.Mối quan hệ giữa các biệnpháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 94 - 102)

Các biện pháp đƣợc đề xuất ở trên có mối quan hệ biện chứng mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời trong việc quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng đạt hiệu quả.

Biện pháp 1: Là biện pháp làm tiền đề cho các biện pháp khác, có tác

dụng quan trọng tác động tới ý thức trách nhiệm của các thành viên trong nhà trƣờng trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS đồng thời trang bị cho đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục KNS tuỳ theo cƣơng vị công tác đƣợc phân công. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo đƣợc thế chủ động cho các thành viên trong nhà trƣờng trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Biện pháp 1 chính là cơ sở cho các biện pháp khác có điều kiện thực hiện.

Biện pháp 2: Là biện pháp có tính lâu dài, ổn định và diễn ra thƣờng

xuyên hàng ngày thông qua các tiết dạy. Đây là biện pháp thể hiện xu thế tất yếu của đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy khiến cho học sinh đƣợc thể hiện sự chủ động, sáng tạo tích cực, tự tin trong quá trình học tập. Thực hiện tốt biện pháp này tức là đã động viên đƣợc tất cả mọi thành viên giáo viên trong nhà trƣờng toàn tâm tồn ý phấn đấu vì mục tiêu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.

Biện pháp 3: Là biện pháp thể hiện sức mạnh và vai trò của giáo viên

chủ nhiệm. Ngƣời giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trị của mình là đã thực hiện nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt trong giáo dục. Hơn thế nữa, các hoạt động giáo dục KNS do giáo viên chủ nhiệm thực hiện giúp các em học sinh có kiến thức, có kỹ năng để chủ động phòng ngừa các cám dỗ, biết ứng xử trong các tình huống của cuộc sống chứ khơng phải đợi đến khi “có vấn đề” mới tìm cách tháo gỡ.

Biện pháp 4: Là biện pháp quan trọng thể hiện chức năng nhiệm vụ của

tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trƣờng và sự phối hợp hoạt động giáo dục giữa tổ chức Đồn và nhà trƣờng. Các chƣơng trình hoạt động giáo dục KNS của tổ chức Đồn có tác động tới đơng đảo đồn viên thanh niên với những biện pháp hấp dẫn và sinh động. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ khẳng định một lần nữa sức mạnh và vai trò của tổ chức Đồn thanh niên trong việc giáo dục chính trị tƣ tƣởng cũng nhƣ tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh.

Biện pháp 5: Đây là biện pháp thể hiện vai trò của cộng đồng, của các

tổ chức xã hội tới nhà trƣờng và giáo dục. Thực hiện tốt biện pháp này là đã góp phần huy động đƣợc mọi lực lƣợng tham gia phát triển giáo dục. Sau đó cũng chính xã hội sẽ lại đƣợc hƣởng các thành quả to lớn do giáo dục mang lại. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với các tổ chức xã hội và địa phƣơng đƣợc củng cố găn bó mật thiết, thực hiện đƣợc phƣơng châm: “Nhà trƣờng là vầng trán cộng đồng, cộng đồng là trái tim nhà trƣờng”. Biện pháp này cũng giúp cho nhà trƣờng có thêm các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục trong điều kiện cơ sở vật chất, tài chính nhà trƣờng cịn nhiều khó khăn.

Biện pháp 6: Biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động

giáo dục KNS diễn ra thuận lợi. Việc chỉ đạo và quản lý tốt nguồn cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục KNS là đòn bẩy cho các biện pháp khác đƣợc thực hiện hiệu quả và khả thi. Ngƣời quản lý có kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí cho các hoạt động trong năm tạo đƣợc sự chủ động và hài hồ trong cơng việc.

Biện pháp 7: Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà

trƣờng là biện pháp diễn ra thƣờng xuyên nhằm đảm bảo các hoạt động giáo dục KNS đƣợc thực hiện với hiệu quả cao. Công tác đánh giá giúp chúng ta

hiểu quá trình thực hiện đạt mục tiêu ở mức độ nào đồng thời cung cấp nhiều thơng tin hữu ích, giá trị cho các hoạt động sau.

