Các bước khảo nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 84)

3.3 .Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Các bước khảo nghiệm:

Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh gía kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến các CBQL và GV ở trường tiểu học Cao Xanh- thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh và một số GV ở trường tiểu học thuộc địa bàn thành phố Hạ Long về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên.

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của bảy biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

* Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến

* Bước 2: Lựa chọn đối tượng hỏi

Chúng tôi lựa chọn 7 người là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và 48 GV. Các chuyên gia được chọn đa số đều là những nhà QL và GV có thâm niên, nhiệt tình, tâm huyết..

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã gặp một số người “điển hình” để trao đổi các nội dung xin ý kiến theo mẫu. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu.

Khi đã nhận được các phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia, chúng tôi tiến hành lượng hoá điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ cấp thiết

Rất cấp thiết 3 điểm Cấp thiết 2 điểm Không cấp thiết 1 điểm Mức độ khả thi

Rất khả thi 3 điểm

Khả thi 2 điểm

Không khả thi 1 điểm

Sau đó, chúng tơi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)