.Khái quát về giáo dục tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 43)

Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội, ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn đáng ghi nhận. Đƣợc các cấp chính quyền tỉnh và địa phƣơng quan tâm cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, giáo dục Lạng Sơn đã có những chuyển biến rõ nét về cả quy mơ, chất lƣợng và hiệu quả.

Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 1 trƣờng cao đẳng sƣ phạm và 3 trƣờng trung cấp y tế, kinh tế và văn hóa nghệ thuật. Các bậc học của ngành giáo dục phổ thông đƣợc phát triển nhanh. Năm học 2009 - 2010 tồn tỉnh có 130 trƣờng mầm non, 242 trƣờng tiểu học, 202 trƣờng trung học cơ sở, 25 trƣờng THPT, 11 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Tổng số học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh là 177.181. Riêng số học sinh các trƣờng THPT là 25.378 em. Những năm qua, chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng đƣợc nâng lên cả về đại trà cũng nhƣ mũi nhọn theo hƣớng ổn định, thực chất, dần dần đáp ứng yêu cầu của một tỉnh miền núi. Cơ sở vật chất bắt đầu đƣợc đầu tƣ xây dựng theo xu hƣớng đồng bộ, hiện đại, trang thiết bị dạy học đƣợc quản lý và sử dụng vào nền nếp. Công tác quản lý của các nhà trƣờng bƣớc đầu đƣợc đổi mới, chú trọng đến tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các cơ sở giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc đào tạo bồi dƣỡng khá bài bản, chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng [20].

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn đã đạt đƣợc, cũng cịn những thiếu sót, bất cập cần khắc phục. Cơ sở vật chất cho các trƣờng vùng sâu vùng xa cịn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên chƣa đồng bộ về cơ cấu môn học cũng nhƣ chất lƣợng, trình độ chƣa đồng đều.Việc triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực cịn nhiều khó

khăn. Một bộ phận giáo viên cịn bảo thủ trì trệ, chƣa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế chuyên môn. Một bộ phận học sinh dân tộc ở vùng sâu vùng xa cịn nhiều khó khăn về kinh tế cũng nhƣ trình độ dân trí, tác động khơng nhỏ đến chất lƣợng giáo dục chung của tỉnh.

2.1.3.Đặc điểm tình hình trường THPT Hữu Lũng

Hữu Lũng là huyện phía nam của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích 808,66 km2, dân số 105.996 ngƣời. Huyện có 26 xã và 1 thị trấn, mật độ dân số khoảng 135 ngƣời/km2 [8].

Trƣờng THPT Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đƣợc thành lập ngày 15/10/1965. Hiện nay trƣờng toạ lạc tại số 123 đƣờng Xƣơng Giang, khu Tân Hoà, thị trấn Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Sau 45 năm xây dựng và trƣởng thành, nhà trƣờng thực sự trở thành một điạ chỉ tin cậy về giáo dục phổ thông của huyện. Nhà trƣờng đã vinh dự đƣợc nhận các phần thƣởng cao quý của Nhà nƣớc: Huân chƣơng Lao động hạng Ba năm 2000, Huân chƣơng lao động hạng Nhì năm 2005 cùng nhiều bằng khen của các cấp các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Về quy mô phát triển của nhà trường : Trong 3 năm gần đây, mỗi năm nhà

trƣờng có khoảng trên dƣới 2000 học sinh đƣợc biên chế thành 50 lớp học. Số cán bộ, giáo viên nhà trƣờng trong năm học 2010 - 2011 là 104 ngƣời [25].

