Kỹ năng sống và Giáodục kỹ năng sống cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 27 - 47)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kỹ năng sống và Giáodục kỹ năng sống cho thiếu nhi

1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng sống và Giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi.

Vào đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, các tổ chức Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, bởi, theo UNICEF, những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều..

a, Khái niệm kỹ năng sống theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". [22] Trong giáo dục tiểu học và giáo

dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).

Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.

b, Khái niệm kỹ năng sống theo Theo UNICEF:

Theo UNICEF, “Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng”.

c, Khái niệm kỹ năng sống theo Theo Tổ chức giáo dục và Khoa học văn hóa

Liên hợp quốc (UNESCO):

Theo Tổ chức giáo dục và Khoa học văn hóa Liên hợp quốc thì “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” (Bao gồm tất cả các kỹ năng liên quan đến tất cả các hoạt động

trong cuộc sống hàng ngày). Kỹ năng sống theo quan điểm của UNESCO gắn với 4 trụ cột giáo dục :

- Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả…)

- Học để tồn tại (gồm các kỹ năng cá nhân như: Ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…)

- Học để sống cùng nhau: (gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thơng…)

- Học để làm: (gồm các kỹ năng thực hiện công việc nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…)

Các khái niệm đều thống nhất: KNS thuộc về phạm trù năng lực tức là bao hàm cả tri thức, thái độ và hành vi (nghĩa rộng) mà không phải là phạm trù kỹ thuật của hành động, hành vi

- KNS tồn tại dưới dạng hành vi, hành động và cả ở dạng tinh thần như tư duy, cảm xúc, biểu cảm…

- KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội

Kỹ năng sống là tập hợp sản phẩm của nhiều kỹ năng được phát triển đồng thời, trên thực tế, khiếu hài hước khiến một người có thể quản lý và kiểm sốt tốt tình huống trong tương lai. Điều này cũng giúp con người học được cách giải phóng sự tức giận, sợ hãi, căng thăng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên cơ sở đó, chúng tơi xin được đưa ra cách hiểu đơn giản, tổng quát về khái niệm về Kỹ năng sống phù hợp với vẫn đề mà tác giả nghiên cứu: “Kỹ năng

sống là khả năng làm chủ bản thân, ứng xử linh hoạt hiệu quả với các quan hệ cũng như các tình huống trong cuộc sống”.

1.2.1.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục là một khái niệm cơ bản và rất quan trọng trong giáo dục học. Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học. [20]

Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo

dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”. Định nghĩa này nhấn mạnh về

sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng khơng đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.

Theo ơng John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngồi ra, ơng John Dewey cũng cho rằng, xã hội khơng chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng cịn tồn tại chính trong q trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ơng nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.

Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hồn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội lồi người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội.

Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.

Như vậy, từ định nghĩa “giáo dục” và định nghĩa “Kỹ năng sống” có thể hiểu “Giáo dục kỹ năng sống” là: “Giáo dục cách sống chủ động, linh hoạt và khả năng

ứng phó một cách hiệu quả với những tình huống trong cuộc sống thơng qua việc trang bị các tri thức, kinh nghiệm của các thế hệ”.

1.2.1.3 Giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi

Thiếu nhi (trẻ em) là một giai đoạn phát triển đặc thù và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Giai đoạn phát triển của đời người từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Có đặc điểm nổi bật là sự tăng trưởng và phát triển liên tục về thể chất và tâm thần. Quá trình phát triển của trẻ em trải qua các thời kì: sơ sinh, bú mẹ, trước khi đi học, đi học và tuổi dậy thì. Ở mỗi thời kì, có những đặc điểm sinh học khác nhau nên việc ni dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cũng khác nhau, phù hợp với những đặc điểm của mỗi thời kì. [6]

Theo điều 1 Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the rights of the child - CRC) có quy định như sau: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Tại Việt Nam, khái niệm “trẻ em” và độ tuổi của trẻ em hiện nay được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật, nhưng khơng có sự thống nhất, rõ ràng, thậm chí cịn chồng chéo nhau. Theo Luật Trẻ em năm 2016 quy định thì: “Trẻ em

là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. [12]Như vậy, quy định về tuổi trẻ em trong

Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã có độ vênh tới 02 tuổi so với Cơng ước Quốc tế về Quyền trẻ em.

Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ chỉ phân tích vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi ở độ tuổi 01-12 tuổi. Đây chính là độ tuổi của đối tượng mục tiêu mà kênh BiBi hướng đến.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không đơn giản là việc dạy, rèn cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết như tự chăm sóc bản thân; phòng tránh và ứng xử với các nguy hiểm thường gặp, biết hòa đồng,… Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải

được nhìn một cách tồn diện hơn, trong đó yếu tố quan trọng nhất khơng chỉ nằm ở cách thức, phương pháp, nội dung mà còn nằm ở thời kỳ, thời điểm thích hợp.

Nói về thời kỳ thích hợp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải là giáo dục sớm, phù hợp với thời điểm trẻ có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng tốt nhất. Giai đoạn vàng hay còn gọi là cửa sổ cơ hội của trẻ là từ 01 – 6 tuổi. Các nghiên cứu khoa học về bộ não của trẻ đã chỉ ra: khi lọt lòng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh đã bằng 25% não người trưởng thành; 01 tuổi đạt 50%, 02 tuổi đạt 75%; 03 tuổi đạt 90% não người trưởng thành và 06 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc. Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, giúp trẻ phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. [3]

Trẻ được giáo dục kỹ năng sống đúng cách không chỉ được trang bị những kỹ năng sống cơ bản mà còn phát triển được những kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt, giúp tạo ra thành công cho trẻ trong cuộc đời. Xét cho cùng, mục tiêu của giáo dục trẻ em là chuẩn bị cho trẻ có được một hành trang kiến thức và kỹ năng tốt nhất để trẻ tự tin bước vào cuộc sống, tự tin đưa ra những quyết định của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà không phải lệ thuộc vào người khác.

1.2.2.Tại sao các chương trình truyền hình trở thành cơng cụ giáo dục kỹ năng sống hiệu quả đối với trẻ em.

1.2.2.1 Truyền hình phát tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh

Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con người bằng cả thính giác và thị giác – hai giác quan quan trọng nhất. Điều này có được bởi đặc trưng của truyền hình là truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh.

Việc giáo dục qua truyền hình ln được khán giả tiếp nhận rất nhanh chóng và hiệu quả bởi những ưu thế vốn có của loại hình này. Con người tiếp nhận tiếpnhận thơng tin qua thính giác chỉ đạt 11% lượng thơng tin được đưa ra, đạt 83% quathị giác và có thể đạt tới 94% nếu qua cả thính giác và thị giác.

Truyền hình truyền tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh, thông tin sẽ tácđộng đến khán giả qua thính giác và thị giác. Vì vậy, đưa một thơng điệp giáo dụcđến cơng chúng qua truyền hình, rõ ràng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với các loạihình báo chí khác.

Hình ảnh là đặc điểm thể hiện của truyền hình, thủ pháp để phát huy ưu thế của truyền hình. Trong truyền hình thì hình ảnh chủ yếu và đặc trưng là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp. Ngồi ra truyền hình cịn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mơ hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in. Hình ảnh giúp cho trẻ em dễ hiểu về vấn đề đang đề cập và tạo nên sự sinh động cho mỗi chương trình, giúp trẻ em hứng thú tiếp nhận thông tin.

Âm thanh là cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng của truyền hình. Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình. Nếu như hình ảnh tác động vào thị giác của con người thì âm thanh giúp thơng tin được truyền đi trọn vẹn hơn qua thính giác. Yếu tố âm thanh qua lời nói giúp trẻ có thêm kiến thức, thêm hiểu biết mà hình ảnh khơng thể diễn tả hết được.

