.Các thành công và hạn chế về nội dung giáodục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 85 - 95)

3.1.1.1 Thành công về nội dung giáo dục kỹ năng sống

Thứ nhất, các nội dung được truyền tải thơng qua chương trình truyền hình đều có tính định hướng rõ ràng đối với trẻ nhỏ.

Những thông tin về kỹ năng sống được thể hiện trên BiBi đều mang tính định hướng rõ rệt. Điều này thể hiện rõ ở các đề tài, chủ đề của mỗi chương trình. Các chương trình đều được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau để phát triển các kỹ năng của các khán giả nhí một các đồng đều và phù hợp với lứa tuổi.

Anh Nguyễn Việt Anh – Trưởng phịng BiBi cho biết: “Trước hết, tiêu chí của kênh là chọn ra những sản phẩm truyền hình phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam. Bên cạnh đó, mục tiêu giáo dục của kênh hướng tới ngồi việc thỏa mãn nhu cầu giải trí, giáo dục những điều hay lẽ phải cịn là rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ em thơng qua các chương trình sản xuất, các gameshow, ca múa nhạc dân gian của thiếu nhi... kênh BiBi sẽ dần chú trọng vào việc giáo dục các em nhỏ những kĩ năng thiết thực như bảo vệ bản thân khi gặp tình huống nguy hiểm, những kỹ năng giao tiếp hay vận động cơ bản cần phải có…. thậm chí những bộ phim hoạt hình cũng mang những thông điệp cụ thể để các em nhỏ làm giàu kĩ năng, giảm thiểu những bộ phim bạo lực”.

Các chương trình đều đưa ra một thơng điệp cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu và có tính định hướng ví dụ “cái tốt ln thắng cái xấu”; “nói dối là hư”; “bé ngoan là phải

biết nghe lời ơng bà bố mẹ”. Chính điều này đã tác động đến nhận thức của các em một cách dễ dàng và từ đó thay đổi hành vi của các khán giả nhỏ một cách tích cực.

Ví dụ như trong chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” số 55 phát sóng ngày 26 tháng 1 năm 2016 nội dung thông điệp được Cô tiên xinh và bà tiên ngủ đưa ra rất ngắn gọn, dễ hiểu đó là: “Các bạn nhỏ khơng được nói dối, nói dối là khơng ngoan. Chúng mình phải thật thà, ngoan ngoãn như bạn thỏ trắng nhé”. Thông điệp này đã định hướng cho các em biết được đâu là điều hay lẽ phải, giúp các em có được những suy nghĩ đúng đắn ngay từ nhỏ. Đây cũng là điều mà những người sản xuất chương trình đặc biệt chú trọng.

Một nguyên nhân khác, đó là việc ngươi quyết định việc các em theo dõi những nội dung nào được phát sóng. Phần lớn, các em còn nhỏ và khi theo dõi truyền hình ln ln được người thân quan tâm và sẽ định hướng những nội dung như thế nào dành cho các em. Chủ yếu, bố/mẹ chính là những người sẽ quyết định con cái của họ nên xem những nội dung gì. Các em thường theo dõi vào khung giờ tù 18h – 20h, khung giờ này thường là vào khoảng giai đoạn thời gian ăn bữa tối, trước – trong hoặc sau bữa tối. Các bé sẽ ln được bố/me để tâm xem con mình xem nội dung nào và nếu bố/mẹ thấy nội dung không phù hợp họ sẽ can thiệp ngay. Tuy nhiên, việc nhiều em cũng đã tụ quyết định mình xem nội dung gì cũng đã ngày càng phổ biến hơn. Trong xã hội hiện nay, các em phát triển về trí tuệ và khả năng tự lập ngày một tốt hơn. Chế độ dinh dưỡng, kiến thức được tiếp thu ngày một dễ dàng hơn. Các em làm quen với công nghệ dễ dàng hơn. Bố/mẹ của các em cũng đều là người trẻ tuổi, họ cũng bắt đầu tôn trọng các con hơn nên việc các bé có thể tự chọn xem chương trình ngày càng nhiều hơn.

Bảng 2.5: Ngƣời quyết định việc em xem các chƣơng trình BiBi Ngƣời quyết định Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Tự bản thân 15 17.9

Bố. mẹ 51 60.7

Ông, bà 13 15.5

Anh, chị 5 6.0

Người khác 0 0.0

Ngoài ra, do bố/mẹ là người quyết định chủ yếu việc con cái của họ được theo dõi nội dung nào. Chính vì vậy, khoảng thời gian các em theo dõi chương trình truyền hình cũng vừa phải. Đa số các em đều theo dõi các kênh truyền hình trong khoảng 30-60 phút. Các chương trình dành cho trẻ em cũng tập trung chiếu các nội dung trong khoảng thời gian này. Tính hiệu quả sẽ cao và thu hút được các em.

