Thể loại chính được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 69)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thể loại chính được sử dụng

Đối tượng của kênh BiBi là các bé từ 01 – 12 tuổi. Vì vậy, cách thức truyền tải nội dung các chương trình ln phải đổi mới, đa dạng để các em thuộc từng lứa tuổi dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ. Với từng chương trình thì đối tượng mục tiêu là khác nhau, vì vậy loại, cách truyền tải của từng chương trình trên kênh BiBi cũng khác nhau để phù hợp với các đối tượng cụ thể của các chương trình đó.

Ở 03 chương trình được chọn để khảo sát thì nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được truyền tải thông qua thể loại chương trình truyền hình giải trí với 02 hình thức là chương trình kể chuyện và chương trình game show và chương trình tạp kỹ.

Với chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” dành cho các bé từ 01-05 tuổi. Ở độ tuổi này các bé chưa biết đọc, vì vậy, kể chuyện cổ tích và phân tích những ý nghĩa của câu chuyện là cách dễ dàng nhất để thu hút các bé và khiến các khán giả nhỏ tuổi của BiBi dễ dàng tiếp thu. Hai MC đóng vai là các nhân vật truyện tranh ngộ nghĩnh, với ngoại hình dễ thương và tính cách đáng u là cách để tiếp cận và truyền tải thông điệp đến các em nhỏ một cách rất hiệu quả. Những nhân vật gần gũi như: Bà tiên, cô tiên luôn đưa ra những lời hay ý đẹp, luôn khuyên các bạn nhỏ những điều tốt khiến cho các bé từ 01- 05 tuổi dễ dàng tiếp nhận kiến thức. Ở độ tuổi này các bé đang dần hình thành tư duy đúng – sai, nên việc phân tích thơng điệp ở cuối mỗi chương trình giúp các bé biết đâu là điều nên làm đâu là điều không nên làm, đâu là sai đâu là đúng là điều rất cần thiết.

Chương trình “Xúc Xắc Lúc Lắc” thuộc dạng chương trình tạp kỹ. Trong chương trình khơng chỉ có các các tiết mục cac nhạc đến từ các câu lạc bộ nghệ thuật, mà cịn có cả các phần hướng dẫn làm đồ vật và cả các trò chơi cho các bạn

nhỏ. Nội dung giáo dục ở chương trình “Xúc Xắc Lúc Lắc” được lồng ghép khơng nhiều, chủ yếu mang tính giải trí.

Chương trình “Ngơi sao BiBi” thuộc dạng game show – trị chơi truyền hình, nên nội dung giáo dục được lồng ghép một cách tối đa, giúp các bạn nhỏ vừa học vừa chơi mà không hề bị cảm thấy những kiến thức được cung cấp nặng nề và mang tính “sách vở”.

Chương trình dành cho các bé từ 08-10 tuổi nên các thức truyền tải nội dung đa dạng hơn thông qua các phần thi tài năng, phần thi hiểu biết. Nội dung kỹ năng sống được kết hợp khéo léo với các chương trình giải trí khiến các em nhỏ cảm thấy thú vị và nhớ kiến thức một cách tự nhiên và lâu nhất.

Game show là hình thức chương trình có sự thể hiện đa dạng hơn, có nhiều phần thi khác nhau nên cũng sẽ có nhiều cách để cài nội dung giáo dục vào chương trình giúp các em nhỏ phát triển và lĩnh hội một cách tồn diện nhất. Các em khơng chỉ được tư duy mà còn được vận động, được sáng tạo và giao tiếp. Đây là một trong những đặc điểm nổi trội của hình thức game show giúp truyền tải nội dung giáo dục kỹ năng sống đến với khán giả nhỏ tuổi một cách hiệu quả nhất.

Rõ ràng cách truyền tải đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong bất kể một chương trình nào, nhất là các chương trình dành cho thiếu nhi. Truyền tải kiến thức, kỹ năng sống làm sao để các em không cảm thấy bị áp đặt, khơng gị bó mà thấy thú vị và hấp dẫn là một bái toán đã được kênh BiBi của Truyền hình Cáp Việt Nam đang làm rất tốt.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ thể loại các chƣơng trình đƣợc sử dụng trên kênh BiBi

78% 17%

5% Phim hoạt hình

Chương trình giải trí

Quảng cáo, trailer giới thiệu chương trình

Biểu đồ được thực hiện dựa trên lịch phát sóng các chương trình trên kênh BiBi. Nhìn vào đây, ta có thể thấy, chiếm ít thời lượng nhất là các chương trình quảng cáo, trailer giới thiệu nội dung theo quy định của pháp luật là (5%). Tiếp đến làchương trình giải trí chiếm (16,7%) thời lượng các chương trình được phát trên kênh BiBi. Tuy nhiên, nhiều nội dung của chương trình giải trí được phát lặp lại rất nhiều, ít chương trình sản xuất và phát mới.

