:Các yếu tố kém hấp dẫn trong các chương trình trên kênh BiBi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 99)

Yếu tố kém hấp dẫn Số ngƣời Tỉ lệ (%)

Màu sắc, không sinh động, buồn tẻ 65 77,4

Hình ảnh đơn điệu, khơng gây cười 61 72,6

Lời thoại khô cứng, buồn chán 40 47,6

Âm nhạc khó nghe 20 23,8

Người dẫn chương trình xấu 49 58,3

Nội dung đáng sợ: kinh dị, bạo lực… 0 100

Khơng có thời gian, người lớn cấm xem 0 100

(Nguồn: Khảo sát thực địa) Thứ ba, hình ảnh người dẫn chương trình chưa phù hợp với các chương trình dành cho trẻ em.

người dẫn chương trình cho trẻ em tốt là phải biết nắm bắt tâm lý của các em, phải hiểu cảm xúc của các em để có thể dẫn dắt một cách thú vị nhất. Phong cách của người dẫn chương trình cũng cần phải nhí nhảnh vui tươi, có khn mặt và ngoại hình ưa nhìn, như vậy mới có thể chiếm được cảm tình của các em nhỏ. Điều này các chương trình của BiBi làm chưa thật sự tốt, các MC vẫn dẫn theo góc nhìn và phong cách của người lớn, điều này sẽ không tạo sự thân thiện đối với các em nhỏ.

Trong chương trình “Ngơi sao BiBi” người dẫn chương trình ln ln có sự thay đổi khơng nhất qn, đặc biệt cịn có nhiều số người dẫn chương trình là các cô giáo lớn tuổi. Điều này tạo cho các em nhỏ cảm giác như ở trong lớp học và cũng không tạo được hiệu ứng vui tươi gần gũi mà các em mong muốn. Đây là một trong những nhược điểm mà các chương trình của kênh BiBi sản xuất cần lưu ý.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình kỹ năng sống.

Việc đổi mới nội dung và cách thức thể hiện nhằm nâng cao chất lượng chương trình trên kênh BiBi ln được những người thực hiện chương trình quan tâm. Sự ra đời hàng loạt format (định dạng) chương trình mới, sáng tạo ở nhiều thể loại báo chí cho thấy sức sáng tạo của một đội ngũ phóng viên trẻ, yêu nghề và rất nhiệt huyết với công việc.

Anh Nguyễn Việt Anh – Trưởng kênh BiBi cho biết: “Kênh BiBi vẫn đang

cố gắng để đổi mới ngay trong khâu tổ chức nội dung sản xuất chương trình. Chúng tơi nhận thấy vấn đề giáo dục KNS có thể thơng qua các bài hát ca dao tục ngữ nhạc đồng giao, cái này gần như khơng có trên tất cả các kênh truyền hình nhất là kênh BiBi từ trước đến nay rất ít. Vì vậy, thời gian tới, kênh BiBi sẽ dần chú trọng vào việc giáo dục các em nhỏ những kĩ năng thiết thực, thậm chí những bài ca dao, đồng giao, những bộ phim hoạt hình cũng mang những thơng điệp cụ thể để các em nhỏ làm giàu kĩ năng sống của mình”.

3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng về nội dung chương trình

Thứ nhất, xây dựng các chương trình có nội dung giáo dục chun sâu về một kỹ năng nhất định.

Bảng 2.10: Các nội dung chƣơng trình u thích của trẻ em trên kênh BiBi Nội dung Cụ thể Điểm trung bình

Kỹ năng hội nhập Yêu gia đình, quê hương đất nước 1.69 Kỹ năng ứng xử Học cách nói cảm ơn và xin lỗi 1.73

Kỹ năng bảo vệ bản thân Dạy học bơi 1.81

Kỹ năng quản lý thời gian Thức dậy đúng giờ 1.82

Kỹ năng giao tiếp Học làm người dẫn chương trình 2.11 Khả năng sáng tạo Làm con vật bằng vật dụng bỏ đi 2.30 Tư duy phản biện Bảo vệ ý kiến của bản thân 2.63

Tư duy ngôn ngữ Học từ mới qua bài hát 2.68

Định hướng đúng - sai Đánh bạn là không ngoan 2.74

Có thể thấy các nội dung được các bé u thích nhất đó là: u gia đình, quê hương đất nước, học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi. Các kỹ năng về cách bảo vệ bản thân cũng được quan tâm nhiều hơn như: Dạy cách học bơi, thức dậy đúng giờ đều được các bé lựa chọn yêu thích nhiều hơn so với các kỹ năng khác.