Biểu đồ 2.7: Thời gian trẻ em thƣờng xem kênh BiBi

Nguồn:Kết quả khảo sát Thứ hai, các nội dung trong chương trình truyền hình có giá trị thơng tin cao.

Thực hiện một vài phỏng vấn sâu đối với các phụ huynh và các em nhỏ đã từng xem các chương trình trên kênh BiBi về những giá trị thơng tin có được sau khi xem, tác giả nhận được kết quả như sau:

Đánh giá hiệu quả giá trị thơng tin của chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống trên kênh BiBi.

Phụ huynh 1 ( Nữ, 31 tuổi) :Thơng tin trong các chương trình tôi đánh giá là rất

thiết thực và phù hợp với độ tuổi của các cháu. Cháu nhà tơi xem chương trình đã học được rất nhiều kiến thức và cịn biết thực hành ln. Ví dụ như cháu biết làm những tấm thiệp rất đẹp để tặng mẹ nhân dịp 20.11kèm lời cảm ơn mẹ, hoặc biết quan tâm đến mẹ hơn.

1.20% 21.40% 63.10% 14.30% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Dưới 15 phút Từ 15 phút - 30 phút Từ 30 phút – 60 phút Từ 60 phút trở lên Tỷ lệ (%)

Phụ huynh 2 (Nam, 38 tuổi) :Tôi cho rằng kiến thức của chương trình đem lại rất

bám sát với các chương trình trong sách giáo khoa của các bạn nhỏ. Tơi có theo dõi một vài số chương trình Ngơi sao BiBi thì thấy rằng thơng tin rất hay và tôi đã lưu lại cho cháu xem để có thêm kiến thức.

Trẻ em 1( Nữ, 12 tuổi) :Con thấy thơng tin chương trình khá rõ ràng và dễ hiểu. Ví

dụ như các câu hỏi được đặt ra ở cuộc thi Ngơi sao BiBi thì được Ban giám khảo giải thích rất tỉ mỉ. Các câu hỏi kiến thức giúp con nhớ lâu hơn và phục vụ tốt cho những bài học trên lớp.

Trẻ em 2 ( Nữ 10 tuổi): Con thấy chương trình của kênh BiBi rất hay, con có thêm

nhiều kiến thức hơn và giúp con giải trí sau giờ học căng thẳng ở trường.

Như vậy, rõ ràng các thông tin từ các chương trình phát sóng trên kênh BiBi mang lại đã giúp các bạn nhỏ có thêm nhiều kiến thức thiết thực cho việc học tập trên ghế nhà trường. Giá trị thông tin thẻ hiện rõ nhất ở việc các khán giả nhí đã thay đổi hành vi, thái độ của mình một cách tích cực đối với các vấn đề trong cuộc sống sau khi xem chương trình như “biết nói lời cảm ơn mẹ” “biết quan tâm đến mẹ”….

Với mỗi chủ đề được lựa chọn, những người làm chương trình ln cố gắng mang đến cho các bạn nhỏ một thông điệp cụ thể, và khi những thơng điệp đó được khán giả tiếp nhận và chuyển hóa thành những hành động cụ thể, thì lúc đó, thơng điệp đó mới có giá trị và chương trình đó mới được đánh giá là thành công. Theo đánh giá của tác giả thông qua các cuộc phỏng vấn sâu thì các chương trình trên kênh BiBi đã đem lại những giá trị thông tin rất thiết thực cho cả các bậc phụ huynh và các em nhỏ và được các em nhỏ đón nhận rất nhiệt tình.

Thứ ba, các nội dung được sử dụng trên các chương trình truyền hình của kênh BiBi cótính hiệu quả giáo dục cao, tác động tích cực đến tư duy và hành động của trẻ.

Qua phỏng vấn sâu đối với các phụ huynh, có thể thấychương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của kênh BiBi đã đem lại những thay đổi nhất định trong tư duy và hành động của khán giả. Các em đã bước đầu biết cách học làm theo những hướng dẫn trong chương trình và những hành động này có lặp đi lặp lại thành một

thói quen tốt như: Biết tự giác đánh răng, rửa mặt, biết giúp đỡ bố mẹ.... Như vậy có thể đánh giá rằng những nội dung giáo dục kỹ năng sống đã đem lại những hiệu quả giáo dục rất tích cực đối với các em nhỏ.