Nếu so sánh với các chương trình dành cho trẻ em khác trên thế giới thì nội dung phim hoạt hình dành cho trẻ em trên kênh BiBi khá nghèo nàn cả về nội và hình thức. Ví dụ như kênh Disney Channel, phần lớn thời gian phát sóng trên kênh là nội dung các chương trình như phim hoạt hình và phim điện ảnh gia đình mang tính chất giáo dục. Tuy nhiên, một ngày, có đến 18 phim hoạt hình được phát trên sóng của Disney Channel, cịn kênh BiBi chỉ có 12 phim được phát và được lặp di lặp lại nhiều lần trong một ngày. Các phim hoạt hình trên Disney Channel khá đa dạng từ những bộ phim có nội dung từ truyện cổ tích đến các bộ phim hiện đại, và thậm chí có cả phim hoạt hình dưới dạng nhạc kịch như: Phineas và Ferb, Zig & Sharko, Open Season: Scared Silly…

Trên sóng của kênh BiBi các chương trình phim hoạt hình chiếm phần lớn thời gian phát sóng, cụ thể, chiếm tới (78,3 %).

Điều này cũng rất phù hợp với kết quả điều tra về thể loại chương trình mà các khán giả nhỏ tuổi cuả VTVcab yêu thích mà tác giả đã thực hiện ở bảng bên dưới. Theo kết quả khảo sát, có tới (53,6 %)các em điều thích xem phim hoạt hình trên kênh BiBi. Nguyên nhân bởi, phim hoạt hình chứa đựng yếu tố phù hợp với trẻ em, có đa dạng thể loại phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhu cầu xem theo tính chất về giới tính. Phim hoạt hình được phát sóng ở nhiều kênh trẻ em khác nhau, từ dịch vụ truyền hình trả tiền cho đến dịch vụ truyền hình quảng bá. Chính vì vậy, trẻ em sẽ theo dõi phim hoạt hình nhiều nhất. Các nội dung khác như gameshow, chương trình tạp kỹ, các chương trình kể chuyện có mức độ theo dõi từ trẻ em tương đương nhau.

Biểu đồ 2.6: Thể loại các chƣơng trình đƣợc trẻ em u thích

Nguồn: Kết quả khảo sát thực địa

Như vậy, với mức độ u thích lớn và tỷ lệ phát sóng lớn, VTVcab nên chú trọng đầu tư mua bản quyền các chương trình hoạt hình có nội dung giáo dục kỹ năng sống cao: có thể các bộ phim về lịch sử đang rất thiếu trên các kênh sóng BiBi, các bộ phim hoạt hình khoa học khám phá….thay thế cho các bộ phim hoạt hình giải trí đơn thuần như hiện nay.

2.2.3 Các yếu tố hình thành một chương trình giáo dục

* Hình ảnh

Hình ảnh là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt giữa truyền hình và các thể loại báo chí khác. Trong truyền hình, hình ảnh chính là thơng tin tác động trực tiếp đến cảm nhận của người xem, giúp họ thỏa mãn được nhu cầu “Mắt thấy tai nghe” và tăng thêm sự tin tưởng các thông tin mà phương tiện này đem lại. Xét trên một khía cạnh nào đó, hình ảnh là thứ được “bày ra” trước mắt độc giả thơng qua các chi tiết được mơ tả trong hình ảnh và những lời bình luận. Đây là điểm mạnh riêng biệt mà chỉ có hình ảnh mới có.Và nếu hàm lượng thơng tin ấy mang đến cho người xem càng nhiều thông điệp,càng giải đáp được nhiều câu hỏi của độc giả thì hình ảnh đó càng có giá trị. Chính vì thế hình ảnh được coi là một trong những ngơn ngữ hiệu quả của truyền hình. Nhờ có hình ảnh mà truyền hình trở nên sinh động và

16.7

53.6 14.3

15.5

Chương trình gameshow dành cho thiếu nhi Phim hoạt hình

Chương trình tạp kỹ

Các chương trình kể chuyện

hấp dẫn hơn thu hút sự chú ý của người xem và nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Mỗi một thơng điệp đưa ra bên cạnh lời bình thì truyền hình đều có sự minh họa rõ nét bằng hình ảnh, điều này giúp thông tin được truyền tải được cụ thể và độ tin cậy cho chương trình được tăng lên.

