Các nội dung giáodục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 53 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2 Các nội dung giáodục kỹ năng sống

2.1.2.1 Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ sự cảm thơng, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.

Trong giai đoạn đầu, trẻ bắt đầu phát triển và hình thành tính cách, q trình giao tiếp bắt đầu được xây dựng. Đây cũng là q trình xã hội hố đầu tiên của trẻ, trẻ bắt đầu tiếp cận với lượng tri thức và các hành vi của người khác. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp ở giai đoạn này là rất quan trọng.

Trong các chương trình được khảo sát trên kênh BiBi thì hai chương trình “Xúc Xắc Lúc Lắc” và “Ngơi sao BiBi” là có chưa nhiều nội dung kỹ năng giao tiếp dành cho trẻ hơn cả.

Cụ thể, ở chương trình “Xúc Xắc Lúc Lắc” số 28 được phát sóng ngày 29.12.2015, trong phần thể hiện tài năng, các bé đã cùng nhau máu bài Bảy sắc cầu vồng rất thú vị và nhuần nhuyễn. Để làm được điều này các bạn nhỏ đã phải cùng nhau luyện tập ăn ý sau cánh gà rất lâu. Sau đó, các bạn cịn được chị Lúc Lắc hướng dẫn cách làm vương miện xinh xắn với nhiều màu sắc bắt mắt. Các bạn nhỏ đều đã lắng nghe rất chính xác và làm được cho mình nhiều chiếc vương miện với màu sắc khác nhau. Cuối cùng các bạn nhỏ đã được chơi một trị chơi mang tính đồng đội rất cao đó là trị chơi trồng lúa. Sẽ có 2 đội chơi và các đội chơi sẽ phải đóng vai các bác nông dân lấy cây lúa ở điểm xuất phát và vượt qua các chướng ngại vật để trồng vào ruộng lúa ở phía đích. Đội nào trồng được nhiều cây lúa hơn sẽ dành được chiến thắng. Như vậy ở trị chơi này tính đồng đội, tính hợp tác giữa các cá nhân đã được thể hiện rõ nét. Các bé phải biết phối hợp và cùng cố gắng vì mục đích chung của cả tập thể.

Trong chương trình “Ngơi sao BiBi” số 22 phát sóng ngày 31.10.2016, các đội chơi đã lần lượt thể hiện màn giới thiệu rất cơng phu như đóng kịch để giới thiệu về đội

của mình, múa và tự chế lời từ 01 bài hát dân ca để giới thiệu về đội của mình. Mỗi thành viên trong đội đều đóng một vai trị quan trọng, là một mắt xích để cả phần thi được hấp dẫn. Các em đã phải cùng nhau lên ý tưởng kịch bản, cùng nhau trao đổi, tập luyện để có tiết mục hấp dẫn nhất. Và vì vậy, thơng qua phần thi này, kỹ năng giao tiếp của các bạn nhỏ sẽ được phát triển hơn. Nội dung kỹ năng giao tiếp được thể hiện rõ nhất ở phần 2. Phần thi “Hiểu biết xã hội – Kỹ năng sống” các thành viên trong đội đều có 60 giây hội ý, bàn bạc để đưa ra câu trả lời giải quyết tình huống một cách tốt nhất. Làm việc nhóm là cách hiệu quả nhất để các bạn nhỏ thể hiện kỹ năng giao tiếp, sự hợp tác, xây dựng duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác. Và ở phần cuối cùng trong phần thi tài năng các bạn nhỏ đã tự biên đạo múa lại bài “Tấm Cám” rất thuyết phục Ban giám khảo. Phần thi này mang tính giải trí và đồng đội rất cao.

2.1.2.2 Kỹ năng bảo vệ

Kỹ năng bảo vệ dành cho trẻ em luôn chiếm vai trị đặc biệt trong q trình trẻ bắt đầu bước chân vào đời sống xã hội. Từ việc trẻ bắt đầu được đi học từ hệ mầm non cho đến quá trình học tiểu học rồi trung học. Việc trẻ biết bảo vệ bản thân, tự mình nhận thức được các mối nguy hiểm trong cuộc sống, biết phòng tránh các tai nạn, các mối nguy hại từ các đồ dùng, thiết bị trong gia đình đã được nhiều bậc phụ huynh chú ý nhiều hơn.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an tồn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an tồn.

Giai đoạn từ 04 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

Với các chương trình truyền hình trên BiBi, các nội dung về kỹ năng bảo vệ bản thân luôn được chú trọng và lồng ghép hợp lý vào các chương trình được phát sóng.

