Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia

Một phần của tài liệu 194 vận DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 67 - 74)

- về vận đơn hàng không

2.2.2.2. Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia

gia

a. Do thiếu hiểu biết về giao dịch L/C

Thiếu hiểu biết về giao dịch L/C là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều tranh chấp trong TTQT bằng L/C. Và theo tinh thần của UCP 600, việc thanh toán tiền cho người thụ hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào bộ chứng từ xuất trình, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do chưa hiểu hết được bản chất của phương thức tín dụng chứng từ, chưa hiểu hết những mánh khóe của nhà nhập khẩu cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc lập BCT địi tiền nên trong khi lập hợp đồng, họ đã chấp nhận những điều khoản bất lợi về phía mình.

Lý do khơng khó hiểu là vì hoạt động của các doanh nghiệp là XNK hàng hóa, quan tâm đến hàng hóa chứ khơng phải chun sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật, chính vì thế trước khi ký kết hợp đồng thương mại, các doanh nghiệp cần cẩn trọng, tìm hiểu đối tác, nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng, hoặc tìm đến ngân hàng phục vụ mình để được tư vấn.

Tình huống

Phương thức thanh tốn: TDCT khơng hủy ngang, dẫn chiếu UCP 600 NHPH: Ngân hàng BFD (Đức)

NHTB: Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng TMCP Á Châu Người xin mở: Công ty Chemie (Đức)

Hàng Hóa: Xi măng Clinke

L/C u cầu BCT địi tiền phải có giấy chứng nhận của người mua chứng nhận đã nhận hàng tại cảng Rotterdam của Châu Âu.

Hai mươi ngày sau khi mở Thư tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Rotterdam đúng thời hạn giao hàng quy định. Nhưng công ty Sao Mai không thể lấy được giấy chứng nhận của người mua.

Ngân hàng BFD đã từ chối thanh tốn vì thiếu sót của BCT xuất trình.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Theo UCP 600, người mua và người bán có quyền tự do thỏa thuận các loại chứng từ xuất trình. Việc yêu cầu loại chứng từ nào trong BCT đòi tiền thường được quy định trong hợp đồng mua bán.

Người bán rõ ràng đã tự chuốc lấy rủi ro khi chấp nhận một thư tín dụng yêu cầu loại chứng từ do người mua cấp.

Kết luận

Công ty Sao Mai đã không lập được BCT phù hợp nên đã không được NHPH thanh toán. Việc từ chối thanh tốn của ngân hàng BFD là hồn tồn có cơ sở.

Bài học kinh nghiệm:

Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi xuất hàng sang nước ngoài thường phải chấp nhận đưa vào BCT đòi tiền một loại chứng từ do người mua hoặc đại diện của người mua cấp, xác nhận đã nhận hàng tại cảng đến hoặc cảng hàng hóa đủ chất lượng theo yêu cầu.

Điều này một phần xuất phát từ sự phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường nước ngoài, nhưng mặt khác là do sự thiếu hiểu biết, khơng nghiên cứu và suy tính kỹ về các điều khoản của hợp đồng, dẫn đến những điều khoản bất lợi cho chính doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải hiểu bài học, không phải UCP 600 đương nhiên bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia. Việc chấp nhận một thư tín dụng có u

chứng từ do người mua phát hành sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho người hưởng vì theo yêu cầu đó, người hưởng sau khi giao hàng, lập BCT, vẫn khơng thể xuất trình tại ngân hàng để được thanh toán. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố từ phía người mua, đặc biệt là thiện chí của họ.

b. Do xử lý chứng từ có sai biệt

Ngân hàng chỉ thanh toán hoặc chiết khấu khi BCT là phù hợp. Nhưng như thế nào là một bộ chứng từ phù hợp? Tranh chấp xung quanh vấn đề này vẫn liên tiếp xảy ra và việc xử lý chứng từ có sai biệt phải thực hiện như thế nào cho đúng với pháp luật điều chỉnh vẫn là vấn đề thường xuyên xảy ra với các ngân hàng. Hiểu và vận dụng điều 16 UCP 600 có thể hạn chế được phần nào những sai lầm do xử lý chứng từ. Đặc biệt, ngân hàng kiểm tra chứng từ, khi nhận được BCT phải phối hợp một cách tốt nhất toàn bộ đội ngũ nhân lực nghiệp vụ thanh tốn quốc tế của mình để kiểm tra BCT thật kỹ lưỡng. Sau đó, kết quả kiểm tra BCT nên được đưa ra tham khảo thêm ý kiến của nhà nhập khẩu, khi có được ý kiến của nhà NK, ngân hàng sẽ tổng hợp và đưa ra kết quả cuối cùng và thông báo cho người XK về việc từ chối hay chấp nhận BCT.

Tình huống

Phương thức thanh tốn: L/C dẫn chiếu UCP 600 NHPH: Sacombank - chi nhánh Bà Triệu, Hà Nội. NHTB: Citibank NA Newyork

Người xin mở: Công ty cổ phần thời trang Mai Anh, Hà Nội Người hưởng lợi: Fashion Company Ltd, USA

Hàng hóa: Quần Jeans

Khi BCT được xuất trình tại Sacombank, Ngân hàng đã phát hiện sai sót là Giấy chứng nhận xuất xứ chưa được ký.