Đối với chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” thì hình ảnh đóng vai trò then chốt để “giữ chân” các bạn nhỏ ở lại với chương trình nhiều hơn. Các bạn nhỏ luôn bị thu hút bởi các yếu tố màu sắc, tạo hình nhân vật…Vì vậy việc đầu tư, tạo hình nhân vật bà tiên ngủ ngộ nghĩnh và cô tiên xinh dễ thương xinh đẹp luôn được những người sản xuất chương trình chú trọng. Từ đầu tóc, quần áo đến không gian xung quanh cũng luôn phải tươi mới, lung linh và sống động mỗi khi lên hình.

Chị Hồng Thu Hằng, mẹ của một em bé 03 tuổi, tại địa chỉ 36 ngõ 108 phố Thọ Lão - phường Đồng Nhân – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội cho biết: “Bé nhà mình chưa biết đọc, viết và bé thì ln ln bị thu hút bởi các chương trình có màu sắc sinh động. Mỗi khi bố mẹ hay ông bà bật ti vi lướt qua một vài chương trình thì bé ln địi mẹ giữ lại xem ở kênh có màu sắc nổi bật, hoặc các chương trình cổ tích. Khi bố bé cho bé xem youtube bằng ipad cũng vậy, bé luôn tự bấm vào các chương trình có màu sắc nổi bật như thế và bây giờ mỗi khi xem chương trình thì bé đã có thể phân biệt được màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng….mỗi khi tivi có hình ảnh màu gì bé ln nói với mẹ như là “mẹ ơi màu đỏ đấy” hoặc là “ mẹ ơi cô tiên đấy”.

Khơng chỉ đóng vai trị thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ, hình ảnh trong chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” cịn đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích và minh họa một cách cụ thể và rõ ràng hơn lời kể chuyện của Cô tiên xinh và Bà tiên ngủ. Điều này giúp trẻ có những hình dung cụ thể hơn về chuyện đang kể. Những hình ảnh được sử dụng cũng rất dễ thương và dễ hiểu.

Bên cạnh đó, kỹ xảo hay đồ họa cũng là một phần rất quan trọng không thể thiếu khiến cho chương trình trở nên sinh động hơn. Khác với những chương trình chính luận, hay phóng sự thực tế cần phải dùng những hình ảnh thực cắt dựng theo các cỡ cảnh toàn, trung, cận đan xen một cách đơn giản thì các chương trình dạng giải trí như “Vương quốc bà tiên ngủ” lại phải cầu kì, tỉ mỉ hơn ở phần hậu kì để thu hút các em nhỏ.

Ví dụ như khi Cơ tiên xinh và Bà tiên ngủ kể chuyện “Sói con vào thành phố” và bạn sói con đã vi phạm luật giao thơng, ngay lúc đó, bác cảnh sát mèo đen đã xuất hiện và nghiêm khắc nói với bạn sói rằng lần sau phải thật chú ý không được vi phạm luật giao thông nữa. Ngay khi Bà tiên ngủ kể đên sự xuất hiện của bác cảnh sát mèo đen thì hình ảnh của bác mèo đen đã được lồng ghép vào khn hình để các bạn nhỏ hình dung ra được bác mèo đen trơng như thế nào và tang độ hấp dẫn của câu chuyện.

Cịn đối với hai chương trình game show “Xúc Xắc Lúc Lắc” và “Ngơi sao BiBi” thì hình ảnh lại khơng cần quá nhiều kỹ xảo, bởi chương trình nhấn mạnh vào sự kịch tính của các đội chơi. Vì vậy, các đúp hình chỉ cần thể hiện được sự kịch tính, biểu cảm của người chơi là đã thành cơng.

Trong chương trình “Ngơi sao BiBi” số 08 phát sóng vào ngày 17/07/2016, trong phần hiểu biết chung giữa các đội thi, ban giám khảo đã đưa ra rất nhiều các câu hỏi về tư duy và hiểu biết cho các đội và mỗi đội sẽ có 01 phút để trả lời thật nhiều đáp án. Câu hỏi đặt ra là: “Các em có thể làm những gì với 01 xô nước?” Các đội đã phải rất nhanh trí đưa ra rất nhiều các câu trả lời như: “Dập lửa, tắm, lau nhà, tưới cây….”. Tiết tấu của chương trình diễn ra khá nhanh, đặc tả nhiều sắc thái biểu cảm của nhân vật rất sinh động với sự hỗ trợ của âm nhạc khiến cho khán giả có thể cảm nhận được sự sơi động, gấp gáp, dồn dập của chương trình. Dù khơng có lời bình nhưng ánh mắt, biểu cảm của nhân vật đã nói lên tất cả.

