Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở
3.2.2. Đánh giá tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng
rừng ở huyện Đơn Dương
3.2.2.1. Tác động đến công tác quản lý rừng
Trong giai đoạn 2017-2019, các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã tác động không nhỏ đến công tác quản lý rừng của huyện. Như chúng ta đã biết, Rừng gắn liền với cuộc sống của cộng đồng dân cư, đồng bào các dân tộc, do vậy bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tồn xã hội, địi hỏi sự tham gia của cơ quan chức năng, các ngành, chủ rừng, trong đó lực lượng kiểm lâm đóng vai trị nịng cốt. Để bảo vệ tài nguyên rừng bền vững phải thực hiện nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài, nâng cao đời sống của người dân sống trong rừng, gần rừng để giảm áp lực phá rừng trái pháp luật, mở rộng quyền chủ động và nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng, phân cấp trách
nhiệm cụ thể của cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước về lâm nghiệp, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Các chính sách này thể hiện cụ thể các mặt sau:
a. Tình hình giao khoán quản lý, bảo vệ rừng của huyện Đơn Dương giai đoạn 2019 - 2020
Trong giai đoạn 2017-2020, công tác giao khoán, bảo vệ rừng cho các địa phương trong tồn huyện được nâng cao. Tổng diện tích giao khốn bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đến cuối năm 2019 là 30.033,87 ha, giao cho 5 đơn vị quản lý và 1.034 hộ gia đình quản lý. Hàng năm, số lượng hộ được giao khoán quản lý, bảo vệ rừng ngày càng nhiều, cụ thể tại bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Tình hình giao khốn quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Đơn Dương giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính:ha Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 Diện tích giao khốn bảo vệ 29.129 29.399 30.033,87 100,93 102,16 5 Đơn vị + số hộ giao khoán 999 1.020 1.039 102,10 101,86 Qua bảng 3.5 trên ta có nhận xét:
Trong giai đoạn 2017-2019, diện tích giao khốn quản lý và bảo vệ rừng của huyện tăng lên không đáng kể. Nếu như năm 2017 là 29.129 ha, năm 2018 là 29.399 ha, tăng 270 ha so với năm 2017. Đến năm 2019, con số này là 30.033,87 ha, tăng 904,87 ha so với năm 2017.
Bên cạnh đó, số hộ gia đình trong huyện được giao khốn quản lý và bảo vệ rừng cũng tăng lên tương ứng. Nếu như năm 2017, số hộ được giao khoán trong toàn huyện là 999 hộ, năm 2018 là 1.020 hộ, tăng 21 hộ so với năm 2017. Đến năm 2019, con số này đã là 1.039 hộ, tăng 40 hộ so với năm 2017. Số hộ gia đình được giao khoán quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu là đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Việc gia tăng số hộ gia đình được giao khốn quản lý, bảo vệ rừng đất trong giai đoạn qua cho thấy: công tác quản lý bảo vệ rừng của lãnh đạo huyện rất tốt, điều
này khơng những góp phần nâng cao quy mô sản xuất nơng nghiệp mà cịn giúp phát triển kinh tế và thực hiện tốt cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng vào các tháng cao điểm mùa khô.
b, Công tác giao rừng, cho thuê rừng
Trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay có 19 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng với diện tích là 4.868,41 ha. Trong đó, chia theo mục đích:
- Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăn nuôi gia súc: 4.123,84 ha - Sân Gofl và khu nghỉ dưỡng: 694,32 ha
- Sản xuất rau, hoa chất lượng cao: 49,88 ha
Ủy ban nhân dân huyện hằng năm đều kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án lâm nghiệp và cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng. Kết quả, các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối đầy đủ các nội trong Giấy chứng nhận đầu tư.
c, Công tác kiêm tra, giám sát khai thác lâm sản và tuần tra truy quyét chống chặt phá rừng
Hàng năm, Hạt Kiểm lâm Đơn Dương đều tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành giám sát hiện trường khai thác, tỉa thưa ni dưỡng rừng trồng. Nhìn chung, các đơn vị đều thực hiện chặt tỉa nuôi dưỡng, khai thác rừng trồng theo đúng quy trình kỹ thuật cho phép và triển khai trồng rừng đúng trong mùa mưa.
