Với các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 194 vận DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 93 - 102)

- về vận đơn hàng không

và xuất nhập khẩu

3.4.3.2. Với các ngân hàng thương mạ

Một là, quản lý chất lượng TTQT theo quy trình chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhiều ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại Cổ phần đã đăng kí quản lý quản lý chất lượng thanh toán quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, hiệu quả trong thanh tốn đã thấy rõ rệt. Chính vì thế, điều rất cần thiết lúc này là các

NHTM nên nhanh chóng tham gia đăng kí thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các mặt:

+ Các tiêu chuẩn trong khâu mở L/C. + Các tiêu chuẩn trong khâu kiểm tra L/C. + Các tiêu chuẩn trong khâu thanh tốn L/C.

Chỉ khi nào tồn bộ các nhân viên trong hệ thống ngân hàng đều thực hiện theo một tiêu chuẩn về thời gian và chất lượng phục vụ khách hàng theo đúng như cam kết đăng kí thì các sai sót mới có thể giảm thiểu, mới tăng được uy tín và do đó cũng hạn chế tranh chấp cả về số lượng và mức độ gay gắt của các vụ tranh chấp.

Hai là, mở rộng mạng lưới thanh toán quốc tế trên thế giới.

Hội nhập WTO là bước tạo đà cho tăng trưỏng của Việt Nam, cũng vì thế các NHTM cần chủ động mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý, quan hệ tài khoản, văn phòng đại diện chi nhánh ở những thị trường mới và tiềm năng.

Để làm được điều này các NHTM Việt Nam phải giữ vững một quan điểm trong hành động là "giữ đạo đức kinh doanh và uy tín", hành động của NHPH phải độc lập, tuân thủ theo các công ước và thông lệ, tập quán quốc tế. Sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời NHTM phải thực hiện nghiệp vụ chính xác, nhanh chóng, gây dựng niềm tin cho Ngân hàng bạn, thắt chặt mối quan hệ truyền thống. Tuy nhiên, không phải như thế là đủ, các NHTM Việt Nam còn phải kết hợp với các chiến lược Marketing, quảng bá được hình ảnh của mình ra thế giới.

Thêm vào đó, các NHTM Việt Nam cịn phải tích cực tham gia vào làm thành viên của hiệp hội Ngân hàng trên thế giới, việc này sẽ giúp tăng khả năng nghiệp vụ, tăng uy tín, học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các Ngân hàng lớn hơn...do đó việc sảy ra sai sót trong thanh tốn L/C cũng được giảm thiểu, đồng thời nếu sảy ra tranh chấp thì cũng được tổ chức giúp đỡ, tư vấn giải quyết làm giảm độ gay gắt của các vụ tranh chấp, giảm thiệt hại cho Ngân hàng.

Tất cả các ngân hàng, đặc biệt là trong thời kì phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin như hiện nay thì lượng vốn bỏ ra đầu tư cho cơng nghệ càng phải cao. Tuy nhiên

về tổng thể, công nghệ của các NHTM Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, tốc độ

phát triển của thị trường. Chính vì thế bản thân các NHTM phải tiếp tục đầu tư các công nghệ tối tân nhất cho TTQT. Đi kèm với đó là xây dựng hệ thống bảo mật thông tin để bảo

vệ cho các giao dịch thanh tốn chính xác, nhanh chóng, khơng bị sai lệch.

Hiện nay hệ thống bảo mật của các ngân hàng chưa tốt, hệ thống thông tin liên lạc cũng hay bị tắc nghẽn, chậm, các ngân hàng phải thực sự quan tâm tới việc đầu tư, đào tạo nhân lực cho phịng cơng nghệ, đội ngũ nhân lực phải làm chủ được công nghệ hiện đại.

