Các nội dung giáodục khả năng tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 47 - 53)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1 Các nội dung giáodục khả năng tư duy

Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta cải tạo và sửa đổi thế giới thông qua hoạt động vật chất làm cho người ta có những nhận thức đúng đắn về sự vật và làm cho người ta ứng xử tích cực với nó.

Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đốn và suy lí. Từ điển Bách Khoa tồn thư Việt Nam định nghĩa: “Tư duy là

sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – Bộ não người. Tư duy phản ứng tích cực hiện tượng khách quan dưới dạng các khái niệm, sự suy

đoán, lý luận…”.1

Con người cần phải tư duy để nhận biết sự tồn tại của bản thân. Tư duy là tồn tại. Tư duy tạo nên sự khác biệt giữa một thực thể sống có ý thức với một thực thể sống thực vật, vơ thức. Có tư duy con người sẽ có cách ứng xử, hành xử với bản thân một cách phù hợp. 2

Nhóm kỹ năng tư duy có 03 nội dung cơ bản là tư suy sáng tạo, tư duy ngôn ngữ và tư duy phản biện.

2.1.1.1 Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả

1

http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/timkiem.aspx?TuKhoa=T%C6%B0%20 duy%20&ChuyenNganh=0&DiaLy=0

năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan niệm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ.

Tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đốn và thích nghi; có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn các người khác, khơng bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt.

Tư duy sáng tạo là một kỹ năng sống quan trọng đối với trẻ nhỏ bởi vì trong cuộc sống có nhiều những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy địi hỏi trẻ phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.

Tư duy của trẻ thường được tích lũy qua những gì trẻ nhìn thấy, học được ngay trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều cách để giúp con phát huy khả năng sáng tạo. Khi trẻ sáng tạo, trẻ bộc lộ khả năng hòa trộn những điều tưởng tượng có thực hoặc khơng có thực từ các câu chuyện, những tình huống thực tế, khả năng lý giải cho ý kiến của mình để bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Điều này sẽ làm thay đổi chính bản thân và cuộc đời sau này của trẻ.

Khi trẻ sáng tạo cũng là lúc trẻ giao tiếp và suy nghĩ. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu những đứa trẻ ở độ tuổi học lớp một, lớp hai hay nhỏ hơn thế được cho phép sáng tạo và sử dụng trí tưởng tượng.

- Chƣơng trình “Vƣơng quốc bà tiên ngủ”

Trong chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” kỹ năng tư duy sáng tạo hầu như không được thể hiện rõ ở bất cứ chương trình nào. Chỉ có một vài chương trình nhân vật Cơ tiên xinh xuất hiện với sự thơng minh, vui tính và ln hỏi: “Ủa nhưng mà tại sao?” để kích thích tư duy đưa ra câu trả lời sáng tạo của các bé. Còn bà tiên ngủ có những nói như: “Đố các em biết làm thế nào để…”. Tuy nhiên thì tần suất của việc nhắc đến các câu đố không nhiều. Và điều này cũng không phát huy được khả năng sáng tạo của các bé qua chương trình.

- Chƣơng trình “Xúc Xắc Lúc Lắc”

Vì tính chất là một game show nên tư suy sáng tạo được thể hiện rõ nét và nhiều hơn rất nhiều so với kỹ năng tư duy phê phán trong chương trình “Xúc xắc

lúc lắc”. Vì vậy, trong tổng số 30 tập được phát sóng thì kỹ năng tư duy sáng tạo đều được thể hiện 100% ở cả 30 tập.

Sự sáng tạo của các bé được thể hiện thơng qua các trị chơi, các hoạt động cá nhân và tập thể qua từng phần của chương trình như:

Phần 1: Tiết mục biểu diễn ca nhạc, tiểu phẩm, múa, xiếc. Ở phần này, các bé tự do thoải mái lựa chọn tiết mục và tự lên ý tưởng cho trang phục, phần biểu diễn của mình. Điều này kích thích sự sang tạo rất lớn ở các bé.

Phần 2: Các bé tự thể hiện năng khiếu tài năng của mình trong mọi lĩnh vực: hội họa, tạo hình, âm nhạc, xiếc, ảo thuật … theo sự hướng dẫn của người dẫn chương trình. Trong phần này, người dẫn chương trình sẽ hướng dẫn các bé cách làm các đồ vật, vẽ….và các bé phải suy nghĩ làm sao cho tác phẩm của mình được thể hiện xuất sắc nhất, những bức vẽ phải sinh động và ảo thuật phải thú vị nhất, điều này đòi hỏi các bé phải tư duy, phải sáng tạo không ngừng.