Bên cạnh đó, để đánh giá tính hiệu quả giáo dục từ các chương trình trên kênh BiBi tác động đến tư duy và hành động của trẻ, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 phụ huynh có con xem các chương trình được khảo sát trên bênh BiBi.Kết quả thu được là có 08 phụ huynh đánh giá là chương trình đã có tác động tích cực khiến nhận thức và hành vi của con cái họ thay đổi rõ rệt và 02 phụ huynh nói rằng con của họ khơng có sự thay đổi rõ ràng sau khi xem các chương trình trên BiBi.

Đánh giá hiệu quả tác động của chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống đến nhận thức và hành vi của khán giả.

Phụ huynh 1 (Nữ, 36 tuổi): “Tôi đánh giá là chương trình giáo dục kỹ năng sống

trên VTVcab tác động rất tích cực đến tư duy và hành động của bé nhà tơi. Ví dụ như sau khi xem Chương trình “Vương Quốc bà tiên ngủ” số 52 với chủ đề “Sói con vào thành phố”. Câu chuyện kể về 01 bạn sói nhỏ vào thành phố nhưng lơ là không chú ý đã vượt qua đèn đỏ và cái đuôi của bạn ấy đã bị xe ô tơ quẹt phải. Lúc đó bác cảnh sát mèo đen đã xuất hiện và nói với bạn cáo rằng đi vào thành phố phải cẩn thận, phải tn thủ luật giao thơng, khi đến ngã tư thì phải quan sát cây đèn có 3 màu là xanh, vàng đỏ, khi đèn bật màu xanh thì chúng ta mới được đi, đèn vàng là chuẩn bị và đèn đỏ là phải dừng lại, tuyệt đối khơng được vượt qua nếu khơng thì sẽ bị tai nạn giao thơng. Bé nhà mình rất nhớ những kiến thức này, thậm chí tơi để ý khi đi đường có đèn màu đỏ bé cịn chủ động nói rằng đèn đỏ thì phải dừng lại với mẹ. Tơi đánh giá rất cao sự giáo dục kiến thức từ chương trình mang lại”.

Phụ huynh 2 (Nữ, 35 tuổi): “Bé nhà mình dạo gần đây hay thích mẹ đưa đi hiệu sách để mua những đồ thủ công về tự làm những tấm thiệp tặng mọi người trong gia đình hay là trang trí góc học tập. Bé hay học và bắt trước cách làm theo chị Lúc Lắc trên tivi. Tơi thấy rằng chương trình đã kích thích sự sáng tạo của bé. Điều này thực sự rất cần thiết cho các bé nhất là trong giai đoạn khoảng 06 - 07 tuổi”

quả đến các bé trong việc khiến các bé tự giác hơn, ngoan hơn. Con tơi trước rất hay dậy muộn, và thậm chí là không muốn đến lớp vào buổi sáng. Nhưng bây giờ bé thay đổi khá tích cực, khơng những dậy sớm mà cịn rủ mẹ tập thể dục buổi sáng cùng nữa. Rõ ràng là bé đã thay đổi rất tích cực rồi”.

Phụ huynh 4 (Nữ, 37 tuổi): “Nhà mình có 2 bé, một bé lớn 08 tuổi và bé nhỏ thì

06 tuổi. Hai bạn đều rất hay xem tivi trước giờ đi ngủ và đặc biệt yêu thích chương trình Vương quốc bà tiên ngủ. Những câu chuyện từ chương trình đã giúp hai bé nhà tơi có nhiều kiến thức hơn, ví dụ như các bạn hay đố mẹ rằng “Tuổi của cây được tính bằng cách nào?” hay là “cầu vồng có mấy màu?”mỗi lần như vậy tôi thường vờ không biết câu trả lời để các bé tự giải đáp. Những kiến thức đó các bé đều được tiếp thu từ các chương trình BiBi”.

Phụ huynh 5 (Nữ, 32 tuổi): “Bạn nhỏ nhà mình nhút nhát lắm, gặp người lạ hay là

bạn mới thì chẳng bao giờ nói gì cả. Thế nhưng dạo gần đây, thì tơi thấy rằng bạn ấy đã tự tin hơn trước đám đông, không còn e dè sợ sệt nữa, thậm chí cịn bắt chuyện với cả những bạn chưa quen. Việc giáo dục con bằng cách cho con xem cách chương trình của BiBi rất hiệu quả”.