Các dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng và tinh vi, hiện đại đến mức độ khách hàng không cần đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng mà vẫn có thể sử dụng dịch vụ online bằng mạng máy tính kết nối với ngân hàng. Do đó, nếu trình độ và thao tác của nhân viên ngân hàng khơng chính xác, khả năng bảo mật thông tin không cao, không thực hiện đúng hoặc không hiểu rõ các quy định về chữ kí điện tử, chứng từ điện tử sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp, do vậy đi đôi với công nghệ ln là trình độ ln là trình độ của nhân viên.

Với vai trò to lớn, là nhân tố ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh, uy tín của ngân hàng, nhân tố công nghệ phải được đặc biệt coi trọng, các NHTM phải ln trong tình trạng sẵn sàng ứng dụng cơng nghệ mới nhất, để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải cực kì nghiêm túc trong việc sử dụng quỹ đầu tư vào máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thanh tốn quốc tế.

Cơng nghệ hiện đại, máy móc hiện đại nhưng nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định. Máy móc chỉ có thể thay thế con người trong việc thực hiện các thao tác

khả năng đứng ra giải quyết. Do vậy các NHTM khi đào tạo nhân sự phải xem xét ở cả hai mặt là đạo đức và nghiệp vụ.

Nhân viên TTQT không được vì mối quan hệ với khách hàng mà làm sai ngun tắc, quy trình thanh tốn. Phải ln nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực thanh tốn bằng L/C. Phải ln giữ vững được bản lĩnh, khơng vì lợi lộc cá nhân mà gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả Ngân hàng.

Ve mặt nghiệp vụ, đội ngũ nhân viên phải được đào tạo một cách bài bản ngay từ khi tuyển đầu vào. Trong quá trình làm việc bản thân mỗi nhân viên phải ý thức được để tự mình nâng cao tay nghề nghiệp vụ, sao cho có thể tiến tới bắt kịp với trình độ chung các ngân hàng trên thế giới. Để có một đội ngũ thực sự chuyên nghiệp, ngân hàng phải thường xuyên tổ chức những đợt kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ nhân viên, thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo để nâng cao và cập nhật kiến thức thanh toán, ngoại thương và pháp luật liên quan đến thanh tốn quốc tế. Các ấn phẩm, tạp chí của nước ngồi sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp cho nhân viên tự củng cố và nâng cao kiến thức chuyên ngành. Thêm vào đó phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ cán bộ thanh toán về tiếng anh và tin học để tránh xảy ra những sai sót liên quan đến dịch thuật, hiểu sai nội dung L/C hay hợp đồng...đồng thời cũng là thích ứng với sự biến đổi chóng mặt của cơng nghệ như hiện nay.

Song song việc đào tạo về lý luận, các ngân hàng cũng cần đầu tư để đi sâu về mặt thực tế bằng cách mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho nhân viên. Tạo điều kiện để nhân viên của mình được đi khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm ở những ngân hàng tiên tiến trên thế giới, có như vậy cơng tác cán bộ mới đạt hiệu quả cao.

3.4.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Lâu dài và căn bản vẫn luôn luôn là yếu tố con người. Vấn đề mà cả doanh nghiệp XK và NK Việt Nam đều đau đầu đó là trình độ hiểu biết về thanh tốn quốc tế,

nghiệp vụ ngoại thương, luật lệ, thơng lệ liên quan đến hoạt động TTQT, trình độ tiếng Anh của nhân viên,..Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây nên tranh chấp. Tuy nhiên, như đã tìm hiểu, chúng ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp, họ hồn tồn khơng thể đi sâu vào đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu biết về luật pháp quốc tế, các phương thức TTQT như các NHTM được, đây là lý do mang tính chất chủ quan nhiều hơn vì hoạt động chính của họ liên quan đến hàng hoá.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải giải quyết được mấy vấn đề cơ bản sau:

- Nâng cao kiến thức về thương mại quốc tế cho cán bộ XNK. Việc này có thể được làm bằng cách kết hợp với các cơ sở đào tạo như: Bộ thương mại, các

trường đại

học như : Học viện Ngân hàng, Đại học ngoại thương, Đại học thương mại,...để nâng

cao hiểu biết về XNK, luật thương mại, luật pháp các quốc gia khác liên quan

đến hoạt

động thanh toán quốc tế, xung đột giữa luật pháp Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt hơn

nữa, các truờng đại học cũng là nơi mà các doanh ngiệp cũng có thể đầu tư để nhận

được nguồn nhân lực thực sự có kiến thức chuyên ngành sâu sau này.