Điều này càng cho thấy các kĩ năng về ứng xử, giao tiếp và bảo vệ bản thân chính là những kỹ năng đầu tiên được các bé quan tâm và mong muốn được xem. Vì vậy, cần có những chương trình riêng chun sâu có nội dung về các kỹ năng trên để các em có thể có được những kiến thức sâu hơn về những lĩnh vực này.

Thứ hai, cần tăng cường những chương trình có nội dung tun truyền, nêu gương người tốt việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong các lĩnh vực đạo đức, học tập, sáng tạo hay những tấm gương vượt khó…

Dạng chương trình này từ lâu đã chứng tỏ được tầm quan trọng với khán giả trẻ bởi tính giáo dục tồn diện của nó. Khơng chỉ có sức ảnh hưởng tới thanh thiếu niên về tinh thần tự lập, vượt khó, sống có ích mà cịn thúc đẩy các bậc phụ huynh có cách nhìn nhận, ứng xử phù hợp với con em mình, đồng thời tạo niềm tin của xã hội đối với thế hệ trẻ. Qua đó, các kỹ năng sống cũng được lồng ghép dễ dàng hơn, lại khắc phục được hạn chế truyền tải thông điệp giáo dục vẫn cịn khơ khan, áp đặt.

Hiện nay, nội dung giáo dục trên kênh BiBi cịn mang tính đơn lẻ, ít các sêri chương trình lớn và các đề tài thường bị lặp lại. Để khắc phục hạn chế này, lãnh đạo kênh cũng như các êkip tổ chức sản xuất chương trình cần có kế hoạch trước về các vệt chương trình dài hơi. Khơng chỉ chạy chương trình theo tính ăn đong là đủ số phát sóng theo tuần, theo tháng, mà phải có kế hoạch sẵn cho các chương trình cho cả 1, 2 năm sau theo đề tài lớn và phân chia dần thành các đề tài nhỏ hơn.

Các kênh truyền hình lớn như CNN (Mỹ) đầu tư rất bài bản cho việc lên kế hoạch sản xuất chương trình. Ví dụ như kênh có ban Future‟s Planning (Ban hoạch định kế hoạch) chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất tin bài cho các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Đó là một kinh nghiệm mà kênh BiBi rất nên học tập.

Thứ tư, Thành lập ban cố vấn nội dung cho các chương trình

Đây là một yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nội dung cho chương trình. Ban cố vấn chính là những chun gia giáo dục, pháp luật, tâm lý… người nắm rõ tâm lý và những vấn đề mà trẻ em đang thiếu và cần được trang bị. Hệ thống cố vấn chương trình ngồi tư vấn kỹ năng, cịn cung cấp thêm kiến thức chuyên mơn mang tính dự báo cho đội ngũ sản xuất chương trình. Họ cũng chính là những người, cùng với phụ trách phòng và lãnh đạo kênh kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi lên sóng.

Như vậy có thể thấy việc đổi mới nội dung phù hợp với nhu cầu của khán giả có vai trị quyết định tới chất lượng chương trình và lượng khán giả của kênh. Khán giả chính là mục tiêu của kênh, vì vậy đáp ứng trúng và đúng nhu cầu của họ một cách phù hợp, có định hướng là cách thức để một kênh truyền hình xây dựng cho mình nhóm cơng chúng trung thành.

3.2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng về cách thể hiện chương trình

Một chương trình hay khơng chỉ có yếu tố nội dung, hình thức thể hiện rất quan trọng. Hình thức thể hiện phong phú, sinh động, có điểm nhấn sẽ giúp truyền tải nội dung một cách đầy đủ, hấp dẫn nhất.

Thứ nhất, cần tăng thời lượng phát sóng các chương trình hoạt hình có nội dung giáo dục kỹ năng sống trên kênh BiBi.

Qua khảo sát tác giả đã phân tích ở chương 2 có thể thấy, hoạt hình là thể loại chương trình được các em nhỏ u thích nhất. Vì vậy, ban biên tập chương

trình cần chọn lọc và tăng cường hơn nữa các bộ phim hoạt hình mang tính giáo dục, lịch sử …để đáp ứng nhu cầu khán giả nhí và nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống qua các chương trình truyền hình.