- Về xây dựng đội ngũ: Đội ngũ giáo viên nhà trƣờng ngày càng trƣởng thành

và lớn mạnh: 99% giáo viên đạt chuẩn, có 5% giáo viên trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đồn kết, tích cực giúp đỡ lẫn nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Trƣờng có nhiều giáo viên là giáo viên cốt cán cấp tỉnh ở các bộ môn cơ bản. Việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đƣợc tiến hành khá thƣờng xuyên bằng nhiều biện pháp nhƣ:

+Tăng cƣờng việc tự bồi dƣỡng, lấy tổ, nhóm chun mơn làm đơn vị cơ bản để bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Tham gia nhiệt tình có trách nhiệm trong các kỳ tập huấn bồi dƣỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Định kỳ bồi dƣỡng về nhận thức chính trị, nắm vững quan điểm, đƣờng lối của Đảng về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên. Phấn đấu 100% giáo viên dƣới 50 tuổi biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học.

+ Cử giáo viên đi học để nâng cao tỉ lệ giáo viên trên chuẩn. Phấn đấu năm 2015 có 10% cán bộ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

- Về cơ sở vật chất: Là một trƣờng THPT miền núi, cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn thiếu thốn nhƣng nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Hiện nay trƣờng đang tích cực tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân huyện hoàn thành dự án xây dựng trƣờng THPT Hữu Lũng với đầy đủ các phòng học chức năng, nhà tập đa năng, phịng sinh hoạt tổ chun mơn, mở rộng đất đai để thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục phổ thơng theo hƣớng hiện đại hố.

2.2.Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng THPT Hữu Lũng

2.2.1.Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh và nhận thức của giáo viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống

2.2.1.1.Đánh giá thực trạng về kỹ năng sống của học sinh trường THPT Hữu Lũng

Kỹ năng sống là một nội dung mới đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thực sự đƣợc

quan tâm từ khi có chỉ thị 40/2008 CT-BGD ĐT của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thơng giai đoạn 2008 - 2013. trong đó có nội dung “ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, chung sống hồ bình, phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội...”

Để khảo sát thực trạng từ đó có đánh giá khách quan về KNS của học sinh nhà trƣờng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 128 học sinh của 3 lớp 12A2, 11A7 và 10 A2 bằng phiếu điều tra.

Kết quả thu đƣợc phản ánh trong bảng 2.1 dƣới đây.

Phân tích số liệu khảo sát ta thấy: Kỹ năng sống của hơn 50% học sinh đƣợc khảo sát hầu nhƣ mới ở mức trung bình hoặc chƣa tốt. Cụ thể hơn kỹ năng diễn đạt trƣớc đơng ngƣời có đến 60,1% tự đánh giá ở mức chƣa tốt. Điều này cho thấy các em còn tự ti e ngại trong tiếp xúc, giao lƣu. Có tới 43,8% học sinh thừa nhận khả năng kiềm chế, bình tĩnh cịn kém. Nếu khơng biết cách kiềm chế nhƣ vậy sẽ dễ dẫn đến các xích mích, mâu thuẫn và bạo lực học đƣờng. Kỹ năng làmg việc nhóm chỉ có 48,5% tự đánh giá ở mức tốt và khá, còn lại 51,5% tự đánh giá ở mức trung bình và chƣa tốt. Khi gặp các tình huống khó khăn thì các em khá lúng túng trong cách giải quyết. Các em ít có sự chia sẻ với bạn bè hoặc ngƣời lớn cho nên thƣờng dẫn đến bế tắc trong giải quyết hoặc gây hậu quả xấu.

Thực trạng trên đặt ra một vấn đề cấp thiết: song song với việc dạy chữ trong nhà trƣờng, cần dạy cho các em cách ứng xử làm ngƣời bắt đầu từ những điều đơn giản nhất nhƣ biết kiềm chế, biết làm việc nhóm hay có sự tự

tin trƣớc đơng ngƣời...Có đƣợc những kỹ năng cần thiết đó sẽ góp phần tăng hiệu quả chất lƣợng học các mơn văn hố, tạo dựng nên mơi trƣờng học thân thiện cho tất cả học sinh, góp phần vào chất lƣợng giáo dục nói chung.

