Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 65)

học tập và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Cao xanh- Thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh.

2.6.1 Mặt được

- GV đã có ý thức đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chỉ đạo của các cấp quản lí

- HT nhà trường đã rất chú trọng tới việc quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và coi trọng việc triển khai các chức năng quản lý vào việc quản lí hoạt động này.

2.6.2 Khó khăn và những hạn chế

Nhà trường chưa đáp ứng kịp thời về cơ sở vật chất, thiếu kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để GV có thể thực hiện được những yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Cơng tác chỉ đạo cịn hạn chế ở việc Vận động cha mẹ học sinh tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của thông tư 30.

- GV do quen với phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo kiểu truyền thống, coi trọng đánh giá kết quả cuối cùng nên các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo q trình, thơng qua nhận xét sự tiến bộ từng nội dung học tập còn nhiều hạn chế.

- Quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nhiều lúng túng. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thấu hiểu nên khơng đồng tình với cách đánh giá này.

2.6.3 Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại

-Năng lực quản lí của BGH nhà trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới.

-Do lớp đông nên việc phân hóa đối tượng HS khơng được nhiều, HS chưa được hướng dẫn tự đánh giá.

-Việc đánh giá HS theo TT30 cịn máy móc, cứng nhắc… nên cơng tác quản lý này còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thơng tư 30 hướng dẫn các tiêu chí cụ thể của 3 nhóm phẩm chất, 3 nhóm năng lực làm căn cứ cho việc đánh giá (trong các thơng tư trước đây khơng có hướng dẫn này) và u cầu trong q trình dạy học, giáo viên cần cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lí, hồn cảnh, các mối quan hệ của học sinh để có nhận xét xác đáng. Đây là yêu cầu rất khó đối với giáo viên vì đối tượng dạy học thay đổi từng ngày.

- Cùng với đó, một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, lối mịn tư duy khó xóa. Việc nhà trường chưa nhận được sự đồng thuận của CMHS và cộng đồng xã hội tại địa phương ủng hộ các chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng là một nguyên nhân.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 chúng tơi đã trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và việc quản lí hoạt động này ở trường tiểu học Cao Xanh- thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh và đã rút ra một số nguyên nhân của thực trạng; để khắc phục những hạn chế nêu trong chương 2 cần tìm kiểm các biện pháp cải tiến cơng tác quản lí nhằm nâng cáo hiệu quả việc chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Cao xanh.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO XANH –

THÀNH PHỐ HẠ LONG- TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1 Đảm bảo tính khả thi

Việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học Cao xanh phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và dựa trên khả năng, điều kiện cụ thể của nhà trường, cả ở hiện tại lẫn tương lai. Đó là điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ CB, GV, khả năng và trình độ của HS. Do vậy khi đề xuất các biện pháp cần đặc biệt chú trọng tới:

-Tránh gây áp lực, quá tải cho GV và HS.

-Tạo được niềm tin và tinh thần trách nhiệm của các đoàn thể cơ quan tổ chức chính quyền địa phương, cộng đồng, hội CMHS, để họ tích cực tham gia, ủng hộ các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức.

-Xây dựng các biện pháp cần thực hiện có tính khoa học với các bước tiến hành cụ thể đồng thời tổ chức khảo nghiệm lấy ý kiến từ nhiều bộ phận về tính khả thi của biện pháp đề xuất.

Đây là điều kiện tiên quyết để các biện pháp này thực sự có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đưa ra phải có mối quan hệ biện chứng, liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một tổng thể thống nhất. Người hiệu trưởng phải quan tâm tới mọi thành tố, bộ phận tham gia vào quá trình giáo dục, dạy học do đó các biện pháp đề xuất cũng phải được triển khai đồng bộ, tác động qua lại với nhau để tạo nên tính trội của hệ thống biện pháp, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng nâng cao chất lượng dạy học.

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực của biện pháp đã được triển khai trước đây. Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, kế thừa được những nghiên cứu trước đó để đưa ra được các biện pháp tồn diện hơn. Việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn thể hiện ở chỗ khắc phục tồn tại, yếu kém, sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hồn thiện, hợp lý, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các biện pháp cũ.

3.2. Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh trường Tiểu học Cao Xanh- thành phố Hạ Long-tỉnh Quảng của học sinh trường Tiểu học Cao Xanh- thành phố Hạ Long-tỉnh Quảng Ninh.

3.2.1. Biện pháp 1: Tập huấn đổi mới phương thức và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho những người liên quan đến hoạt động này

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng và thực hiện qui trình KT,ĐG là điều kiện tiên quyết để đổi mới quản lí hoạt động KT,ĐG. Do vậy cần thực hiện đầu tiên.

