnh điều kiện để thực hiện các biện pháp của người HT trong quá trình triển khai đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học.

Trong thời gian cho phép, tác giả đã vận dụng lý thuyết của khoa học quản lý và khoa học giáo dục, đồng thời quan sát, phân tích thực tiễn đã làm tường minh các mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra.

2. Một số khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GDĐT

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết cho GV cách thức đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học

- Tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các nhà trường đầu tư mua sắm thiết bị dạy học hiện đại.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới cơng tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học nói riêng đối với các Hiệu trưởng và các GV cốt cán ở các trường TH.

- Làm tốt vai trị tham mưu với UBND thành phố, có kế hoạch thật khoa

học, sâu sát vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các phường theo một lịch trình cụ thể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn...

- Làm tốt vai trò tham mưu với UBND Thành phố, đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học; tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa phường với các nhà trường, tận dụng nguồn lực của địa phương để sửa chữa, củng cố, bổ sung, xây dựng CSVC cho nhà trường trong phạm vi có thể; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 80)