Sự kết hợp hài hịa giữa hình ảnh và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng truyền tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú và giúp cho đối tượng công chúng là trẻ em dễ dàng tiếp thu.

1.2.2.2 Truyền hìnhgiáodục trực quan

Có thể nói với lợi thế bằng việc truyền tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh một cách sống động, chân thực và khách quan, truyền hình là một cơng cụ giáo dục trực quan vô cùng hiệu quả đối với trẻ em.

Nếu như báo mạng, báo in, báo phát thanh... còn tạo cho người xem, người nghe sự mơ hồ nhất định thì báo hình có thể làm cho người ta tin tưởng tuyệt đối và dễ dàng hình dung ngay sự việc thông qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động đựơc ghi lại từ hiện trường.Mặt khác đó là những hình ảnh được ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau của ống kính máy quay và màu sắc sinh động của hình ảnh cho cơng chúng là trẻ emsự hứng thú với chương trình. Điều này sẽ giúp các em nhớ lâu, và có hiểu biết sâu sắc về sự việc.

Ví dụ như khi giảng dạy về một bộ mơn khoa học, thay vì miêu tả về thế giới lồi hươu cao cổ để các em nhỏ tự hình dung, thì thơng qua truyền hình, các em được thấy hươu cao cổ qua những thước phim chân thực, sống động giàu cảm xúc và chính xác nhất về đặc điểm cũng như tập quán sinh sống của nó. Cách tiếp cận

những kiến thức mới thơng qua cơng cụ truyền hình giúp trẻ có được sự mới mẻ trong cách học và từ đó khơi gợi sự say mê tìm hiểu của các em.

Đặc biệt, với các em nhỏ, truyền hình là cơng cụ giáo dục trực quan quan trọng hơn tất cả các loại hình báo chí khác ở điểm, các em nhỏ chưa biết đọc, biết viết vẫn có thể tiếp nhận thơng tin, nội dung giáo dục kỹ năng sống một cách trọn vẹn thơng qua hình ảnh và âm thanh của chương trình.

1.2.2.3 Truyền hình được phát sóng với tần suất dày đặc

Kỹ năng được hình thành và rèn luyện thơng qua một q trình. Tục ngữ có câu“Mưa dầm thấm lâu” để nói về sự lặp đi lặp lại của một vấn đề sẽ giúp ta hiểudần và rõ hơn về nó.

Với giáo dục cũng vậy, nhất là giáo dục dành cho trẻ nhỏ thì việc nhắc đi nhắclại một vấn đề mấu chốt được coi là quan trọng nếu ta muốn trẻ ghi nhớ điều đó.

Nhất là đối với đối tượng cơng chúng là trẻ em thì giáo dục qua truyền hìnhlà một phương pháp vơ cùng hiệu quả. Trẻ em từ độ tuổi 01-12 là độ tuổi ln lncó sự tị mị về thế giới xung quanh, trí nhớ và nhận thức cũng trong giai đoạn hìnhthành và phát triển. Vì vậy những gì trẻ em học được, nhận biết được ở lứa tuổi nàycác em sẽ nhớ rất lâu.

Trong khi đó, truyền hình là phương tiện truyền thơng đại chúng được phát sóng với tần suất dày đặc. Hầu hết các chương trình dành cho trẻ em đều được phát sóng từ khung giờ 6h00 – 24h00 và có rất nhiều khung giờ phát lại tùy vào mỗi kênh truyền hình.

Các chương trình được sếp vào khung giờ phát lại thường là các chương trình phim hoạt hình và các chương trình có nội dung giáo dục kỹ năng sống. Điều này giúp các chương trình giáo dục kỹ năng sống mang lại hiệu quả cao trong việc tác động đến tư duy và hành động của trẻ.

Có những chương trình khi phát sóng trẻ bỏ lỡ hoặc chưa thể ghi nhớ hết, thì việc phát lại lần thứ hai sẽ giúp trẻ củng cố những kiến thức đã xem đồng thời ghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên kênh bibi của truyền hình cáp việt nam (Trang 27 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)