3.2.1.2 Nội dung và hình thức thực hiện của biện pháp

Để thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập chính xác, khách quan, bảo đảm tính khoa học GV và những CBQL nhà trường cần nắm vững 6 bước cơ bản sau:

Bước 1. Xác định mục đích cần kiểm tra đánh giá

Mục đích của kiểm tra đánh giá khơng chỉ để xác nhận thành quả học tập mà cịn phát hiện mức độ thực hiện mục tiêu dạy học. Dựa trên mục đích đó, GV và CBQLNT cần phân tích kết quả để lấy thơng tin phản hồi về việc học của người học và điều chỉnh cách thức dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhát cho mọi học sinh của lớp học

Kiểm tra đánh giá có KT,ĐG thường xun, theo q trình để phát hiện sự tiến bộ của từng học sinh; có kiểm tra đánh giá định kỳ để xác định thành quả từng giai đoạn và kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, lớp học…để xác nhận kết quả cuối cùng…Mỗi loại hình kiểm tra đánh giá có nội dung và phương thức khơng hồn toàn giống nhau; cần được xác định nội dung, phương thứ phù hợp với mỗi loại kiểm tra đánh giá nêu trên

Bước 3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá (xác định các “đề bài” cho việc KT,ĐG kết quả học tập theo qua trình và định kỳ)

Việc xác định mục tiêu hoặc yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng là quan trọng vì đây là việc xác định đầu ra của việc đánh giá. Việc đầu tiên là phải xác định mục đích từng loại bài KT, ĐG để có thể lựa chọn cơng cụ phù hợp cho việc KT,ĐG kết quả học tập. Ví dụ với kiểm tra định ký hay cuối kỳ (đánh giá tổng kết) phải xây dựng matrận MT/ND để kiểm tra,đánh giá kết quả học tập; minh họa ma trận MT/ND cho việc ra đề kiểm tra, đánh giá một mộn học như sau:

Ví dụ cho một mơn học: Ma trận biểu diễn sự phù hợp giữa phương pháp đánh giá và mục tiêu học tập Phương pháp ĐG Mục tiêu học tập được ĐG TNKQ Tự luận ĐG kỹ năng (sự thực hiện; sản phẩm) ĐG qua vấn đáp Nắm vững kiến thức: Thơng hiểu x x Trình độ suy luận x x Kỹ năng, vận dụng x Năng lực tạo ra sản phẩm Thiên hướng, tình cảm x

Dựa vào ma trận MT/ND để xác định trọng số nội dung kiểm tra,đánh giá kết quả học tập cho môn học và xác định độ khó của các câu hỏi trong đề kiểm tra và cách phương pháp đánh giá. Tuân thủ quy trình ra đề kiểm tra, thi cho các kỳ kiểm tra, đánh giá như sau:

- Viết các câu hỏi

- Phẩn biện, góp ý của đồng nghiệp về đề kiểm tra - Phân tích, đánh giá đề kiểm tra

- Sửa chữa, hoàn thiện các đề kiểm tra đánh giá để sử dụng cho kỳ kiểm tra, thi chính thức

Bước 4. Tiến hành kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá có KT,ĐG thường xun, theo q trình để phát hiện sự tiến bộ của từng học sinh; có kiểm tra đánh giá định kỳ để xác định thành quả từng giai đoạn và kiểm tra đánh giá kết thúc mơn học, lớp học vì vậy cách tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả cũng có sự khác biệt ở mội loại kiểm tra đánh giá; với KT,ĐG thường xuyên, theo quá trình để phát hiện sự tiến bộ của từng học sinh thì phải tiến hành quan sát, hỏi đáp theo các tiêu chí định sẵn; với kiểm tra đánh giá định kỳ để xác định thành quả từng giai đoạn và kiểm tra đánh giá kết thúc mơn học thì phải tiến hành kierm tra theo các bước quy định của một kỳ kiểm tra, thi đã được quy định

Bước 5. Phân tích kết quả đánh giá và viết báo cáo kết quả

Mục đích của kiểm tra đánh giá khơng chỉ để xác nhận thành quả học tập mà còn phát hiện mức độ thực hiện mục tiêu dạy học. Phân tích đánh giá kết quả phải bám sát mục đích nêu trên để phân tích và viết báo cáo kết quả cho các cấp quản lí nhằm cung cấp thơng tin về hiệu quả dạy học ở nhà trường.

Bước 6. Thông báo phản hồi kết quả tới học sinh và các đối tượng có liên quan và đưa ra các biện pháp cải tiến.