Cụ thể, trong chương trình Ngơi sao BiBi số 22 phát sóng ngày 31.10.2016, trong phần thi “Hiểu biết chung” chương trình có đưa ra một tình huống mà ở đó,

các đội chơi phải đưa ra câu trở lời về cách giải quyết tình huống của mình. Câu hỏi của tình huống như sau: “Em đang ở nhà một mình và phát hiện có đám cháy bốc lên mù mịt. Em sẽ làm gì và tại sao?”. Vấn đề tình huống đưa ra sẽ thể hiện được hiểu biết và cách ứng xử của các em với sự việc và với chính bản thân mình. Câu trả lời của các đội là: Chạy nhanh ra khỏi đám cháy vì tính mạng là quan trọng nhất, gọi cứu hỏa, bấm chuông báo cháy, dập lửa. Với câu trả lời này, cô Nguyễn Kiều Anh – Giảng viên kỹ năng Trường Olympia – Ban giám khảo đã tuyên dương cách ứng xử thông minh của các bạn. Các bạn nhỏ trong chương trình đã biết cách bảo vệ bản thân mình trước một tai nạn khơng hay xảy ra, biết bình tĩnh xử lý sự việc và tìm sự hỗ trợ bằng việc la hét báo cho hàng xóm và bấm chuống báo cháy, đồng thời chạy ra khỏi khu vực nguy hiểm. Từ đó, Ban giám khảo đã chỉ thêm cho các bạn nhỏ cách thoát ra khỏi đám cháy bằng việc cúi thấp xuống đất, nơi có nhiều oxi hơn và lấy tay hoặc khăn ướt bịt mũi để khói khơng vào phổi, bảo vệ sự an tồn của bản thân một cách tốt nhất.

Thơng qua tình huống này, chương trình đã trang bị thêm cho các em thơng tin và kỹ năng bảo vệ bản thân khi phải đối diện với đám cháy một mình. Đây là một điều rất cần thiết đối với các em nhỏ.

Hoặc trong chương trình “Vương Quốc bà Tiên ngủ” số 52 với chủ đề “Sói con vào thành phố”. Câu chuyện kể về 01 bạn sói nhỏ vào thành phố nhưng lơ là không chú ý đã vượt qua đèn đỏ và cái đuôi của bạn ấy đã bị xe ô tô quẹt phải. Lúc đó bác cảnh sát mèo đen đã xuất hiện và nói với bạn cáo rằng đi vào thành phố phải cẩn thận, phải tuân thủ luật giao thơng, khi đến ngã tư thì phải quan sát cây đèn có 3 màu là xanh, vàng đỏ, khi đèn bật màu xanh thì chúng ta mới được đi, đèn vàng là chuẩn bị và đèn đỏ là phải dừng lại, tuyệt đối khơng được vượt qua nếu khơng thì sẽ bị tai nạn giao thông. Câu chuyện qua lời kể và phân tích của Cơ tiên xinh và bà Tiên ngủ đã giúp các bạn nhỏ có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân mình. Đây là những kiến thức cơ bản và rất cần thiết đối với mỗi bạn nhỏ.

2.1.2.3 Kỹ năng quản lý làm chủ bản thân

Kiểm sốt cảm xúc và ứng phó với sự căng thẳng là kỹ năng giúp con người làm chủ bản thân. Đó là khả năng con người bình tĩnh đón nhận tình huống căng

thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của sự căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ, ứng phó tích cực khi căng thẳng. Chẳng hạn như “Biết bình tĩnh nếu như gặp sự cố” “không cả giận mất khôn”….

Quản lý làm chủ bản thân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng nhất là đối với trẻ lứa tuổi từ 02 đến 12 tuổi. Đây cũng là kỹ năng cần thiết giúp trẻ có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và hịa nhập với thế giới mn màu.

Cụ thể, trong chương trình “Vương quốc bà tiên ngủ” chủ đề “Sơn ca lạc trong rừng” câu chuyện có nội dung như sau. Bạn sơn ca đi lạc vào trong rừng, bỗng nhiên trời tối sầm lại, mưa gió bão bùng ập đến, xung quanh khơng hề có ai cả. Bạn sơn ca quá lo sợ, không biết làm như thế nào. Nhưng cuối cùng, bạn ấy đã bình tĩnh, chui vào 1 hốc cây tránh bão, đợi cơn bão qua đi, sơn ca đã đi tìm người giúp đỡ và gặp được bác cảnh sát cú mèo. Bác cảnh sát đã đưa sơn ca về nhà an toàn. Qua câu chuyện này, Bà tiên ngủ đã khuyên các bạn nhỏ khi gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm phải giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Nếu như bạn sơn ca trong chuyện khơng bình tĩnh, đi lung tung trong rừng có thể bị cây cối gãy đổ vào gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hoặc như trong chương trình “Ngơi sao BiBi” khi các đội lên sân khấu để thi đấu với nhau, các bạn nhỏ luôn bị lo lắng, hồi hộp và bị áp lực. Thế nhưng trước khi lên sân khấu các bạn nhỏ đã biết giải tỏa áp lực cho bản thân bằng cách đập tay nhau hơ thật to để bình tĩnh và cổ vũ cho các bạn chơi của mình. Hoặc trước khi lên thuyết trình, ban giám khảo ln nhắc các bạn hãy hít một hơi thật sâu để tâm lý thoải mái hơn. Đây là những mẹo nhỏ, những kỹ năng cần thiết giúp cho các bạn có thể kiểm sốt và làm chủ bản thân một cách tốt nhất.