Bảng 2.1 Đánh giá thực trạng về một số kỹ năng sống của học sinhTHPT Hữu Lũng

STT Nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Tụ tin diễn đạt trƣớc đơng ngƣịi 7 5,5 13 10,2 31 24,2 77 60,1 2 Kiên định trƣớc những rủ rê lôi kéo vào việc chƣa tốt ảnh hƣởng đến học tập

28 21,9 45 35,1 34 26,6 21 16,4

3

Khả năng xác định mục tiêu cho bản thân phù hợp khả năng, điều kiện

17 13,3 36 28,1 33 25,8 42 32,8

4 Làm việc nhóm hiệu quả 24 18,8 38 29,7 19 14,8 47 36,7 5 Bình tĩnh, kiềm chế khi bị ai đó nói xấu 31 24,2 19 14,8 22 17,2 56 43,8 6 Khi có bất đồng với bạn, chủ động hoà giải 29 22,7 34 26,6 35 27,3 30 23,4 7 Cố gắng hiểu bạn khi bạn bực tức, buồn chán 26 20,3 43 33,6 25 19,5 34 26,6

( Số học sinh khảo sát: 128 em)

2.2.1.2.Thực trạng nhận thức của đội ngũ giáo viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống

Tác giả đã thực hiện khảo sát nhận thức của 104 giáo viên nhà trƣờng về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh và nhận đƣợc kết quả nhƣ sau :

Bảng 2.2 Nhận thức của đội ngũ giáo viên về trách nhiệm GD KNS cho HS

STT Nội dung

Mức độ nhận thức

Đồng ý Không đồng ý Phân vân

SL % SL % SL %

1 GD KNS chỉ là trách nhiệm của

gia đình 0 0 102 98,1 2 1,9

2 GD KNS không phải là trách

nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 1 0,9 100 96,2 3 2,9 3 GDKNS có thể thực hiện trong tất

cả các mơn học 97 93,3 3 2,9 4 3,8

4 GDKNS là nhiệm vụ của nhà

trƣờng 101 97,1 0 0 3 2,9

5 GDKNS không phải là trách

nhiệm của giáo viên bộ môn 2 1,9 97 93,3 5 4,8 6 GDKNS rất hiệu quả trong các

hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn thanh niên

104 100 0 0 0 0

7 GD KNS phải có sự phối hợp với

các lực lƣợng giáo dục 104 100 0 0 0 0

(Số lượng khảo sát: 104 giáo viên)

Nhìn vào kết quả điều tra có thể thấy rằng : Hầu hết đội ngũ giáo viên nhà trƣờng đều nhận thức đúng về vai trò quan trọng, cần thiết của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trƣờng. Có 96,2% khơng đồng ý với ý kiến cho rằng giáo dục KNS không phải là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. 93.3% giáo viên cho rằng giáo dục KNS có thể thực hiện trong tất cả các môn học và 100% giáo viên khẳng định giáo dục KNS cần có sự phối hợp với các lực lƣợng giáo dục và hoạt động này rất hiệu quả khi học sinh tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn thanh niên

Trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng bạo lực học đƣờng gia tăng, những phức tạp trong đời sống tâm lý tình cảm khiến nhiều học sinh bế tắc hoặc sai lầm trong hƣớng giải quyết thì việc giáo dục cho học sinh những kỹ năng nhƣ ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức...là rất cần thiết. 96,1% (100/104) giáo viên đƣợc hỏi cho rằng cần có các chƣơng trình tập huấn về cách thức giáo dục KNS để giáo viên có thêm nghiệp vụ giáo dục về vấn đề còn mới mẻ này, 87,5% (91/104) giáo viên đề nghị cần cung cấp tài liệu để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn có những kỹ năng cần thiết thực hiện giáo dục KNS theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công. 75,96% (79/104) giáo viên đề nghị cần nghiên cứu, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn sao cho hợp lý, tăng thời lƣợng thực hành, giảm thời lƣợng lý thuyết hàn lâm khơng cần thiết. Có làm đƣợc việc đó thì việc giáo dục KNS trong trƣờng học mới có tính ổn định, bền vững lâu dài.