Sacombank ngay lập tức thông báo từ chối bộ chứng từ địi tiền, nêu rõ sai sót của BCT và thơng báo ngân hàng sẽ giữ bộ chứng từ đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình.

Tuy nhiên, cũng ngay sau đó do tình hình thị trường biến động có lợi, nhu cầu quần Jeans tăng đột biến, Mai Anh đã thông báo cho Sacombank rằng họ đồng ý thanh tốn cho BCT đã xuất trình, chấp nhận có sai biệt.

Để tạo điều kiện cho nhà NK trong nước, cũng như giữa mối quan hệ khách hàng lâu năm, Sacombank đã giao chứng từ cho Mai Anh đi nhận hàng. Đồng thời ngân hàng cũng thông báo cho Fashion Company sự việc như thế và Ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản cho Fashion Company.

Tuy nhiên, Fashion Company đã đệ đơn kiện Sacombank Hà Nội vì đã khơng thực hiện đúng thơng báo của mình trước đây và phải bồi thường thiệt hại cho họ vì họ đã chuẩn bị tất các thủ tục và phương tiện cần thiết để nhận hàng về.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Vận dụng điều 16 UCP 600 (Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo): Khi

ngân hàng quyết định từ chối thanh tốn thì phải gửi một thơng báo riêng về quyết định đó cho người xuất trình. Thơng báo nêu rõ:

Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu Từng sai biệt là lý do để ngân hàng từ chối và

Ngân hàng đang nắm giữ chứng từ để chờ chỉ thị tiếp theo từ người xuất trình hoặc

NHPH đang nắm giữ chứng từ cho đến khi nhận được sự bỏ qua từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt hoặc nhận được các chỉ thị tiếp theo từ người xuất trình trước khi có sự chấp nhận bỏ qua các sai biệt.

Như vậy, trong tình huống này Sacombank nên thông báo cho Fashion Company rằng Mai Anh đã chấp nhận các sai biệt và thanh toán trước khi trao BCT để nhà nhập khẩu đi nhận hàng và chờ chỉ thị của nhà xuất khẩu.

Kết luận

Sacombank đã hành động không đúng với tinh thần UCP 600 nên bắt buộc phải bồi thường cho nhà xuất khẩu.

Bài học kinh nghiệm

Khi gặp bộ chứng từ bất hợp lệ ngân hàng phải hết sức lưu ý và tỉnh táo để hành động đúng tinh thần UCP 600. Mọi quyết định đều phải nghiên cứu và trao đổi kỹ càng với nhà nhập khẩu trong nước sau đó mới thơng báo cho nhà Xuất khẩu nước ngoài.

c. Tranh chấp trong việc xác định tư cách của ngân hàng khác - “another bank”

Một ngân hàng có hội sở chính và một số chi nhánh nằm trên cùng một quốc gia có được xem như là các ngân hàng đôc lập hay không?

Xác định đúng tư cách của các ngân hàng là điều rất quan trọng vì nó là cơ sở để xác định trách nhiệm các ngân hàng trong việc giải quyết chứng từ.

Tình huống

Phương thức thanh tốn: L/C dẫn chiếu UCP 600 NHPH: Maritimebank chi nhánh Hải Phòng, Việt Nam NHTB: Koreabank, Seoul, Hàn Quốc

Người xin mở: Cơng ty T&T, Hải Phịng Người thụ hưởng : Hyo min Corp, Hàn Quốc Hàng hóa : Link kiện xe gắn máy

Sau khi kiểm tra BCT, Koreabank thấy hồn tồn phù hợp với u cầu của thư tín dụng đã mở và gửi ngay đến trụ sở chính Ngân hàng Maritimebank Hà Nội ngày 05/6/2008. Do thủ tục giao nhận thư chậm trễ của Bưu điện, Ngân hàng Maritime chi nhánh Hải Phòng nhận được BCT ngày 9/6/2008.

Ngân hàng kiểm tra BCT và phát hiện thấy sai sót :

1) Giá trị bảo hiểm không đảm bảo mức tối thiểu như yêu cầu 2) Giấy chứng nhận xuất xứ chưa được ký

Công ty T&T khơng chấp nhận sai sót trên nên ngày 13/6/2008, Maritimebank chi nhánh Hải Phịng đã thơng báo cho ngân hàng Hàn Quốc về việc từ chối BCT.

Koreabank ngay lập tức đã khiếu nại Maritime Bank Hải Phịng vì đã thơng báo từ

Maritime Bank Hải Phòng trả lời : Từ ngày nhận được BCT là 9/6/2008 đến ngày 13/6/2008 mới là 4 ngày làm việc.