Trên cơ cơ nhiệm vụ được giao, Hạt Kiểm lâm Đơn Dương đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, tuần tra rừng trên địa bàn huyện. Qua công tác tuần tra, Đội tuần tra Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp, hỗ trợ kiểm lâm địa bàn các xã, thị trấn tổ chức ngăn chặn các hành vi vi phạm. Riêng đối với vùng giáp ranh huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận được tăng cường tuần tra, truy quét liên tục nên tình hình vi phạm đã giảm.
d, Tình hình tổ chức quản lý rừng của huyện Đơn Dương trong giai đoạn thời gian qua
Để quản lý rừng hiệu quả, UBND huyện Đơn Dương đã đẩy mạnh việc thực hiện công tác quản lý rừng bền vững tại các xã, thôn trong huyện. Hàng năm, lãnh đạo huyện luôn thực hiện các chương trình quản lý rừng bền vững với 3 nội dung chính của chương trình bao gồm:
Thứ nhất, thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để quản lý rừng bền vững; như: Thiết lập lâm phận ổn định trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng; Hoàn thiện hệ thống đánh giá tài nguyên rừng, cơ sở dữ liệu; thực hiện việc cải cách quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng bằng giao khốn, cho th; đồng thời hồn thiện các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, lâm sinh, sử dụng rừng.
Thứ hai, lãnh đạo huyện còn thực hiện quản lý bền vững rừng tự nhiên; thông qua việc xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng (Kế hoạch quản lý rừng).
Thứ ba, lãnh đạo huyện còn quán triệt việc thực hiện quản lý rừng bền vững cho rừng trồng; gồm: Quy hoạch rừng nguyên liệu gắn kết với chế biến trong mọi thành phần kinh tế; Cải thiện giống, phương thức lâm sinh, sản lượng và điều chế rừng; đồng thời thử nghiệm và mở rộng chứng chỉ rừng trồng mọi quy mô, mọi thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, UBND huyện cịn xây dựng chương trình quan trọng khác bao gồm: bảo vệ, bảo tồn rừng và cung cấp dịch vụ mơi trường. Chương trình này được kết nối chặt chẽ với chương trình quản rừng bền vững; vì cả hai chương trình sẽ rất cần thiết trong việc đạt được quản lý bền vững đối với tất cả các loại rừng ở Việt Nam.
Ngồi ra, huyện cịn thực hiện công tác tuyên truyền đối với người dân địa phương trong việc quản lý, bảo vệ rừng bền vững. Để làm được điều này, lãnh đạo huyện đã tuyên truyền thông qua các cuộc tập huấn, phổ cập kiến thức cho người dân về rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ, phát triển rừng; đồng thời phát thanh trên đài truyền thanh huyện, tỉnh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, góp phần tăng trưởng bền vững mơi trường sinh thái và kinh tế của địa phương trong thời gian tới.
3.2.2.2. Tác động đến công tác bảo vệ rừng a, Công tác quản lý động vật hoang dã
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt tại huyện Đơn Dương trong giai đoạn 2017-2019. Hạt kiểm lâm huyện Đơn Dương đã thực hiện tốt Chỉ thị số 3837/ CT-BNN-TCLN ngày 07/11/2012 của Bộ NN và PTNT V/v tăng cường quản lý gây nuôi, mua bán, sử dụng động vật hoang dã; và các văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Chi Cục Kiểm lâm Lâm Đồng
và Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương về việc không tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã; triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán, giết mổ, và nuôi nhốt động vật rừng hoang dã trên địa bàn toàn huyện.
