QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 40)

1.4.1. Các chức năng QL trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh

1.4.1.1. Lập kế hoạch cho việc KT,ĐG kết quả học tập của học sinh

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một nhà trường gắn với kế hoạch triển khai quá trình GD và DH ở nhà trường và đặc điểm triển khai dạy học ở các môn học và hoạt động GD. Kế hoạch đó chỉ rõ thời điểm thực hiện kiểm tra đánh giá định ký, cuối ký kết hợp với đánh giá thường xuyên của GV khi lên lớp. Các biểu mẫu cần hồn thành, các hình thức cần triển khai; các quy trình cần thực hiện. Đối với các trường tiểu học hiện nay, kế hoạch này gắn với việc triển khai nội dung thông tư 30 của Bộ GD&ĐT với những sổ sách được quy định trong thông tư này.

1.4.3.2. Tổ chức triển khai đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được xác định. Bám sát thời điểm thực hiện kiểm tra đánh giá định ký, cuối ký kết hợp với đánh giá thường xuyên của GV khi lên lớp, các nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá được thực hiện theo quy đình đã xác định, theo các biểu mẫu cần hồn thành, các hình thức cần triển khai như kiểm tra sự tiến bộ thông qua ghi chép, nhận xét; kiểm tra định kỳ, cuối kỳ theo quy định của nhà trường. Đối với các trường tiểu học hiện nay, việc triển khai nội dung thông tư 30 của Bộ GD&ĐT với những sổ sách được quy định trong thông tư này đối với việc kiểm tra thường xuyên bằng nhận xét có kết hợp với gia đình

học sinh; tổ chức theo dõi sự tiến bộ của học sinh; thu thập thông tin phản hồi từ học sinh và cha mẹ học sinh…

1.4.3.3 Chỉ đạo công tác KT,ĐG kết quả học tập

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được xác định và thực tế thực hiện kiểm tra đánh giá định ký, cuối ký kết hợp với đánh giá thường xuyên của GV khi lên lớp, CBQLNT, đặc biệt là người hiệu trưởng (HT) cần bám sát nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá để chỉ đạo việc thực hiện theo quy đình đã xác định, theo các biểu mẫu cần hồn thành, các hình thức cần triển khai như kiểm tra sự tiến bộ thông qua ghi chép, nhận xét; kiểm tra định kỳ, cuối kỳ theo quy định của nhà trường. Đối với các trường tiểu học hiện nay, việc triển khai nội dung thông tư 30 của Bộ GD&ĐT , HT cần sâu sát nắm bắt thông tin phản hồi từ GV, từ HS và cả từ phụ huynh học sinh để có những quyết định chỉ đạo kịp thời trên cơ sở các nội dung được quy định trong thông tư 30 đối với việc kiểm tra thường xuyên bằng nhận xét có kết hợp với gia đình học sinh; tổ chức theo dõi sự tiến bộ của học sinh; thu thập thông tin phản hồi từ học sinh và cha mẹ học sinh..Việc chỉ đạo kịp thời, giám sát tốt các quy trình thực hiện giúp HT nhà trường có những điều chỉnh phù hợp với thực tế của trường mình.

1.4.3.4. Đánh giá công tác KT,ĐG kết quả của học sinh

Trên cơ sở chỉ đạo của NQ29/TƯ8 với nội dung…“đổi mới mạnh mẽ và

đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học;….; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng….” HT nhà trường cần đổi mới tư duy trong quản lí

nhà trường nói chung và đổi mới cơng tác đánh giá kết quả hoạt động KT,ĐG kết quả học tập để hạn chế bớt bệnh thành tích. Khi đánh giá công tác này HT

cần coi trọng tinh thần đổi mới trong KT,ĐG kết quả học tập của học sinh trên cơ sở đánh giá đổi mới quy trình KT,ĐG kết quả học tập phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, đó là “đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra,

thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học”(NQ29/TƯ). Yêu

cầu về đổi mới hình thức và phương pháp KT,ĐG bảo đảm tính khách quan, chính xác theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học cần được quán triệt và giám sát việc thực hiện khi triển khai chức năng chỉ đạo đối với hoạt động KT,ĐG; từ đó có thưởng phạt công minh, phù hợp để tạo áp lực và động lực cho GV thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 40)