Trong chương trình “Xúc Xắc Lúc Lắc” số 25 phát sóng ngày 23/10/2015, hình ảnh của chương trình lại chủ yếu mang tính giải trí khi ghi lại các tiết mục biểu diễn ca múa của các bạn nhỏ. Khơng chứa thơng điệp, hình ảnh được sử dụng chủ yếu với mục đích giải trí đơn thuần, vì vậy hình ảnh chỉ cần hợp với tiết tấu giai điệu của các tiết mục văn nghệ là được coi là đạt với tiêu chí. Tuy nhiên đến phần thứ hai “Xúc Xắc lăn” thì hình ảnh lại được thể hiện chậm hơn, tỉ mỉ hơn dể miêu tả rõ hành động của chị Lúc lắc khi hướng dẫn cho các bạn nhỏ cách làm đồ chơi. Từng thao tác, từng chi tiết nhỏ đều được diễn tả rất cụ thể bằng hình ảnh, bên cạnh đó, Kỹ năng lắng nghe và sáng tạo của các bạn nhỏ cũng một lần nữa được thể hiện rất rõ nét.

Dù là chương trình gì, thể loại gì thì hình ảnh cũng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến khán giả. Mỗi một thông điệp truyền đi khơng chỉ có âm thanh, lời đọc mà cịn phải có hình ảnh, sức mạnh của hình ảnh chính là sức mạnh kết nối cảm xúc khiến cho thông điệp của chương trình trở nên ý nghĩa.

* Lời nói

Trong truyền hình, hình ảnh ln cần đến sự dẫn giải bằng ngơn ngữ lời nói. Dù hình ảnh có sống động, chân thực bao nhiêu, nhưng với tư cách là phương tiện cung cấp thơng tin, sẽ khơng hoặc vơ cùng ít ỏi cái gọi là hình ảnh câm. Nếu thiếu lời nói, hình ảnh sẽ mơ hồ khó hiểu, rối rắm, kém chính xác, khơng cịn là tác phẩm báo chí. Những ý niệm, khái niệm trừu tượng, thế giới cảm xúc và tư duy sâu kín, tế vi, phức tạp của con người phải cần đến lời nói để chuyển tải. Ở những chương trình đối thoại, giao tiếp với cơng chúng, lời nói thậm chí giữ vai trị trung tâm; hình ảnh làm nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung, làm sinh động, chính xác hóa cho lời. Trên truyền hình, lời nói cịn làm nhiệm vụ khơi nguồn phản hồi của đối tượng tiếp nhận thơng tin, khuyến khích, tạo cơ hội cho cơng chúng xuất hiện nhiều hơn trên sóng. Bên cạnh đó, lời nói trên sóng truyền hình cịn có tác dụng định hướng, dẫn dắt lời ăn tiếng nói của cơng chúng.

Đặc biệt, khi đối tượng xem truyền hình là trẻ em thì lời nói lại vơ cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu và định hướng một cách đúng đắn tư duy. Với những trẻ nhỏ chưa biết chữ thì có vai trị gần như là quan trọng nhất trong việc truyền tải thông tin đến trẻ.

Đối với kênh thiếu nhi BiBi, lời nói được sử dụng chủ yếu thơng qua việc dẫn dắt của người dẫn chương trình. Vì vậy, việc sử dụng, chọn lựa người dẫn chương trình được Ban lãnh đạo thực hiện rất cẩn trọng và có tiêu chí riêng biệt. Trong đó, cách sử dụng ngơn ngữ là tiêu chí quan trọng nhất. Bạn khơng thể trở thành người dẫn chương trình thiếu nhi nếu bạn khơng có ngơn ngữ dẫn chương trình phù hợp. Những người làm công việc này đều hiểu rất rõ sự khác biệt và yêu cầu của đối tượng khán giả của mình là gì. Họ phải là những người có khả năng truyền tải thơng tin tới các em nhỏ một cách dễ hiểu, thân thiện, gần gũi. Bên cạnh đó, ngơn ngữ phải đa

dạng, hấp dẫn, biểu cảm thì thơng điệp truyền đến đối tượng khán giả là trẻ em mới có thể có hiệu quả. Để lời nói trong truyền hình dành cho thiếu nhi hiện nay đạt được những tiêu chí như vậy thì cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Đảm bảo tính dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ

Nguyên tắc đầu tiên của lời nói dành cho trẻ em trên sóng truyền hình là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)