Kết quả học tập không chỉ để HS hay GV biết mà tất cả những người liên đới như cha mẹ học sinh, CBQLNT và kể cả những người có trách nhiệm quản lí trực tiếp nhà trường; mỗi đối tượng có mục đích khác nhau khi có được thơng tin về kết quả học tập nên khi báo cáo cần lưu ý vấn đề này để báo cáo “đúng địa chỉ”.

Đây là quy trình đánh giá KQHT của HS mà GV và CBQL nhà trường cần nắm vững để thực hiện và tổ chức quy trình và giám sát chất lượng của

các phương pháp, kỹ thuật đánh giá mà giáo viên sử dụng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.

- HT nhà trường nói riêng, CBQL nhà trường nói chung phải chú ý hơn việc xây dựng kế hoạch giám sát, cần phải mô tả rõ ràng từng bước quản lý hoặc được sơ đồ hóa sao cho chỉ cần nhìn vào các bước hoặc sơ đồ này HT biết được hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm mình phải làm gì và đã làm được những gì để thực hiện các yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá ở nhà trường nói chung và kết quả học tập của HS nói riêng. HT cần xem xét phân tích tìm ra ngun nhân để cải tiến cách thức thực hiện nhằm bám sát quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nêu trên.

- Cần nâng cao ý thức tích cực áp dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý cũng như q trình đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Cần nhận thức rõ ràng về việc phân công, ủy quyền để phát huy tối đa sức mạnh tập thể và tránh ôm đồm nhiều việc trong công tác quản lý. HT tin tưởng những người được phân cơng ủy quyền (ví dụ trao quyền giám sát cho TTCM) trong việc tổ chức thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh kèm theo văn bản phân công rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho họ thông qua bảng mơ tả cơng việc để các cấp phó và TCM được toàn quyền chủ động thực thi nhiệm vụ được giao.

-Thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ các trường đã thành cơng trong đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để vận dụng phù hợp vào điều kiện, hồn cảnh của trường mình.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện

GV và HT phải là người mạnh dạn đổi mới, tích cực tự học, tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ liên quan đến quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Hiệu trưởng cần là người tiên phong, đi đầu, thể hiện sự nhiệt huyết, quyết tâm; luôn sát cánh cùng GV - HS vượt qua các trở lực ban đầu khi thực hiện đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường mình; bám sát chỉ đạo của các cấp quản lí GD.

3.2.2. Biện pháp 2: Giám sát, hỗ trợ GV thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

3.2.2.1 Mục đích của biện pháp

Từ nhận thức đến hành động ln có khoảng cách. Nếu GV được CBQL nói chung, HT nói riêng hỗ trợ, giám sát, thúc đẩy việc thực hiện thì khoảng cách nêu trên càng rút ngắn.

3.2.2.2 Nội dung và hình thức thực hiện

-Quán triệt tới tồn bộ GV thực hiện nghiệm túc Thơng tư 30/2014/ TT- BGDĐT quy định về đánh giá HS tiểu học và tiếp tục cập nhật những thay đổi khi Bộ ban hành chỉ đạo mới.

-HT chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn, thống nhất KT- KN, thiết kế công cụ phục vụ công tác kiểm tra đánh giá. Giám sát chặt chẽ quy trình 6 bước đã nhận thức thấu đáo (trình bày ở nội dung biện pháp 1)

-Yêu cầu GV thực hiện đa dạng hóa các hình thức đánh giá nhằm đảm bảo đủ các nội dung đánh giá HS. Lời nhận xét xác đáng, phù hợp đặc điểm tâm lí, hồn cảnh sao cho khích lệ được học sinh, làm cho các em hứng thú học tập đồng thời tư vấn, hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.

-Giao nhiệm vụ cho TTCM tăng cường các hoạt động hỗ trợ, giám sát việc thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; đổi mới chú trọng vào các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá thường xuyên như:

+Tự đánh giá của HS và đánh giá của nhóm, lớp. +Đánh giá sản phẩm hoạt động ở giờ học của HS. +Kết hợp với đánh giá của CMHS.

- HT chú ý chỉ đạo GV chú trọng đánh giá về năng lực, phẩm chất qua các biểu hiện của HS. Quán triệt tới từng GV và CMHS thực hiện việc kiểm tra đánh giá HS theo nguyên tắc khơng phân loại, so sánh HS nhưng tránh bệnh thành tích, coi trọng tính chính xác, khách quan và khích lệ đúng mức sự tiến bộ của học sinh được đánh giá.

- Chỉ đạo GV tích cực sử dụng cơng nghệ hỗ trợ kiểm tra đánh giá để tiết kiệm thời gian có thể kể đến như sử dụng máy ảnh, máy điện thoại chụp hình ảnh hoặc quay phim các sản phẩm hoạt động học tập/ hoạt động giáo dục của HS (phiếu học tập, kết quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn, báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 65)