Nếu nhƣ biện pháp 1 tạo điều kiện tiên quyết cho hoạt động giáo dục KNS diễn ra một cách khoa học, khơng mị mẫm đƣợc chăng hay chớ thì biện pháp 2 và biện pháp 3 có tính ổn định thƣờng xuyên, chủ động trang bị các kiến thức về KNS cho học sinh và tăng hiệu quả của hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Biện pháp 4 góp phần tổ chức giáo dục KNS cho số lƣợng đông đảo đoàn viên thanh niên với nhiều hình thức sinh động, phong phú, hấp dẫn. Biện pháp 5, 6 có tính chất hỗ trợ cho các biện pháp 2,3,4. Biện pháp 7 giúp cho việc thực hiện các nội dung giáo dục KNS tránh sai sót và giúp các lực lƣợng tham gia giáo dục có sự gắn kết hữu cơ với nhau. Những biện pháp chủ đạo có tính ổn định lâu dài trong nhà trƣờng là biện pháp 2,3,4,7. Những biện pháp này cũng sẽ là những biện pháp có tính chất quyết định đến chất lƣợng hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng. Các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, khơng đƣợc xem nhẹ là biện pháp 5 và 6

Để tăng cƣờng hiệu quả quản lý, ngƣời cán bộ quản lý cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong giai đoạn đầu tiên thực hiện quản lý giáo dục KNS phải đặc biệt chú ý tới biện pháp có tính tiên quyết là biện pháp 1, các biện pháp có tính quyết định ổn định lâu dài là các biện pháp 2,3,4, 7 nhƣng cũng không đƣợc coi nhẹ các biện pháp 5,6. Các biện pháp chỉ đƣợc áp dụng hiệu quả nhất khi ngƣời cán bộ quản lý biết khai thác triệt để thế mạnh phù hợp với từng đối tƣợng quản lý và điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng.

3.3.Khảo sát, thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng sống và thử nghiệm biện pháp đề xuất

3.3.1. Khảo sát, thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động giáo dục KNS để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thức trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS của trƣờng THPT Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Qua việc đánh giá thực trạng tác giả thực hiện khảo sát thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trƣờng THPT Hữu Lũng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tồn diện nói chung và giáo dục KNS nói riêng.

Biện pháp 1: Bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 2: Quản lý việc tích hợp giáo dục KNS vào các mơn học.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm lớp. Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 5: Phối hợp các lực lƣợng giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 6: Quản lý điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 7: Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng.

3.3.1.1.Mục đích thăm dị, khảo sát:

- Tìm hiểu sự tán thành của các đối tƣợng tham gia đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.

- Xác định nhận thức về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất.

3.3.1.2. Đối tượng thăm dò, khảo sát:

- Hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng: 4 ngƣời - Giáo viên : 104 ngƣời

3.3.1.3.Nội dung thăm dò, khảo sát:

Nhận thức về mức độ cần thiết của 7 biện pháp đề ra: - Rất cần thiết

- Cần thiết - Ít cần thiết

Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề ra: - Rất khả thi

- Khả thi - Ít khả thi 3.3.1.4.Kết quả

- Rất cần thiết : 3 điểm Rất khả thi : 3 điểm

- Cần thiết : 2 điểm Khả thi : 2 điểm

- Ít cần thiết: 1 điểm Ít khả thi : 1 điểm

Qua bảng thống kê 3.4 cho thấy các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá là rất cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp khá cao từ 2,70 đến 2,94 trong đó các biện pháp đều có ít nhất 72,2% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp “Bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên” đƣợc đánh giá cao nhất về mức độ rất cần thiết ( Đạt tỉ lệ 94,4%) là hồn tồn hợp lý vì việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS mới bƣớc đầu đƣợc triển khai ở các trƣờng THPT, giáo viên chƣa có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động giáo dục KNS, kiến thức về vấn đề này cũng chƣa đƣợc đào tạo ở các trƣờng sƣ phạm. Có tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thì giáo viên mới có thể thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống

S T T Tính cần thiết ĐTB Xếp thứ bậc Biện pháp quản lý Tính khả thi ĐTB Xếp thứ bậc RCT CT ICT RKT KT IKT 1 102 6 0 2,94 1 Bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên

93 15 0 2,86 2 2 92 16 0 2,85 4 Quản lý việc tích hợp giáo dục KNS vào các môn học 92 16 0 2,85 3 3 97 11 0 2,90 2 Quản lý hoạt động GDKNS trong công tác chủ nhiệm lớp 96 12 0 2,88 1 4 96 12 0 2,89 3 Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia giáo dục KNS 96 12 0 2,88 1 5 78 28 2 2,70 6 Phối hợp các lực lƣợng giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS. 83 25 0 2,77 5 6 89 19 0 2,82 5

Quản lý điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục KNS. 79 29 0 2,73 6 7 94 12 2 2,85 4 Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng 79 25 4 2,69 7 Biện pháp “Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm lớp” đƣợc 89,8% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là rất cần thiết cũng là điều hoàn

toàn khách quan, phù hợp với thực tế hiện nay vì đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là ngƣời có nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh, có điều kiện hiểu học sinh lớp chủ nhiệm nhất, cũng là ngƣời có điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS. Chính vì vậy việc đổi mới cơng tác chủ nhiệm lớp là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp” Quản lý việc tích hợp giáo dục KNS vào các môn học”, “Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia giáo dục KNS” và biện pháp “Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng” sẽ là những biện pháp có tính ổn định lâu dài, đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.

Các biện pháp 5 và 6 tuy mức độ xếp thấp hơn nhƣng cũng đạt tỷ lệ cao, điều đó chứng tỏ các biện pháp đƣa ra là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển nhà trƣờng.

Bảng khảo sát 3.4 cũng cho thấy các biện pháp đều đƣợc đánh giá có tính khả thi và đạt tỉ lệ tính khả thi cao từ 73,1 % trở lên. Biện pháp “Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm” và “Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia giáo dục KNS” đƣợc đánh giá ở mức độ rất khả thi cao nhất (88,9% cho rằng rất khả thi), biện pháp “Quản lý việc tích hợp giáo dục KNS vào các môn học” đạt mức độ rất khả thi là 85,2% là hợp lý bởi lẽ năm học 2010 - 2011 mới là năm học chính thức thực hiện việc tích hợp đại trà ở tất cả các mơn, trong đó cũng mới chú trọng ở các môn khoa học xã hội. Về lâu dài đây sẽ là biện pháp có tính ổn định. Biện pháp “Quản lý điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục KNS” và “Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng” đƣợc đánh giá ở mức thấp hơn cũng có 73,1% số ngƣời đƣợc hỏi nhận định là rất khả thi

Biểu đồ 3.1 cũng cho chúng ta thấy sự tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp 2, 3, 4 có sự tƣơng ứng về mặt chỉ số giữa 2 cấp độ tính cần thiết và tính khả thi cho thấy: Khí các biện pháp này đã đƣợc đƣa vào thử nghiệm và có hiệu quả đã tạo nên sự chuyển biến thay đổi nhất định cả về nhận thức cũng nhƣ hành động trong đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đồng chí cán bộ Đồn thanh niên.

Sự tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 1, 5, 6, 7 cịn có sự chênh lệch nhất định, trong đó cao nhất là biện pháp 7 (Chênh lệch 0,16) đặt ra nhiệm vụ trách nhiệm cho ngƣời quản lý trong thời gian tới là phải xúc tiến khẩn trƣơng và làm tốt hơn công tác tập huấn kỹ năng cho đội ngũ giáo viên cũng nhƣ việc quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, việc phối hợp với các tổ chức xã hội song song với công tác kiểm tra đánh giá tổng thể các họat động giáo dục KNS trong nhà trƣờng.

Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 1 2 3 4 5 6 7 Tính cần thiết Tính khả thi

Sự tƣơng quan của biện pháp 1 2 3 4 5 6 7

Tính cần thiết 2,94 2,85 2,90 2,89 2,70 2,82 2,85 Tính khả thi 2,86 2,85 2,88 2,88 2,77 2,73 2,69

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)