Phụ huynh 6 (Nam, 38 tuổi): “Nhà mình có một cơ con gái nên là được bố mẹ và

ông bà cưng chiều lắm. Thế nhưng cũng vì thế mà bé hay ỷ lại, và không biết tự giác làm việc gì. Sau khi xem các chương trình giáo dục về kỹ năng sống cho thiếu nhi, tôi và mẹ của bé cũng khá ngạc nhiên vì bé đã biết chủ động giúp mẹ nhặt rau hay là lấy nước cho mẹ uống khi mệt”.

Phụ huynh 7 (Nữ, 40 tuổi): “Các con mình thường rất thích ngồi trước tivi để trả

lời các câu hỏi kiến thức và các tình huống của chương trình Ngơi sao BiBi dành cho các đội chơi.Tơi thấy chương trình giúp bé biết đâu là tình huống nguy hiểm và phải làm gì trong tình huống đó. Ví dụ như con biết khi dứt tay thì phải lấy bơng gạt y tế để cầm máu…”.

Phụ huynh 8 (Nam, 33 tuổi): “Mình thấy các chương trình dành cho bé trên BiBi

có tác dụng rất tích cực với con nhà mình. Xem chương trình con đã biết tự đánh răng trước khi đi ngủ và biết cách đánh rang như thế nào mới là đúng”.

Như vậy, rõ ràng tư duy, nhận thức của các em đã có sự thay đổi nhất định từ các chương trình BiBi. Mỗi một chương trình phát sóng đều tác động và mag lại bài

học cho các bé ở các khía cạnh khác nhau, vì vậy, sự thay đổi một cách toàn diện trong mọi khía cạnh cũng là điều mà những người thực hiện chương trình mong muốn hướng đến.

Thứ tư, các nội dung trên các chương trình truyền hình được truyền tải rất phù hợp với đối tượng thông tin là trẻ em.

Công chúng trẻ em là một nhóm cơng chúng có tâm lý đặc thù riêng. Để có thể làm ra các sản phẩm truyền thơng đảm bảo quyền trẻ em, các nhà báo cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lý trẻ em để tạo ra các sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển của trẻ.Làm truyền hình cho trẻ em, vì thế khó hơn rất nhiều so với các nhóm cơng chúng khác thuộc nhóm người đã trưởng thành.

Các chương trình được khảo sát đã có những nội dung khá phù hợp với các em nhỏ là đối tượng mục tiêu riêng của từng chương trình.

Ví dụ: Chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” hướng đến đối tượng các em nhỏ tuổi từ 0 – 05 tuổi, vì vậy, nội dung được sử dụng thường là các câu chuyện cổ tích dễ nghe, dễ hiểu và dễ nhớ. Cịn chương trình “Ngơi sao BiBi” dành cho các bạn lớn hơn từ 08 -10 tuổi thì nội dung chương trình cũng được đề cập ở mức khó hơn như cách giải quyết các vấn đề mà ở lứa tuổi các em đang gặp phải, các kiến thức giáo khoa bổ ích mà các em cần có cũng được đề cập đến trong chương trình.

Các bài hát được phát sóng trong chương trình cũng là các bài hát dành riêng cho lứa tuổi của các em. Có thể thấy gần đây, các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi như The Voice Kids, Thần tượng âm nhạc nhí….đều hát các ca khúc không phù hợp với lứa tuổi các em rất nhiều. Điều này tạo ra một hiệu ứng tiêu cục tới khán giả truyền hình, đặc biệt là các phụ huynh của các em. Việc sử dụng các ca khúc có ngơn từ không phù hợp không những gây phản cảm mà còn tác động một cách tiêu cực đến tâm lý, hành vi của các em.

Các nội dung được phát sóng đều khá phù hợp với đối tượng thơng tin là trẻ em, và chính vì vậy, các em cũng rất u thích các nội dung này. Tác giả đã thống kê các nội dung giáo dục kỹ năng sống được thể hiện trong các chương trình BiBi và đo mức độ yêu thích của các em nhỏ. Kết quả thu về như sau:

Bảng 2.6: Nội dung kỹ năng sống đƣợc trẻ em yêu thích

Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Các kiến thức cuộc sống, cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày 69 82.1

Các mối nguy hiểm đối với trẻ em 44 52.4

Giáo dục truyền thống, tinh thần dân tộc 61 72.6

Thật thà dũng cảm, thái độ lễ phép 70 83.3

Giữ gìn vệ sinh chung 60 71.4

Giáo dục tnh thần đoàn kết 72 85.7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)