Koreabank bác bỏ lý lẽ của Maritime Bank Hải Phịng vì theo điều 3 UCP 600,

‘‘các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập ’ ’, vì vậy, Trụ sở chính của Maritime Bank và Maritime Bank Hải Phịng ở

trong

cùng một quốc gia nên không thể coi là 2 ngân hàng độc lập. Việc phân chia hay tập trung hoạt động TTQT là vấn đề nội bộ của ngân hàng nên khơng được xem xét đến.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Ngân hàng mở L/C là Maritimebank Hải Phòng với địa chỉ bưu điện, điện tín, SWIFT đầy đủ nên nó được coi là ngân hàng độc lập. Vì vậy theo quy định của L/C thì Koreabank phải gửi L/C cho ngân hàng Maritimebank Hải Phòng. Vậy việc gửi L/C cho Maritimebank hội sở là không hợp lý.

Thứ hai, theo điều 35c UCP 600, việc chậm trễ của bưu điện khi chuyển L/C từ Hà Nội đến Hải Phòng, Maritimebank Hải Phòng được miễn trách ‘‘Ngân hàng khơng

có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ hoặc mất mát trong truyền tin... hoặc chuyển giao thư từ hoặc chứng từ’’ miễn là việc chuyển giao

được thực hiện đúng theo yêu cầu của thư tín dụng.

Kết luận

Maritimebank Hải Phòng đã từ chối BCT trong đúng thời hạn cho phép.

Bài học kinh nghiệm

UCP 600 vẫn chưa thực sự có một quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh trong cùng một quốc gia,các quy định về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ giữa các ngân hàng. Nhưng để tránh tranh chấp không lường hết được xảy ra thì các ngân hàng phải ln chủ động thực hiện đúng theo quy định của thư tín dụng, chứ không hành động theo suy diễn chủ quan hay phương thức hoạt động riêng của ngân hàng mình.

Hơn nữa bản thân mỗi ngân hàng cần nhận thức được rằng, một khi đã tách ra thành một chi nhánh riêng thì phải hành động một cách độc lập, nắm được trách nhiệm của mình là hồn tồn tách biệt với Hội sở chính.

d. Tranh chấp do NHPH không phát hiện hết lỗi chứng từ

Theo tinh thần UCP 600 nói chung và điều 14 UCP 600 nói riêng, quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ, khi nhận được BCT xuất trình, ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra một cách cẩn thận hợp lý tất cả các chứng từ theo yêu cầu của L/C để đảm bảo xuất trình là phù hợp. Để giải quyết tranh chấp này, bên cạnh quy định về kiểm tra chứng từ tại điều 14, các bên liên quan nên vận dụng điều 7, UCP 600 - điều khoản quy định rõ ràng về trách nhiệm và nghĩa vụ của NHPH.

Tình huống

Phương thức thanh toán : L/C dẫn chiếu UCP 600 NHPH: VP Bank, Hà Nội, Việt Nam

NHTB: Fuji bank, Nhật Bản

Người xin mở L/C: Công ty cổ phần giày da Nam Cường, Hà Nội Người thụ hưởng: Shuami Company LTD, Nhật Bản.

Hàng hóa: Giày da nam mùa đơng

Khi xuất trình BCT địi tiền, Shuami Company đã thiếu mất giấy chứng nhận số lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, khi kiểm tra BCT, do sơ suất nên VP Bank đã quyết định là BCT là phù hợp và ngay lập tức trích tiền từ tài khoản của công ty Nam Cường trả cho Shuami.

Tiếp theo, Nam Cường nhận BCT đi nhận hàng. Khi kiểm đếm thì phát hiện số giày bị thiếu, không đúng như trong L/C và hợp đồng. Nam Cường quay trở lại kiểm tra BCT mới phát hiện thiếu giấy chứng nhận số lượng. Nam Cường tiến hành khiếu nại VP Bank, đòi bồi thường. Tranh chấp xảy ra.

VP Bank đã không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm của NHPH là phải kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt cả BCT rồi mới tiến hành thanh toán, nhưng ở đây dù sai sót vì lý do gì thì NHPH vẫn khơng thực hiện đúng tinh thần UCP 600.

Kết luận

VP Bank phải bồi thường cho Nam Cường về những sai sót của mình.

Bài học kinh nghiệm

Thực tế ở Việt nam hiện nay, nhiều ngân hàng cho rằng nên để người yêu cầu kiểm tra chứng từ và quyết định sự phù hợp của bộ chứng từ đó. Như vậy họ sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Nhưng làm như vậy là điều này là rất sai lầm vì NHPH đã vi phạm và chưa thực sự hiểu đúng UCP 600.

Bài học rút ra là ngân hàng không nên chuyển giao BCT cho người nhập khẩu kiểm tra vì sẽ phát sinh một số rủi ro như thất lạc và điều này cũng đồng nghĩa với việc NHPH chấp nhận BCT nên về sau không thể từ chối được.

Để đảm bảo an toán nhất NHPH cần kiểm tra kỹ lưỡng BCT trước khi quyết định giao cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng và giải pháp cốt lõi là NHPH xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực thực sự tinh thơng, giỏi nghiệp vụ thanh tốn quốc tế.

Một phần của tài liệu 194 vận DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w