2.2.2.Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT Hữu Lũng

2.2.2.1.Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong việc tích hợp vào các mơn học

Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã đƣợc thực hiện tích hợp trong việc dạy các mơn văn hố nhƣ các mơn ngữ văn, giáo dục công dân bởi ƣu thế của các bộ môn này là giáo dục ý thức làm ngƣời, giáo dục những tƣ tƣởng nhân văn trong xử lý các tình huống. Nội dung các kiến thức trong chƣơng trình dạy đã chứa đựng những nội dung giáo dục KNS nhƣ phòng tránh ma tuý, HIV/AIDS để có cuộc sống khoẻ mạnh, xây dựng tình bạn, tình yêu trong sáng...Tuy nhiên việc thực hiện giáo dục KNS xuất phát từ tính chất bộ mơn chứ khơng phải là ý thức rõ rệt về việc tích hợp giáo dục KNS. Giáo viên bộ

mơn chƣa có kế hoạch và xác định mục tiêu cụ thể giáo dục KNS trong việc dạy học trên lớp. Việc tổ chức dạy học tích hợp KNS cũng khơng đồng đều ở mọi giáo viên

Tác giả đã thực hiện khảo sát 19 giáo viên bộ môn ngữ văn và giáo dục công dân về việc tự đánh giá việc dạy tích hợp giáo dục KNS vào bộ mơn, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Đánh giá hoạt động tích hợp giáo dục KNS vào các môn học của giáo viên bộ môn Ngữ văn và Giáo dục công dân

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chƣa thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch tích hợp GD KNS vào môn học 0 0 2 10,5 3 15,8 14 73,7 2 Tổ chức dạy học có tích hợp giáo dục KNS vào bài phù hợp 0 0 3 15,8 5 26,3 11 57,9 3 Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau khi thực hiện

0 0 1 5,3 2 10,5 16 84,2

Biểu đồ 2.1: Đánh giá hoạt động tích hợp GD KNS vào các môn học của giáo viên bộ môn Ngữ văn và Giáo dục công dân

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện

Có kế hoạch tích hợp GD KNS Tổ chức dạy học tích hợp Đánh giá, điều chỉnh

Nhƣ vậy, việc xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục KNS vào môn học qua khảo sát giáo viên ngữ văn và GDCD có tới 73,7% giáo viên chƣa xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ có 26,3% giáo viên tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức khá và trung bình.

Có 42,1% giáo viên đƣợc hỏi có thực hiện giảng dạy tích hợp các nội dung giáo dục KNS, còn 57,9% giáo viên đƣợc khảo sát cho biết chƣa thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào mơn học. Việc đánh giá điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 15,8% số ngƣời thực hiện.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là bản thân giáo viên chƣa xác định đƣợc các cách thức cũng nhƣ các kỹ năng cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh một cách bài bản và khoa học, chƣa có văn bản quy định bắt buộc giáo viên bộ mơn phải thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào các mơn học. Các cán bộ quản lý nhà trƣờng chƣa triển khai yêu cầu bắt buộc giáo viên bộ môn phải thực hiện dạy học tích hợp KNS vào mơn học.

2.2.2.2.Thực trạng hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động giáo dục

Các thầy cô giáo chủ nhiệm đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ trƣờng trung học phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm đã kịp thời nắm bắt tình hình lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục sinh động trong đó có tich hợp giáo dục KNS nhƣ: tổ chức cho lớp tham quan dã ngoại, tổ chức các sinh hoạt tập thể để có sự chia sẻ cảm thông nhƣ thăm và giúp gia đình bạn nghèo, tổ chức sinh nhật cho bạn cùng lớp, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...

Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 50 giáo viên chủ nhiệm lớp về mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 43)