Phần 3: Giới thiệu các trò chơi vận động rèn luyện sức khỏe, khả năng vận động, kỹ năng sống cho các bé. Trong phần này kỹ năng tư duy sáng tạo được thể hiện không nhiều bằng phần 1, 2. Chủ yếu phần 3 là các trò chơi đòi hỏi sự khéo léo và ăn ý giữa các bạn nhỏ với nhau.

Trong số 27 phát sóng ngày 07.01.2016 của chương trình “Xúc xắc Lúc lắc”, trong phần chuyên mục “Xúc xắc lăn” chị Lúc Lắc đã hướng dẫn các bạn nhỏ làm chiếc ống nhịm đơn giản từ bìa các – tơng. Bên cạnh đó, chị Lúc Lắc ln khuyến khích các bạn nhỏ tự sáng tạo như: trang trí hình vẽ, màu sắc cho chiếc ống nhịm của mình. Chương trình đã tạo sự được sự thích thú cho các bạn nhỏ và phát huy rất tốt khả năng tư duy sáng tạo cho các em.

2.1.1.2 Tư duy ngôn ngữ

Ngơn ngữ có vai trị vơ cùng quan trọng đối với con người, nó được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay cịn được hiểu ngơn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thơng qua lời nói.

Chính vì vậy, trong 5 năm đầu đời của trẻ thì việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm.

Tư duy ngơn ngữ là q trình tư duy về cách nói chuyện, trước khi phát ngơn về một vấn đề, người nói sẽ suy nghĩ và đánh giá vấn đề dựa theo tình trạng hiện tại của vấn đề đó, tri thức của người nói và thói quen hành xử của bản thân. Trong quá trình tư duy, người nói sẽ bộc lộ cảm xúc của mình trong các câu nói.

Đối với trẻ nhỏ, việc giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh là vơ cùng quan trọng bởi đây là q trình khởi tạo sự vận động của não bộ nói chung và tư duy ngơn ngữ nói riêng. Nếu được ni dưỡng, tiếp xúc và định hướng một cách đúng đắn, bản thân đứa trẻ sẽ có sự phát triển đồng đều và tích cực.

Kể chuyện là một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ. Và điều này chương trình “Vương quốc Bà tiên ngủ” đã làm tốt hơn hai chương trình được khảo sát cịn lại rất nhiều. Hai MC của chương trình thường xuyên đưa ra những câu đố như: “Đố các em…gọi là gì?” để kích thích tư duy ngơn ngữ của khán giả nhỏ xem chương trình, thậm chí, MC cịn lần lượt đưa ra các gợi ý để các con tự đưa ra được các đáp án đúng nhất. Bên cạnh đó, việc giải thích các từ ngữ khó trong câu chuyện cũng là cách rất hiệu quả để các em nhỏ hiểu và vận dụng đúng trong cuộc sống.

Cụ thể, trong chương trình “Vương quốc Bà tiên ngủ” chủ đề “Bảo vệ răng miệng” cô tiên xinh và bà tiên ngủ đã giải thích cho các bạn nhỏ hiểu, hai chiếc răng ở phía trước thì được gọi là răng cửa, cịn hai chiếc răng nhọn phía hai bên được gọi là răng nanh, cịn những răng trong cùng để nhai thức ăn gọi là răng hàm. Việc phân tích và giải thích cụ thể cho các bạn nhỏ khơng chỉ giúp cho các bạn có thêm khiến thức mà cịn giúp cho các bạn có thêm vốn ngôn ngữ để giao tiếp hàng ngày sao cho đúng nghĩa, đúng ngữ pháp và đúng hoàn cảnh.

Trong chương trình “Ngơi sao BiBi” tư duy ngôn ngữ thể hiện ngay trong phần thi giới thiệu đầu tiên của các đội chơi. Các em đã phải tự chọn cách nói làm sao để giới thiệu về đội mình hay nhất bằng ngơn từ rất thú vị như thơ ca hò vè mà các em tự sáng tác. Bên cạnh đó, với mỗi phần giới thiệu các em cũng thể hiện thái độ, biểu cảm khác nhau để cho phần giới thiệu của các em được trôi chảy và ấn tượng hơn.

2.1.1.3 Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lơgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và cơng tâm.[18]

Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thơng tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là q trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thơng tin

Việc thiết lập tư duy phản biện dựa trên 4 yếu tố cơ bản:

- Suy nghĩ logic: Sử dụng phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề, loại bỏ tác động của cảm xúc.

- Nghiên cứu: Học cách tìm hiểu các thơng tin dựa trên những sự kiện, sự vật có thật, có minh chứng khoa học, từ đó đưa ra câu trả lời chính xác.

- Tự nhận thức: Khả năng nhận thức dựa trên kinh nghiệm và phân tích những điều đã từng xảy ra, học cách loại bỏ các phán đốn cá nhân bị tình cảm chi phối.

