Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đơn Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng (Trang 44 - 51)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đơn Dương, tỉnh

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đơn Dương

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế huyện Đơn Dương

a. Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu Đảng bộ huyện Đơn Dương đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020, đó là “huy động mọi nguồn lực xây dựng Đơn Dương phát triển nhanh và bền vững”. Việc quy hoạch phát triển sản xuất ở các vùng “có tính tồn diện, bền vững, hiện đại”. Qua đó, xác định quy hoạch phát triển 3 vùng bao gồm: Vùng 1, thị trấn D’ran và Thạnh Mỹ để tiến hành chỉnh trang đơ thị, hồn thiện kết cấu hạ tầng thị trấn D’ran, xây dựng thị trấn Thạnh Mỹ trở thành đô thị loại IV và tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ tại đây; còn vùng 2, khu vực các xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, Ka Đô, Quảng Lập là vùng phát triển rau hoa công nghệ cao. Cuối cùng là vùng 3, gồm xã Tu Tra, Ka Đơn, Đạ Rịn, Próh được xác định tập trung vào phát triển chăn nuôi bị sữa theo hướng nơng nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chế biến sữa...

Qua 5 năm triển khai Chương trình tái cơ cấu kinh tế nơng, lâm nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho thấy: Theo định hướng quy hoạch vùng sản xuất của huyện, nhân dân đã chuyển đổi nhiều diện tích đất sản xuất nơng nghiệp khơng mang lại hiệu quả sang trồng cây rau hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong 05 năm qua toàn huyện đã triển khai nhiều mơ hình chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã tổ chức được trên 200 lớp/6.000 lượt người tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật; đẩy

mạnh ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến vào sản xuất, đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ dân ứng dụng cơng nghệ cao theo hướng thơng minh. Diện tích điều khiển nhiệt độ, ánh sáng độ ẩm trong dân có 40ha; diện tích canh tác khơng dùng đất 10ha; tồn huyện có 116 giấy chứng nhận VietGAP với diện tích trên 608 ha. Một số hộ dân đã đầu tư kho lạnh bảo quản rau, hoa sau thu hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tưới và pha dưỡng chất tưới tự động trên rau; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều khiển tưới tự động; ứng dụng hệ thống cảm biến kết nối vạn vật IOT. Công nghệ ghép được áp dụng rộng rãi trong sản xuất giống. Cơng nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ, tưới tự động được áp dụng rộng rãi; công nghệ thủy canh, cảm biến kết nối vạn vật đang từng bước áp dụng hiệu quả.

Kết quả thực hiện chương trình nơng nghiệp công nghệ cao trên lĩnh vực rau, hoa ngày càng nhân rộng và phát triển theo chiều sâu. Diện tích sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao hàng năm đều tăng và phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Năm 2015, diện tích rau, hoa ứng dụng cơng nghệ cao là 6.845 ha. Đến năm 2019 đạt 10.486 ha/11.763 ha đất canh tác rau, hoa toàn huyện (chiếm 89%). Đến nay diện tích nhà kính, nhà lưới là 2.240 ha; diện tích tưới tự động, nhỏ giọt: 8.173 ha. Năng suất cây trồng tăng bình quân 3-5%/năm, đạt kế hoạch đề ra. Số lượng nông sản tiêu thụ qua liên kết hợp đồng với các cơ sở thu mua, các công ty, doanh nghiệp chiếm 30% trên tổng sản lượng nông sản trên địa bàn huyện. Số lượng chuỗi liên kết tiêu thụ của huyện là 28 chuỗi. Giá trị sản xuất trong tái cơ cấu sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân 250 triệu - 300 triệu đồng/ha/năm; có những mơ hình rau, hoa đạt đến 01tỷ đồng/ha/năm.

Với kết quả đạt được từ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đơn Dương trong 5 năm qua, dự kiến đến năm 2020, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 14,4%, ngành dịch vụ chiếm 33% trong nền kinh tế huyện, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

Đặc biệt từ năm 2015, Đơn Dương được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận huyện nơng thơn mới. Ngay sau đó, UBND huyện Đơn Dương đã xây dựng và ban hành Đề án giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới giai đoạn năm 2016 - 2020. Đến năm 2018, huyện Đơn Dương đã được UBND tỉnh

Lâm Đồng phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn năm 2019 - 2025. Triển khai thực hiện đề án này, UBND huyện Đơn Dương “đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương để nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã...”. Trong đó, huyện Đơn Dương xác định các tiểu vùng phát triển rau - hoa công nghệ cao (các xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, Quảng Lập, Ka Đơ); mở rộng chăn ni bị sữa, chế biến sữa (các xã Tu Tra, Ka Đơn, Pró, Đạ Rịn).

