.Cách thức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 42)

1.5 .Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

1.5.3 .Cách thức quản lý

1.5.3.1.Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Kế hoạch hoá là đƣa tồn bộ hoạt động vào cơng tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bƣớc đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu chung của tổ chức.

Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNS, nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu cần đạt trong hoạt động giáo dục KNS, từ đó xác định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện kế hoạch.

Cần dựa vào các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng nhà trƣờng, những kỹ năng sống nào là cần thiết và đang thiếu hụt cần giáo dục với học sinh trƣờng mình, lớp mình để đề ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu cho từng năm học cụ thể. Các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng căn cứ vào kế hoạch của trƣờng để xây dựng kế hoạch hành động cho tổ chức hoặc cá nhân sao cho hợp lý và tránh sự chồng chéo khi thực hiện.

Các kế hoạch của trƣờng, của tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn (nhất là các bộ mơn có ƣu thế về giáo dục KNS), giáo viên chủ nhiệm cần đƣợc phê duyệt và sau đó thơng tin rộng rãi để các thành viên trong trƣờng có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện.

1.5.3.2.Tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT

Chức năng tổ chức có vai trị hiện thực hố các mục tiêu theo kế hoạch đồng thời có khả năng tạo ra sức mạnh mới của đơn vị nếu việc sắp xếp các nguồn lực đƣợc tiến hành khoa học và hợp lý.

Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục KNS trong năm học, nhà trƣờng và tổ chức Đoàn thanh niên chủ động sắp xếp phân phối các nguồn lực và phân công trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức.

Cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể trong lãnh đạo nhà trƣờng, trong tổ chức Đoàn thanh niện và lực lƣợng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đƣợc giao.

Nhà trƣờng phải chủ động tham mƣu, đề xuất sự phối hợp hoạt động giáo dục KNS với các tổ chức nhƣ lực lƣợng Công an (tuyên truyền về ma túy

HIV/AIDS) Trung tâm y tế và Trung tâm dân số kế hoạch hố gia đình (tun truyền về sức khoẻ sinh sản vị thành niên)...

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống, cần tổ chức tuyên truyền về nhận thức và kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho tập thể cán bộ giáo viên nhà trƣờng vì đây là nhiệm vụ mới mẻ, lại chƣa có tài liệu, giáo trình chính thức.

1.5.3.3.Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Chức năng chỉ đạo vừa có ý nghĩa ra chỉ thị để điều hành, vừa có tác động đến hành vi, thái độ của mọi thành viên trong nhà trƣờng trên cơ sở sử dụng đúng đắn các quyền của ngƣời quản lý.

Lãnh đạo nhà trƣờng sử dụng quyền chỉ huy và hƣớng dẫn triển khai các nhiệm vụ giáo dục KNS đã đề ra trong kế hoạch. Ngƣời lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch và vị trí cơng tác của họ đồng thời đơn đốc, động viên, kích thích việc thực hiện. Vì bản thân KNS vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính xã hội nên việc chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cũng phải khéo léo mềm dẻo, tránh áp đặt và mệnh lệnh. Từng bộ phận trong trƣờng: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đồn thể, tổ chun mơn…có những nhiệm vụ gì, phối hợp với nhau ra sao trong việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh phải đƣợc quy định rõ ràng. Trong quá trình thực hiện, ngƣời lãnh đạo chú ý việc xây dựng các nhóm thực hiện nhiệm vụ nhƣ nhóm tổ chức Đồn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khố, nhóm các giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục hƣớng nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các sự vụ cá nhân học sinh có vấn đề trong lớp, nhóm các giáo viên cùng chun mơn trong việc thống nhất nội dung giáo dục tích hợp giáo dục KNS vào các bài học…

1.5.3.4.Kiểm tra hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Thông qua kiểm tra nhà quản lý phát hiện những vấn đề chƣa hợp lý và có biện pháp điều chỉnh. Cũng thông qua kiểm tra, mọi hoạt động sẽ đƣợc thực hiện tốt hơn và tránh sai sót.

Do kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, hoạt động giáo dục kỹ năng sống là giúp học sinh hình thành cách sống tích cực và xây dựng những hành vi lành mạnh cho nên việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động này không thể dễ dàng lƣợng hoá các tiêu chuẩn kiểm tra. Ngoài việc gắn việc đánh giá hiệu quả của giáo dục KNS theo các tiêu chí của bảng đánh giá phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, cần xây dựng các phiếu hỏi, phiếu điều tra, các bài tập tình huống giáo dục đồng thời thông qua quan sát, phỏng vấn để xác định hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNS đã thực hiện.

Đối với ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng, có thể áp dụng các kiểu kiểm tra sau đây để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNS:

- Kiểm tra trƣớc khi thực hiện hoạt động: Kiểu kiểm tra này phù hợp và cần thiết đối với những chƣơng trình ngoại khoá lớn. Trƣớc khi tổ chức chƣơng trình, cần rà sốt, kiểm tra nhằm đảm bảo các nguồn lực đã đƣợc sẵn sàng, kiểm tra các nội dung thực hiện có đảm bảo các điều kiện để thực hiện mục tiêu đã đặt ra không.

- Kiểm tra sau khi thực hiện hoạt động: Sau một chƣơng trình ngoại khóa, thực hiện rút kinh nghiệm, thăm dò dƣ luận, kiểm tra bằng phiếu hỏi…để có kết luận đã góp phần hình thành những kỹ năng nào, những nội dung nào cẩn chỉnh sửa bổ sung để có những bài học cần thiết cho những chƣơng trình tiếp

theo. Kiểu kiểm tra này cũng có thể áp dụng sau khi dự giờ của giáo viên, nhất là các tiết dạy có nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống.

- Kiểm tra đánh giá trong tồn bộ q trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện: Kiểu kiểm tra này giúp cho các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng không xảy ra sai sót. Cần thực hiện việc kiểm tra từ khâu lập kế hoạch của giáo viên và các tổ chức, kiểm tra, giám sát, uốn nắn, tƣ vấn trong quá trình các cá nhân và tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng.

Kết luận chƣơng 1

Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động giáo dục KNS trong trƣờng trung học phổ thông là cần thiết, cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện tốt việc giáo dục KNS cho học sinh cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để biết (kỹ năng sống liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”)

Công tác quản lý của nhà trƣờng ln đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS trong nhà trƣờng thì ngƣời hiệu trƣởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng theo hƣớng tiếp cận KNS. Ngƣời hiệu trƣởng cần chú trọng đến tất cả các khâu từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá của các lực lƣợng tham gia giáo dục KNS trong nhà trƣờng. Ngƣời quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, xây dựng và triển khai kế hoạch, thực hiện chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kế

hoạch trong lực lƣợng giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và biết phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác ngoài nhà trƣờng, làm tốt các chức năng quản lý, biết động viên tập thể cán bộ giáo viên tham gia tích cực nhiệt tình nhằm đảm bảo học sinh đến trƣờng không chỉ đơn thuần đƣợc dạy chữ mà còn đƣợc dạy cách ứng xử làm ngƣời. Trong quá trình trang bị các kiến thức về kỹ năng sống cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý nhân cách của học sinh THPT để có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

2.1.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 42)