- Một điều quan trọng nữa là mỗi nhân viên phải tự mình ý thức nâng cao trình độ chun mơn bằng cách nghiên cứu tài liệu về TTQT. Để làm được điều này thì

trước hết phải có một trình độ tiếng Anh nhất định, các khố học Tiếng Anh chun

ngành trở nên vơ cùng cấp thiết. Tất nhiên các giảng viên cũng phải là những người

phải mô tả rõ ràng tránh giao hàng sai lệch, không đúng yêu cầu. Để đảm bảo quyền lợi nên bổ sung vào một số điều khoản chưa rõ ràng của UCP 600 như điều khoản sửa đổi, dung sai,...yêu cầu người bán phải gửi những thông báo rõ ràng, gửi hoa đơn, vận đơn bản sao tới để kiểm tra trước việc thực hiện nghĩa vụ của người bán.

- Với doanh nghiệp XK: Phải xét thật kĩ L/C để phát hiện những điều khoản bổ sung, mập mờ, bất lợi, khó thực hiện để cịn yêu cầu sửa đổi, tránh việc sau này không phát hiện được rồi lại phát sinh tranh chấp. Khi lập chứng từ phải chú ý tới một số lỗi hay mắc phải với các chứng từ quan trọng như: B/L, B/E, chứng từ bảo hiểm,...

Ba là, tìm hiểu thật kĩ về đối tác qua các nguồn thông tin.

Đây là nhân tố vơ cùng quan trọng vì nếu đối tác là người có uy tín trên thương trưịng thì hiển nhiên giao dịch với họ sẽ dễ dàng hơn, ít nguy cơ thiệt hại hơn. Do vậy, phải tích cực tìm kiếm thơng tin qua ngân hàng phục vụ mình, cơng ty vận tải giao nhận, cơng ty tư vấn, Internet, đại sứ qn, phịng thương mại và công nghiệp trong nước, tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài,...Nếu vẫn chưa khai thác được nhiều thì phải đầu tư mua thơng tin của các tổ chức uy tín của nước ngồi. Khơng đầu tư ngay từ ban đầu thì khi hợp đồng đã được thực hiện thiệt hại còn gấp nhiều lần.

Bốn là, doanh nghiệp cần phải đề cao đạo đức trong kinh doanh

Có thể nói, thiện chí trong kinh doanh là vấn đề quan trọng để các giao dịch kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Bản thân doanh nghiệp XNK phải tuân thủ UCP 600, ISPB 681,..khi nó được dẫn chiếu áp dụng vào L/C. Khơng nên vận dụng sai lệch UCP 600 để dành quyền lợi cho mình mà đánh mất uy tín, khơng nên tìm cách ràng buộc trách nhiệm cho ngân hàng, bạn hàng. Khi có tranh chấp xảy ra, nên kết hợp với ngân hàng để tìm cách giải quyết, có như vậy mới xây dựng được mối quan hệ lâu bền, sau này mình có sai sót cũng có thể được bỏ qua, hơn nữa sử dụng UCP 600 để làm khó bạn hàng, chưa chắc đã giúp doanh nghiệp thực hiện được như ý muốn, vì vậy vấn đề đạo đức trong kinh doanh phải được tuân thủ nghiêm chỉnh. Hãy để L/C thực sự là một công cụ thanh tốn chứ khơng phải cơng cụ từ chối thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng được trình bày ở chương 2, chương 3 xuất phát từ thực tiễn đó đã đưa ra được những vấn đề cơ bản:

Một là, các giải pháp chung để phòng ngừa tranh chấp trong phương thức thanh

tốn tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hai là, các biện pháp cụ thể để xử lý tranh chấp trong phương thức thanh tốn

tín dụng chứng từ.