b. Cơ sở hạ tầng huyện Đơn Dương giai đoạn 2015 - 2020

Thực hiện Nghị quyết về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở các địa phương giai đoạn 2016 - 2020” của Tỉnh ủy Lâm Đồng - Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Đơn Dương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng tồn huyện, đặc biệt là khu vực nơng thơn đã có nhiều thay đổi. Trên cơ sở nhu cầu hạ tầng của địa phương, Đơn Dương ưu tiên phát triển hạ tầng kinh tế, trong đó xác định kết cấu hạ tầng giao thơng đóng vai trị “xương sống”, huyện đã tập trung phân bổ nguồn vốn, triển khai nhiều dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường.

Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đơn Dương, từ năm 2016 đến nay, hạ tầng giao thơng tại địa phương đã dần hồn thiện. Tổng số cơng trình đã đầu tư giai đoạn 2016 - 2019: 129 cơng trình; tổng mức đầu tư 1.510 tỷ 893 triệu đồng; tổng số vốn được cấp 315 tỷ 303 triệu đồng; giải ngân 311 tỷ 691 triệu đồng, đạt 98,9%. Cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng 107 cơng trình; cơng trình đang thi cơng 21 cơng trình; 04 cơng trình đang thực hiện giải phóng mặt bằng (Xây dựng hệ thống đường nội thị thị trấn D’Ran; Nâng cấp, mở rộng đường ĐH13 giáp đường nhựa Nguyễn Chí Thanh đến đường Phạm Ngọc Thạch; Xây dựng cầu từ thôn Lạc Viên A, thôn Lạc Viên B nối thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương; Dự án chỉnh trị, chống sạt lở bờ sông hạ du thủy điện Đa Nhim).

(Ảnh: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đơn Dương)

Cùng với đầu tư hạ tầng kinh tế, phát triển hạ tầng xã hội cũng được huyện quan tâm, chú trọng. Mạng lưới trường học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư được đầu tư, nâng cấp khang trang, hiện đại, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất thiết yếu theo tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia. Qua đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ dần được hình thành, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao đời sống Nhân dân, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo nông thơn tại các địa phương, góp phần thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể trên địa bàn huyện.

Cụ thể, về hạ tầng thương mại, ngoài 2 chợ thị trấn (Thạnh Mỹ và D’Ran), Đơn Dương cịn có 3 chợ hạng 2 nằm trên địa bàn các xã Quảng Lập, Ka Đô, Lạc Lâm và 4 chợ hạng 3 ở các xã Lạc Xuân, Pró, Tu Tra và Ka Đơn. Ngoài ra, hệ thống cửa hàng trải rộng khắp các xã, thị trấn phục vụ tốt nhu cầu người dân. Hiện nay huyện Đơn Dương đang xúc tiến kêu gọi đầu tư chợ trung chuyển các hàng hóa, nơng sản của huyện để tiêu thụ rau, hoa…

Trong những năm qua, hạ tầng điện lưới quốc gia, thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục dần được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, 100% xã trên địa bàn huyện có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt của người dân. 100% thơn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng…

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Đơn Dương, kết cấu hạ tầng nói chung trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư hàng năm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu của sự phát triển. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư còn hạn chế. Tiến độ triển khai một số chương trình, dự án vẫn cịn chậm so với kế hoạch…

Giai đoạn 2020 - 2025, bên cạnh nhiều mục tiêu đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội, Đơn Dương xác định nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là ở khu vực đồng bào DTTS. Đây là nền tảng cơ sở quan trọng, nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế cũng như nhu cầu của Nhân dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.

c, Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GRDP)

Theo đánh giá của Huyện ủy Đơn Dương, sau 5 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến nay nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá với tộc độ tăng GRDP bình quân hàng năm đạt 8,7% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 8,5%. Trong đó, nơng - lâm - thủy sản tăng 7,5%, công nghiệp - xây dựng 10,8% và dịch vụ tăng 12,5% trong năm 2018. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện tại, ngành nơng - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 52,1%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 14,6% và ngành dịch vụ chiếm 33,3%, cơ bản đạt chỉ tiêu mà nghị quyết đã đề ra.