Thứ hai, đẩy mạnh thể loại các chương trình game show trên sóng truyền hình của kênh BiBi.

Các chương trình game show có thế mạnh lớn trong việc truyền tải các nội dung về kỹ năng sống đến khán giả truyền hình. Tuy nhiên, hình thức này cũng cần thay đổi một cách linh hoạt. Ví dụ như thay vì 1 chương trình truyền tải tất cả các kỹ năng thì cần một chương trình chuyên sâu hơn, mỗi số truyền tải một kỹ năng thơng qua một hình thức hoạt động tập thể nào đó. Như vậy các kỹ năng sẽ được truyền tải rõ hơn và khán giả cũng tiếp thu một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, cần chú ý đến đối tượng của từng chương trình để có cách thể hiện phù hợp. Ví dụ: Giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi là giai đoạn diễn ra sự thay đổi lớn về nhận thức của trẻ. Sự chuyển đổi đối với phần lớn trẻ em được ghi nhận là giai đoạn “đạt tới lứa tuổi có nhận thức” - đó là khả năng nhận thức về trách nhiệm cá nhân, tự định hướng và tư duy logic. Để làm phong phú cho quá trình chuyển đổi này, chương trình học áp dụng những thực tiễn sư phạm giúp trẻ khám phá, nắm bắt được những khái niệm cơ bản và cơng cụ tìm hiểu phù hợp với lứa tuổi, khả năng của trẻ. Chương trình hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ đồng thời với sự phát triển xã hội, tình cảm và thể chất. Nội dung chương trình học như tốn, khoa học hay xã hội.. được lồng ghép trong các hoạt động của chủ đề, trò chơi và các hoạt động học tập khác.

Trẻ ở độ tuổi này hết sức năng động và luôn khao khát được giao tiếp và trao đổi với người khác.Vì thế phát triển ngôn ngữ của bé 04 - 05 tuổi cực kỳ quan trọng. Nếu bỏ lỡ thời kỳ này, hiệu quả học tập sẽ giảm sút rõ rệt.

Ở độ tuổi này trẻ hay sử dụng các trị chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và để hiểu các khái niệm phức tạp. Trẻ bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá. Trẻ thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn

cũng như bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này.

Dựa vào những biểu hiện này, có thể tạo ra nhiều chương trình giáo dục khác nhau như các chương trình chuyên sâu về khoa học tự nhiên để trẻ trực tiếp tham gia thí nghiệm và giải thích chúng. Như vậy chương trình mang tính thực tế cao và trẻ dễ tiếp thu hơn.

Thứ ba, âm thanh trong các chương trình cần vui nhộn, trong trẻo và tươi mới hơn.

Hiện nay, ngồi tiếng động hiện trường, các chương trình vẫn cịn hạn chế dùng âm nhạc có sáng tác riêng. Trong khi âm nhạc lại có vai trị rất lớn trong việc tạo nên tiết tấu, nhịp điệu, độ kịch tính cho chương trình. Nó bổ trợ rất nhiều cho hình ảnh.Vì vậy, những người làm chương trình cũng cần nhìn nhận nghiêm túc về việc sử dụng âm nhạc trong tác phẩm của mình.

Các phần nhạc hiệu, nhạc nền cũng cần có âm sắc tươi mới, vui nhộn để thu hút các khán giả nhỏ tuổi. Đôi khi các bạn nhỏ sẽ nhớ về chương trình, nhớ về nội dung truyền tài của chương trình thơng qua các giai điệu nổi bật, vui nhộn mà những người làm chương trình sử dụng.

Thứ tư, hình ảnh được sử dụng trong các chương trình cần gần gũi, và sử dụng những màu sắc nổi bật kết hợp kỹ thuật đồ họa.

Trẻ em luôn luôn bị thu hút bởi các yếu tố về màu sắc, qua khảo sát của tác giả có 78,6 % trẻ được hỏi đều bị thu hút bởi màu sắc sinh động được sử dụng trong chương trình. Vì vậy, các chương trình của BiBi cần chú ý đến việc sử dụng hình ảnh, đạo cụ sắc màu tươi vui rực rỡ để thu hút các em nhỏ. Bên cạnh đó, những người làm chương trình cũng cầnnâng cao tính sinh động cho hình ảnh bằng đồ họa. Các clip đồ họa sử dụng kỹ xảo 3D sinh động, minh họa cho nội dung cần truyền tải sẽ làm chương trình dễ xem và bắt mắt hơn.