Ba là, các kiến nghị cụ thể đối với từng chủ thể.

Để những giải pháp và kiến nghị này thực sự phát huy tác dụng cần có thời gian và cần có sự phối hợp của tất cả các chủ thể tham gia vào phương thức này.

Và giải pháp phải đi đầu đó là giải pháp về con người, dù tranh chấp có lớn đến đâu, các điều khoản của UCP 600 có mâu thuẫn đến đâu nhưng nếu bản thân các đối tác tham gia có thiện chí với nhau thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Con người luôn là yếu tố hàng đầu để giải quyết các vấn đề quan trọng.

Chính vì thế, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi của giải pháp về con người và xây dựng uy tín là điều mà các đối tác phải ln ý thức được.

KẾT LUẬN

Mở cửa và hội nhập, đó là cơ hội lớn cho sự phát triển về cả kinh tế và văn hoá của tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong đó xuất nhập khẩu ln là lĩnh vực được quan tâm và đầu tư thoả đáng hơn bao giờ hết và tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh tốn phổ biến nhất được sử dụng trong hoạt động XNK.

Phương thức này ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch TTQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Điều này cũng chứng tỏ sự ưu việt của phương thức này trong hoạt động ngoại thương. Cùng với sự phát triển của hoạt động XNK, phương thức TDCT ngày càng có được nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức mới. Các bên liên quan trong thanh tốn TDCT khơng phải lúc nào cũng thống nhất với nhau về lợi ích, trách nhiệm và quan điểm. Đó là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp cho các bên khi tham gia vào phương thức này và cũng là lý do khiến UCP 600 trở thành một nguồn luật quan trọng được dẫn chiếu với mục đích điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, đặc biệt là khi phát sinh những tranh chấp.

Nhằm giúp cho hoạt động thanh toán bằng TDCT được thực hiện hiệu quả hơn, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức TDCT của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ra đời và được các doanh nhân, ngân hàng cũng như các bên liên quan khác của thư tín dụng đánh giá rất cao. Hiểu rõ bản chất các Quy tắc của các thông lệ, tập quán quốc tế để áp dụng chính xác vào giao dịch tín dụng chứng từ là cách tối ưu để hạn chế những rủi ro, vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động thanh tốn thư tín dụng.

Trong mọi văn bản liên quan đến hoạt động TTQT, các NHTM Việt Nam đều tuyên bố chấp nhận áp dụng UCP trong giao dịch Tín dụng chứng từ. UCP 600 đã giúp cho việc kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng tại ngân hàng được thực hiện dễ dàng, trôi

chảy. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã được phân tích trong luận văn, việc áp dụng UCP 600 vào hoạt động thanh tốn TDCT tại các ngân hàng vẫn cịn nhiều điều chưa được như mong muốn. Điều này đã dẫn đến hiệu quả của phương thức thanh toán TDCT tại các ngân hàng thương mại chưa được phát huy một cách tốt nhất.

Tuy nhiên các bên tham gia đều phải hiểu rằng UCP 600 là một văn bản pháp lý tuỳ ý do các bên thoả thuận áp dụng và bản thân UCP 600 khơng phải là văn bản hồn hảo

để có thể hạn chế cũng như giải quyết được hết các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng trong hoạt động thanh tốn quốc tế bằng L/C. Vì vậy để giải quyết được các tranh chấp một cách hiệu quả hơn cần phối hợp UCP 600 và các biện pháp phù hợp khác.

Vận dụng UCP 600 một cách hợp lý, đúng đắn và có sáng tạo giúp các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại Việt Nam hạn chế được các tranh chấp, bảo vệ được quyền lợi của mình và cao hơn là nâng cao được uy tín trong kinh doanh cũng như hợp tác.

Một phần của tài liệu 194 vận DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w