Tình hình triển khai thực hiện một số chính sách cơ bản trong quản lý, bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng (Trang 54 - 57)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2. Thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở

3.2.1. Tình hình triển khai thực hiện một số chính sách cơ bản trong quản lý, bảo vệ

vệ và phát triển rừng ở huyện Đơn Dương

3.2.1.1. Chính sách của Nhà nước

Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển, bảo vệ rừng. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành một số các văn bản chỉ đạo nhằm phát triển rừng. Các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng, đồng thời là kim chỉ nam giúp ngành lâm nghiệp nói chung, các địa phương nói riêng có hướng dẫn chi tiết về việc quản lý, bảo vệ rừng. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam, điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây:

Trước hết, Nhà nước ban hành các luật về rừng như: Luật đất đai năm 2003;

Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Chỉ thị 1685/CT-TTg Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 2 năm 2007 của Thủ Thướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vu cơng ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phịng Chính phủ, kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới”; Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phịng Chính phủ Thơng báo kết

luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016- 2020. Trong đó, quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền vững: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thứ hai, về việc phân trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp có các văn

bản: Quyết định số 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/1998; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý kiểm tra, kiểm soát lâm sản; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương; Quyết định số 29/QĐ-KL-VP ngày 29/01/2015 về chức năng của các phòng, văn phòng và đội kiểm lâm đặc nhiệm thuộc cục kiểm lâm… Các văn bản này góp phần phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại các Chi cục, Hạt kiểm lâm các huyện.

Thứ ba, về quy định phịng cháy, chữa cháy rừng có các quy định: Nghị định

số 79/2014 NĐ-C-P ngày 31/7/ 2014 của Chính phủ qu yđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Thông tư 25/2019/TT-BNN PTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Quy định về phịng cháy, chữa cháy rừng; … việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần bảo vệ rừng, đồng thời có tác dụng tăng cường khả năng ứng phó, ý thức trách nhiệm trong cơng tác bảo vệ rừng tại địa phương.

Thứ tư, về quản lý động vật, thực vật rừng quý hiếm có các văn bản quy

định: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006; Quyết định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật quý hiếm, hoang dã nguy cấp… Trước thực trạng khai thác, đánh bắt động vật rừng tràn lan, làm giảm hoặc gây mất các loài động vật quý hiếm, việc ra các văn bản này giúp hạn chế việc khai thác, đánh bắt rừng, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.

Thứ năm, các quy định về xử lý tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và

lâm sản như: Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08/3/2007; Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/04/2008; Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Thông tư số 90/2012/TT-BNN ngày 28/08/2013. Đây là biện pháp mạnh của Nhà nước nhằm xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến việc tiêu cực trong ngành lâm nghiệp; điều này góp phần giúp ngành lâm nghiệp ổn định, tránh mất mát, tránh tổn thất, góp phần giúp Nhà nước quản lý rừng tốt hơn.

Như vậy, Nhà nước ta thường xuyên, liên tục ban hành các quy định, chương trình, chính sách nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn.

3.2.1.2. Chính sách của địa phương

Bên cạnh các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ rừng, tỉnh Lâm Đồng cũng xây dựng các chính sách riêng cho địa phương mình. Các chính sách của địa phương bao gồm các chính sách của tỉnh Lâm Đồng và của huyện Đơn Dương, cụ thể như sau:

a, Chính sách của tỉnh Lâm Đồng

Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản.

Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020;

Quyết định 247/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế hoạch hành động giảm “Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020.

Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 414/QĐ-SNN ngày 29/6/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng về việc ban hành danh mục loài cây trồng rừng, cây trồng phân tán và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn của các lồi cây lâm nghiệp chính trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b, Chính sách của huyện Đơn Dương

Các nội dung quản lý, bảo vệ rừng của huyện được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đơn Dương lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngồi ra cịn ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể như Nghị Quyết số 02/NQ-HU ngày 11/11/2015 của Huyện ủy Đơn Dương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện đơn dương, tỉnh lâm đồng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)