Thứ năm, công cụ tương tác khán giả trong các chương trình cần được đổi mới.

- Cần đầu tư các thiết bị ghi hình hiện, các thiết bị kết nối trực tiếp để khán giả có thể tham gia tương tác ngay lập tức với các chương trình trực tiếp từ trường quay.

- Đội ngũ dẫn chương trình đóng vai trị rất quan trọng trong việc tương tác với khán giả nhỏ. Vì vậy, cần thường xuyên bổ túc kiến thức và rèn luyện kỹ năng

tương tác với các em. Nên chọn lọc những người dân chương trình trẻ tuổi có phong cách hồn nhiên, nhí nhảnh để phù hợp với chương trình và thu hút các em nhỏ.

Thứ sáu, khung giờ phát sóng cần điều chỉnh hợp lý hơn.

Khảo sát các hộ gia đình cũng cho biết, phần lớn trẻ em theo dõi các chương trình sản xuất trên kênh BiBi vào khoảng thời gian từ 18h -20h và khoảng thời gian 11h. Đây là các khoảng thời gian phù hợp với các em đang trong độ tuổi đi học. Đặc biệt, khoảng thời gian được theo dõi nhiều nhất là vào lúc 18h-19h. Đây là khoảng thời gian các em đi học chiều về, gia đình thường cho các bé theo dõi trong giờ cơm hoặc trước và sau bữa cơm. Sau đó, các em sẽ đến giờ học bài và làm bài tập về nhà. Đây cũng là khoảng thời gian mà các chương trình trên kênh BiBi đầu tư và phát sóng trên kênh truyền hình. Điều này cho thấy, các nội dung của BiBi phát sóng trong thời điểm này đạt được kết quả tốt và hấp dẫn đối với các em hay theo dõi kênh truyền hình này.

Bảng 2.11: Thời gian xem kênh BiBi của trẻ em (%) Giờ theo dõi Số ngƣời Tỷ lệ (%)

10 3 5.4 11 7 12.5 12 1 1.8 16 2 3.6 17 5 8.9 18 19 33.9 19 15 26.8 20 4 7.1

Nguồn: Kết quả khảo sát

BiBi phát sóng 18 tiếng mỗi ngày, từ 6h sáng đến 24 giờ đêm, chủ yếu là các bộ phim hoạt hình, các chương trình sản xuất mới: phim hoạt hình nước ngồi, chương trình thiếu nhi nước ngịai, Tủ sách của Bé, Trổ tài cùng bé, Xúc xắc Lúc lắc được phát sóng vào khung giờ đông khán giả xem, lúc 18h00. Tuy nhiên, với

Vì vậy, cần xây dựng 1 khung chương trình phát sóng có nội dung, thời lượng phù hợp với từng độ tuổi thiếu nhi. Người xếp khung kênh cần đánh gái được nhu cầu, thời gian phù hợp với tâm sinh lý, khả năng tiếp nhận của đối tượng khán giả mục tiêu trong từng khung giờ, suốt 18 tiếng mỗi ngày của kênh.

Độ tuổi khán giả chính của kênh được xác định là các em từ 12 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, trong lứa tuổi này thì có các độ tuổi khác nhau (3 tuổi trở xuống,

8 tuổi trở xuống và dưới 12 tuổi nói chung). Và mỗi độ tuổi có tư duy, tâm lý, khả

năng tiếp nhận rất khác nhau. Bên cạnh đó, trong cùng độ tuổi thì giới tính: bé trai, hay bé có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Trong mỗi độ tuổi thì tính cách của các em cũng khác nhau. Có em hiếu động; có em nhút nhát, có bé thích ca hát; có bé thích múa, có bé thích phim hài; có bé thích hành động… Với đặc trưng và khu biệt tính cách mỗi lứa tuổi, độ tuổi và tâm sinh lý như vậy. Việc xếp khung chương trình sẽ căn cứ vào độ tuổi chính của đối tượng, thời gian, thói quen sinh hoạt, sở thích xem truyền hình của số đơng các bé sống tại thành thị mà xếp sóng.

Với tính chất đa dạng về thể loại, từ phim hoạt hình cho đến chương trình sản xuất khác nhau. Giải pháp để xếp khung chương trình sẽ là gói những chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)