-Tư duy “bên ngoài hộp” : Thách thức bản thân bằng những câu hỏi, có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, tìm hiểu tồn bộ sự thật chứ khơng chỉ đứng trên một góc nhìn, sau đó chọn cách giải quyết hợp lí nhất.

Tư duy phản biện là kỹ năng mà trẻ em (và cả người lớn) cần phải học để có thể giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện bao gồm phân tích và đánh giá thông tin tiếp nhận được qua quan sát, trải nghiệm hoặc giao tiếp. Không chỉ tiếp nhận thông tin, điều cốt lõi của tư duy phê phán cịn phản ứng lại với các thơng tin được tiếp nhận đó.

Đặt câu hỏi là phần quan trọng nhất của tư duy phản biện. Nó cịn là một phần của tư duy khoa học, toán học, lịch sử, kinh tế và triết học. Tất cả các tư duy này đều cần thiết cho sự phát triển của xã hội.

Cụ thể, trong 03 chương trình được khảo sát thì chương trình “Vương Quốc bà Tiên ngủ” có chứa nhiều nội dung phát triển tư duy phản biện cho bé hơn

cả.Trong tổng số 50 tập được phát sóng thì có đến 32 tập có thể hiện tư duy phản biện khá rõ ràng qua những câu chuyện cổ tích được kể. Trong mỗi tập, tần suất nhắc lại kỹ năng này được thể hiện ít nhất 02 lần vào lúc phân tích câu chuyện sau khi kể và kết thúc chương trình MC tổng kết lại bài học rút ra từ câu chuyện. Đó có thể là tư duy phản biện, đánh giá những hành động xấu để từ đó các bạn nhỏ ngưỡng mộ, noi gương theo những câu chuyện đẹp, những bài học hay.

Ví dụ như trong chương trình Vương quốc bà tiêng ngủ số 55 phát sóng ngày 26.01.2016 có tên “Ba anh em nhà thỏ” đã mang đến cho các bạn nhỏ một bài học rất ý nghĩa về sự trung thực. Có ba anh em nhà thỏ được ông giao nhiệm vụ vào rừng hái nấm, thế nhưng cả 3 anh em đều khơng tìm được cây nấm nào. Bạn thỏ xám đã lẻn về nhà lấy nấm rồi đổ đầy giỏ của mình, bạn thỏ đen cũng vậy. Chỉ có thỏ trắng là mang chiếc giỏ trống trơn về cho ơng. Ơng cười và bảo rằng ơng biết rằng trong rừng khơng có nấm nữa nhưng thỏ trắng đã hái được chiếc nấm “thật thà” nên thỏ trắng đã nhận được quà từ ơng thỏ. Bà tiên ngủ đã phân tích rất rõ ý nghĩa câu chuyện và chỉ cho các bạn nhỏ xem truyền hình thấy đâu là đúng, đâu và sai, đâu là điều nên làm và đâu là điều phải loại bỏ. Để từ đó định hướng tư duy cho các em một cách chính xác nhất. Ở trong chương trình này, cơ Tiên xinh và bà Tiên ngủ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi để kích thích tư duy phản biện của các em nhỏ như “Bạn thỏ xám và bạn thỏ đen có hành động như vậy là tốt hay khơng nhỉ? Tại sao hành động đó lại khơng tốt nhỉ?...”Sau khi đặt ra câu hỏi và trả lời, MC của chương trình đã khéo léo nhắc các bạn nhỏ xem truyền hình rằng cần phải thật thà trong mọi tình huống, khơng được gian dối như bạn thỏ đen và thỏ xám, như vậy là rất xấu. Bài học được rút ra một cách nhẹ nhàng và vô cùng dễ hiểu với các bạn nhỏ. Và cuối chương trình một lần nữa cơ tiên xinh lại khéo léo nhắc các bạn nhỏ cần phải thật thà trong cuộc sống.

Nội dung của tư duy phản biện cịn được thể hiện rõ ở chương trình “Ngơi sao BiBi” trong phần thi “Hiểu biết xã hội”. Các đội chơi sẽ phải đưa ra các đáp án từ câu hỏi của MC đưa ra và đồng thời phải giải thích tại sao mình lại đưa ra các câu trả lời như vậy.

Cụ thể, trong chương trình “Ngơi sao BiBi” số 21 với câu hỏi “ Sau khi về nhà và ngửi thấy có mùi khí ga trong bếp, em sẽ làm gì và khơng làm gì? Tại sao?”.

Câu hỏi thú vị này đã nhận được rất nhiều câu trả lời từ phía các bạn nhỏ của đội “Những ngọn lửa nhỏ”, “Nhí nhảnh” và đội “Heo mi nhon” như: gọi điện thoại cho bố mẹ, nhờ hàng xóm khóa ga giúp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)