Cùng với tăng trưởng kinh tế trải đều trên các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng giữa các ngành phù hợp với lộ trình phát triển mà Nghị quyết đề ra nên có thể nói rằng, kinh tế Đơn Dương đã có bước phát triển nhanh, hướng tới sự bền vững của nền kinh tế.

d, Thu ngân sách

Điểm nổi bật khác là kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hàng năm đều đạt và vượt so với chỉ tiêu. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2016 thực hiện 102 tỷ 571 triệu đồng; năm 2017 thực hiện 128 tỷ 312 tỷ đồng, năm 2018 thực hiện 142 tỷ 585 triệu đồng, năm 2019 thực hiện 152 tỷ 101 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 12,6%. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế, đảm an sinh xã hội.

e, Y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình

Đến cuối năm 2018 tồn huyện có khoảng 105.725 người, trong đó độ tuổi lao động chiếm 57.354 người, chiếm khoảng 54,25%, đây được xem là nguồn lực cho sự động chiếm 57.354 người, chiếm khoảng 54,25%, đây được xem là nguồn lực cho sự động chiếm 57.354 người, chiếm khoảng 54,25%, đây được xem là nguồn lực cho sự phát triển trong thời gian tới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của mạng lưới y tế xã, huyện được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bảo đảm cho các tuyến điều trị đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hiện nay có 10/10 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; 100% trạm y tế xã thị trấn có bác sỹ, nữ hộ sinh trung học và y sỹ y học cổ truyền; 105/105 thơn, tổ dân phố có cán bộ y tế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hiện còn 12,01%, dự báo năm 2020 cịn 11,9%. Cơng tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Thực hiện tốt các chương trình về dân số, kế hoạch hóa gia đình; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2019 còn 1,16%, dự báo năm 2020 cịn 1,15%. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế tồn huyện đến cuối năm 2019 đạt 90%, dự báo năm 2020 đạt 92%.

f, Lĩnh vực quốc phịng - an ninh, nội chính

- Cơng tác quốc phòng được triển khai thực hiện tốt. Các kế hoạch phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng quốc phòng thường xuyên được bổ sung, hoàn chỉnh; sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang từng bước được nâng lên. Công tác tuyển chọn, gọi cơng nhân nhập ngũ hàng năm hồn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân được giao.

- An ninh, trật tự an tồn xã hội: Lực lượng cơng an từ huyện đến các xã, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm, tai nạn giao thông; thường xuyên mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm, tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an tồn giao thơng; đẩy mạnh phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Trật tự an toàn xã hội tuy ổn định, nhưng tội phạm về trộm cắp, sử dụng ma túy, tai nạn giao thơng vẫn cịn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

- Trong 05 năm từ năm 2015 đến hết năm 2019, tổng số đơn vị được thanh tra là 84 đơn vị, số đơn vị vi phạm là 79 đơn vị. Tổng số sai phạm về kinh tế kiến nghị thu hồi: 1.678.121.501 đồng. Kiến nghị chi trả bổ sung cho các đối tượng hưởng thiếu so với quy định: 286.888.500 đồng. Truy đóng BHXH 68.797.000

đồng, thuế là 37.323.000 đồng; trả lại cho dân 18.370.000 đồng. Cân đối thu ngân sách bổ sung 11.150.000 đồng. Thu hồi đưa vào quản lý 5,8ha đất.

- UBND huyện đã chú trọng chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức viên chức, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và đạo đức công vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính và thực hiện thành cơng kế hoạch cải cách hành chính của huyện.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục có nhiều chuyển biến tốt. Duy trì thực hiện cơ chế một cửa trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Trong năm 2016, huyện Đơn Dương xếp thứ nhất trong 12 huyện, thành phố về chỉ số cải cách hành chính.

- Bộ máy hành chính từ huyện đến xã, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hoạt động đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội huyện Đơn Dương a, Phát triển nguồn nhân lực

Dân số trung bình tồn huyện đến cuối năm 2019 là 107.714 người, trong đó dân số lao động có 57.207 người. Hàng năm huyện phối hợp với các ngành của tỉnh tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, trong giai đoạn 2015-2020 đã mở được 22 lớp nghề, có 554 học viên tham gia; tư vấn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề trên địa bàn 10 xã, thị trấn, thu hút trên 1.400 lượt người tham dự, trong đó có 100 lao động đăng ký tham gia xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Cơ cấu lao động qua đào tạo có xu hướng giảm mạnh trình độ sơ cấp và khơng bằng, tăng các trình độ cao hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đánh giá chung về nguồn nhân lực:

Thực trạng nguồn nhân lực của huyện có khả năng thích nghi nhanh với mơi trường lao động mới; quy mô nhân lực tương đối lớn, dân số trong độ tuổi lao động trẻ, nguồn cung lao động dồi dào là cơ hội tốt để phát triển nhân lực có chất lượng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh và bền vững.

Chất lượng nguồn nhân lực của huyện tuy được nâng lên nhưng trước những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)