Để thực hiện có hiệu quả, Hạt Kiểm lâm Đơn Dương đã cùng phối hợp với Đội 12 - Đội tuần tra truy quét theo Chỉ thị 12/CT-TTg và các cơ quan liên quan như công an, quân đội tập trung kiểm tra các trường nhợp nuôi nhốt và kinh doanh động vật hoang dã. Kết quả là số trường hợp xử lý do nuôi nhốt, vận chuyển trái phép động vật hoang dã trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 không xảy ra.
b) Công tác bảo vệ rừng
Đơn Dương là huyện có diện tích đất rừng tương đối lớn, địa hình rộng, dân cư sinh sống trong rừng và khu vực liền kề đơng nên việc phịng cháy, chữa cháy rừng của huyện Đơn Dương cũng gặp khơng ít khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn và đạt hiệu quả cao, hiện tượng cháy rừng trong nhiều năm khơng sảy ra, có sảy ra thì cũng được xử lý kịp thời nên chưa có thiệt hại.
Bảng 3.6: Số vụ cháy, chặt phá rừng huyện Đơn Dương giai đoạn 2017-2019 giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Số vụ cháy rừng Vụ 0 0 0 Số vụ chặt phá rừng Vụ 36 20 31 Số gỗ tịch thu m3 27,04 20,52 18,31 Số tiền thu phạt Tr.đ 228 155 129
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đơn Dương)
Nhiều năm trước, hiện tượng khai thác lâm sản trái phép ở huyện Đơn Dương diễn ra hết sức phức tạp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, lực lượng kiểm lâm đóng vai trị nịng cốt đã tham mưu cho chính quyền địa phương và chủ động thực hiện nhiều biện pháp nên số vụ chặt phá rừng cũng giảm tương đối. Nếu như năm 2017, con số này là 36 vụ, năm 2018 là 20 vụ, giảm 16 vụ so với năm 2017 thì đến năm 2019 lại tăng 11 vụ, giảm 5 vụ so với năm 2017.
Số vụ chặt phá rừng giảm khiến cho số lượng gỗ tịch thu và số tiền nộp ngân sách Nhà nước sau khi tịch thu cũng có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: về số lượng gỗ tịch thu giảm từ 27,04 m3 trong năm 2017 xuống còn 20,52 m3 trong năm 2018 (giảm 6,52 m3 so với năm 2017) và chỉ còn lại 18,31 m3 trong năm 2019 (giảm 8,73 m3 so với năm 2017).
Đồng thời, số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước cũng giảm tương đối khi năm 2017 là 228 triệu đồng; năm 2018 là 155 triệu đồng (giảm 73 triệu đồng so với năm 2017) và đến năm 2019 giảm còn 129 triệu đồng (giảm 99 triệu đồng so với năm 2017). Điều này cho thấy công tác quản lý bảo vệ rừng đã được Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng và Hạt Kiểm lâm huyện Đơn Dương đã làm tốt trong thời gian qua.
3.2.2.3. Tác động của chính sách đến phát triển vốn rừng, tăng trưởng và hiệu quả vốn rừng
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng có tác động lớn đến phát triển rừng. Trong đó đầu tiên phải kể đến độ che phủ rừng bởi độ che phủ rừng là chỉ số quan trọng đánh giá mức phát triển rừng, độ che phủ rừng lớn cho thấy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được thực hiện hiệu quả.
Trong giai đoạn qua, nhờ thực hiện đúng đắn theo các chủ trương của Nhà nước và của tỉnh như chương trình trồng năm triệu ha rừng; chương trình 661, 147, PAM 5322; các dự án phát triển nông thôn của tỉnh Lâm Đồng… cùng sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan ban ngành của tỉnh và huyện Đơn Dương mà độ che phủ rừng của huyện ngày càng phát triển và tăng trưởng. Khơng những thế, huyện cịn thực hiện việc thiết kế diện tích đất rừng và xử lý thực bì để trồng mới đã được các đơn vị và các hộ giao khốn gấp rút thực hiện. Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng liên quan tiến hành kiểm tra chất lượng cây giống tại các vườn ươm, kịp thời cấp cho người dân để đảm bảo khung lịch trồng vào đúng mùa mưa.
