Về vận đơn đường biển

Một phần của tài liệu 194 vận DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 57 - 60)

Thực tiễn thanh tốn bằng tín dụng chứng từ đã có nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ nguyên nhân vận đơn đường biển không tuân thủ quy định của L/C về cảng bốc hàng, về cảng chuyển tải và phương thức vận chuyển. Cụ thể là, vận đơn đường biển không ghi cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng như quy định của L/C, vì lý do L/C cho phép chuyển tải nên có thể thay tên cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng bằng cảng chuyển tải.

Khi L/C được dẫn chiếu UCP 600,để tránh những sai sót khơng đáng có, B/L cần tuân thủ theo điều 20a - UCP 600 - điều khoản quy định về vận đơn đường biển từ cảng đến cảng.

- Vân đơn đường biển phải chỉ rõ hàng hoá được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong L/C.

- Nếu vận đơn không thể hiện cảng bốc hàng như quy định trong tín dụng là cảng bốc hàng, thì trong ghi chú hàng đã bốc lên tàu phải chỉ ra cảng bốc hàng quy

định trong tín dụng.

- Cho dù L/C cho phép chuyển tải nhưng người phát hành vận đơn cần quan tâm L/C đã quy định cảng bốc và cảng dỡ cụ thể là ở cảng nào để phát hành vận đơn đúng

như thế.

Các ngân hàng phục vụ cần giải thích cho khách hàng của mình hiểu được chuyển tải trong vận tải biển là chuyển từ con tàu này sang một con tàu chuyên chở khác trong cùng hành trình từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng chứ khơng phải chuyển từ tàu biển sang phương tiện vận tải khác.

Tình huống tranh chấp điển hình

Phương thức thanh tốn: L/C khơng hủy ngang, trả ngay, tn thủ UCP 600. NHPH: Standard Chartered Bank (SCB) - Bị đơn

NHTB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Người xin mở L/C: Một công ty của Ản Độ

Người hưởng lợi: Công ty dược phẩm Hà Nội - Nguyên đơn. L/C yêu cầu:

1) Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển đã xếp hàng, hoàn hảo.

2) Gửi hàng được tiến hành từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng Bombay của Ản Độ.

3) Chuyển tải: được phép.

Sau khi gửi hàng, công ty Dược phẩm Hà Nội xuất trình chứng từ cho ACB để chuyển tới SCB địi tiền. Vận đơn xuất trình có ghi:

Port of loading: Hai Phong Port, Vietnamese. Port of discharge: Cancutta, Indian.

+ SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên vì vận đơn đường biển khơng thể hiện được việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay của Ản Độ như yêu cầu của L/C.

+ Công ty Dược Phẩm Hà Nội khơng chấp nhận việc bắt lỗi đó và khẳng định rằng vận đơn xuất trình thực sự đáp ứng được yêu cầu của L/C. Gửi hàng đến Bombay, Ản Độ từ một cảng của Việt Nam. Hơn nữa, L/C cho phép chuyển tải và hàng hóa đã được chuyển tải tại Cancutta để chở tiếp từ đường bộ tới BomBay.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Điều 20(a)(iii) - UCP 600 yêu cầu vận đơn từ cảng đến cảng phải chỉ rõ “cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng”, cho dù:

+ Vận đơn ghi nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng, và/ hoặc nơi cảng cuối cùng khác với cảng dỡ hàng; và/hoặc

+ Vận đơn ghi cụm từ “cảng dự định” hoặc các từ tương tự có liên quan đến cảng bốc và/hoặc cảng dỡ hàng, thì trong ghi chú hàng đã bốc lên tàu phải chỉ ra cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng.

Vận đơn phải chứng thực được cảng bốc hàng là một cảng Việt Nam và cảng dỡ hàng là cảng Bombay. Nhưng vận đơn xuất trình chứng tỏ cảng bốc hàng là cảng Hải Phịng, cảng dỡ hàng là cảng Cancutta, chứ khơng phải Bombay là không phù hợp với yêu cầu của L/C.

Hơn nữa, cũng theo điều 20b UCP 600, “Chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống

và lại bốc hàng lên từ một con tàu này sang một con tàu khác trong một hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng”, chứ không phải là chuyển sang một

phương thức vận tải khác như cách hiểu của công ty Dược phẩm Hà Nội. Kể cả khi L/C cho phép chuyển tải thì vận đơn xuất trình vẫn phải đảm bảo yêu cầu chỉ rõ cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng như quy định trong L/C.

Nếu NHPH, người mở L/C và người thụ hưởng có ý định cho phép vận tải đa phương thức thì L/C phải quy định xuất trình chứng từ vận tải liên hợp. Trong tình

huống này, L/C phát hành khơng phù hợp với phương thức vận tải hỗn hợp bằng đường biển và trên đất liền vì hàng hóa được chuyển bằng đường biển đến Cancutta và bằng xe tải đến Bombay.

Kết luận

Cuối cùng, công ty dược phẩm Hà Nội đã phải liên hệ với công ty Ản Độ và yêu cầu SCB thanh tốn theo phương thức nhờ thu. Do cơng ty Dược phẩm Hà Nội là bạn hàng quen thuộc và bản thân công ty Ản Độ cũng đang cần hàng nên công ty Ản Độ đã chấp nhận thanh toán.

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, người gửi hàng phải thông báo cho người mua về tuyến đường gửi

hàng va loại chứng từ vận tải mà người vận chuyển sẽ phát hành để người mua mở L/C cho phù hợp.

Thứ hai, nếu L/C quy định loại chứng từ vận tải không đúng với loại được phát

hành, người gửi hàng phải yêu cầu sửa đổi L/C để tránh xảy ra sai sót trong chứng từ xuất trình.

Thứ ba, trong trường hợp gửi hàng bằng container, nơi giao hàng là bãi

container (CY) hoặc ga container (CFS) chứ không phải cảng bốc, do vậy người gửi hàng nên yêu cầu người mua mở L/C quy định xuất trình vận đơn vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu 194 vận DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w