2.1.2.4 Kỹ năng ứng xử

Văn hố Việt Nam ln đề cao việc các cách ứng xử nhân văn, đề cao lối sống biết tôn trọng và ứng xử khéo léo. Các quan niệm như “kính trên nhường dưới”, “Anh em như thể tay chân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” … đều được phổ biến và trở thành những câu ca dao – tục ngữ đưa vào trong cuộc sống từ hàng nghìn năm nay nhằm giúp cho con người có những lối ứng xử hợp lý. Chính vì vậy,

các chương trình về giảng dạy kỹ năng sống luôn cố gắng đề cao những yếu tố này trong các chương trình kỹ năng sống đã được phát sóng.

“Ứng xử” là từ ghép của 2 từ “ứng” và “xử”. “Ứng” là ứng đối, ứng phó. “Xử” là xử thế, xử lý, xử sự...Ứng xử có thể hiểu là phản ứng của con người trước tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể. Ứng xử là một phản ứng có sự tính tốn, là cách nói năng, cách hành động tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt được hiểu quả giao tiếp cao nhất. Ứng xử là sự phản ánh của con người trước sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ cách nói năng của con người nhằm đạt được kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ.

Ứng xử ở đây được thể hiện ở hai khía cảnh là ứng xử với bản thân và ứng xử với xã hội.

Ứng xử với bản thân gồm có:

- Kỹ năng đạt mục tiêu: Kỹ năng đạt mục tiêu là khả năng con người đề ra

mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch đạt được mục tiêu. Kỹ năng này giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình.

- Kỹ năng quản lý thời gian: Là khả năng con người biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung giải quyết công việc trong một thời gian nhất định. Kỹ năng này cần thiết cho việc giải quyết vấn đề lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó, đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực cơng việc. Do đó, dạy trẻ cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ dàng ứng phó với những áp lực cơng việc sau này.

- Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thơng tin: Trong thời đại bùng nổ thơng tin như

hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin là một kỹ năng sống quan trọng giúp con người có được những thơng tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời.

- Kỹ năng ra quyết định: Kỹ năng ra quyết định là tổng hòa một loạt các kết

quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Với trẻ nhỏ, việc rèn luyện để trẻ đưa ra quyết định là vơ cùng cần thiết. Q trình này nên tiến hành từ khi trẻ từ 04 - 05 tuổi. Mới đầu, chúng ta nên cho trẻ đưa ra những quyết định nhỏ để tập dần lòng tự tin và tạo kỹ năng đưa ra quyết định cho trẻ. Ví dụ, chúng ta có thể giúp trẻ lựa chọn giữa hai món ăn trong bữa sáng, hoặc chọn giày để đi chơi vào ngày cuối tuần.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là các kĩ năng thu thập thông tin, đánh giá kết

quả tương lai của các hành động hiện tại cho bản thân và người khác và xác định các phương pháp khác nhau cho từng vấn đề. Để giải quyết vấn đề hiệu quả cần xác định rõ tình huống, liệt kê cách giải quyết, hình dung đầy đủ về kết quả có thể xảy ra và đưa ra cách thức giải quyết.

- Kỹ năng tìm kiếm được sự hỗ trợ: Kỹ năng này giúp cho trẻ có thể nhận

được lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết vấn đề và tình huống gặp phải.Đồng thời là cơ hội để trẻ chia sẻ và giãi bày khó khan. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời giúp trẻ có một hướng di đúng đắn hơn trong cuộc sống.

- Kỹ năng từ chối và kiên định: là nghệ thuật nói khơng với những điều mà

người khác đề nghị, nhưng bản thân mình khơng muốn, khơng có khả năng thực hiện nhưng lại không làm tổn thương đến mối quan hệ vốn có, trên cơ sở vẫn bảo vệ được quan điểm thái độ và những quyết định của bản thân.

Ứng xử với xã hội gồm các kỹ năng tương ứng như sau:

- Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác: Đây là

khả năng con người thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với người khác, nhằm làm phong phú them đời sống tinh thần, hỗ trợ nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

- Kỹ năng hợp tác: Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách

nhiệm, cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Có kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực: Là kỹ năng biết thể hiện sự tập trung chú ý và

hồi mà khơng vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong q trình giao tiếp. Kỹ năng này thường được nhìn nhận là biết tơn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác.

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Là khả năng có thể hình dung và đặt mình

trong hồn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)