Với sự triển khai quyết liệt các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã làm cho tình hình phát triển các loại rừng của huyện trong giai đoạn qua khá tốt, cụ thể như sau:
Bảng 3.7: Tình hình phát triển các loại rừng trồng của huyện Đơn Dương giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính:ha
STT Loại rừng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Rừng sản xuất 3.651,71 4.564,64 4.856,00 2 Rừng phòng hộ - 3 Rừng đặc dụng -
Tổng cộng 3.651,71 4.564,64 4.856,00
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đơn Dương)
Qua bảng 3.7 trên ta có nhận xét:
Trước hết, trong giai đoạn 2017-2019, diện tích rừng trồng sản xuất tăng lên đáng kể. Năm 2017 là 3.651,71 ha; năm 2018 là 4.564,64 ha, tăng 912,93 ha so với năm 2017. Đến năm 2019, diện tích rừng trồng sản xuất tăng lên 4.856 ha, tăng 1.204,29 ha so với năm 2017.
Sự tăng lên của diện tích rừng trong giai đoạn 2017-2019 đã khiến cho mức độ che phủ rừng của huyện Đơn Dương tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:
58.96% 58.70% 58.4% 58.1% 58.2% 58.3% 58.4% 58.5% 58.6% 58.7% 58.8% 58.9% 59.0% 59.1% 2017 2018 2019
Biều đồ 3.1. Độ che phủ rừng của huyện Đơn Dương giai đoạn 2017-2019
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ che phủ rừng của huyện Đơn Dương trong giai đoạn 2017-2019 tăng dần qua các năm và đạt mức trên trung bình. Năm 2017 là 58,4%, năm 2018 là 58,70% và năm 2019 là 58,96%. Huyện Đơn Dương phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 63%. Qua bảng dữ liệu đây là điều đáng mừng, cho thấy công tác ngành lâm nghiệp nói riêng, cơng tác quản lý của lãnh đạo huyện Đơn Dương nói chung được thực hiện khá tốt.
3.2.2.4. Tác động của chính sách đến mơi trường sinh thái
Trong giai đoạn qua, chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường sinh thái huyện Đơn Dương ngày càng tốt hơn. Điều này khiến cho ngành du lịch của huyện được phát triển, những điểm nổi bật và du lịch tại huyện Đơn Dương, đó là: là huyện đầu tiên của Lâm Đồng và Tây Ngun đạt chuẩn “Nơng thơn mới”; là huyện có Vùng rau lớn nhất đạt 24.500 ha, sản lượng rau các loại đạt hơn 811.000 tấn/năm; là huyện có Trang trại hoa lớn nhất là Cơng ty Dalat Hasfarm, trang trại hoa rộng 300 ha tại xã Tu Tra; là huyện Đàn bị sữa nhiều nhất do có lợi thế về đất đai phì nhiêu, khí hậu mát mẻ và truyền thống chăn ni, huyện Đơn Dương hiện có đàn bị sữa hơn 11.000 con, năng suất sữa đạt 6 tấn/con/chu kỳ; là huyện có Vườn hoa Tam giác mạch lớn nhất (trồng bằng hạt) rộng gần 2 ha tại xã Tu Tra nở hoa tuyệt đẹp, thu hút mãnh liệt du khách thập phương đến thưởng lãm và ghi hình; có Nhà sáng chế Hồng Chương được công nhận là Nhà sáng chế Việt Nam. Anh chuyên sản xuất các loại: Máy gieo hạt, máy đóng đất tự động (vơ vỉ xốp, vơ chậu, vơ túi nilon), máy rửa cà chua… phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; có Nhà thờ Ka Đơn giải Nhì quốc tế “Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế 2016” được cơng bố tại Italia ngày 15/6/2016; có Thu nhập bình quân đầu người cao nhất theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của các tỉnh Tây Nguyên đạt 36,2 triệu đồng/người/năm. Ở huyện Đơn Dương, thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 70 triệu đồng/người/năm.
3.2.2.5. Tác động của chính sách đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng góp phần giúp việc trồng rừng, khai thác, quản lý gỗ và động vật khá hiệu quả nhưng lại gần như không ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đơn Dương.
Việc áp dụng chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng không chỉ khiến cho ngành lâm nghiệp được chú trọng, giá trị sản xuất ngành được nâng cao trong giai đoạn qua, các chính sách cịn góp phần làm cho thu nhập bình quân của người dân cũng được tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Thu nhập của người dân huyện Đơn Dương giai đoạn 2017-2019 giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019