2.3.2 .Phân tích hồi quy
3.2. Giải pháp
3.2.2. Giải pháp liên quan đến hàng hóa sản phẩm
“Hàng hóa sản phẩm” là nhân tố có ảnh hưởng cao thứ hai đến quyết định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị Co.opmart Huế. Trong thời buổi kinh tế gia đình đã đảm bảo thì người tiêu dùng càng coi trọng đến vấn đề hàng hóa hơn. Hàng hóa với nguồn hàng ổn định, phong phú, được đầu tư trong khâu kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, chính là yếu tố vơ cùng quan trọng để khách hàng chuyển từ thói quen mua sắm ở các chợ truyền thống sang siêu thị. Vì vậy mà việc tập trung vào phát triển nguồn hàng và nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như khả năng cung ứng hàng hóa là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy khách hàng cá nhân tiếp tục mua sắm tại siêu thị Co.opmart Huế.
Trước tiên để có nguồn hàng lớn và đa dạng, siêu thị Co.opmart Huế cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp, đầu tư vào việc tìm kiếm thu mua, mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa có chất lượng, giúp siêu thị tạo được lợi thế cạnh tranh về nguồn hàng hóa phong phú, chất lượng và dồi dào.
Nâng cao chất lượng hàng hóa :
+ Có các chính sách để tăng cường mở rộng việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn, có uy tín, có thương hiệu mạnh trên thị trường để hàng hóa sản phẩm có chất lượng tốt. Khi sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng ổn định sẽ là một điểm cộng lớn cho siêu thị. Không những chiếm
được niềm tin mà còn mang đến cả sự hài lòng cho khách hàng, thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua sắm hàng hóa.
+Siêu thị cần xây dựng một hệ thống kiểm tra định kỳ chất lượng, thời hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm đang được bày bán và cả những sản phẩm hàng hóa trong kho. Tuyệt đối khơng để những sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng được bày bán trên kệ. Có biện pháp xử lý thích hợp đối với những mặt hàng gần hết hạn sử dụng.
+Đối với thực phẩm tươi sống: Đây là những sản phẩm cần có sự giám sát và bảo quản chặt chẽ hơn cả vì đây là những sản phẩm rất dễ bị hư hỏng khi không được bào quản đúng cách. Siêu thị nên có giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc, ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, chính xác để tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách hàng. Những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn cần có chính sách phù hợp về số lượng, tránh thiếu hụt không đủ đáp ứng nhu cầu khách hay dư thừa gây lãng phí. Giám sát chặt chẽ quy trình, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm đối với những sản phẩm nấu chín, những sản phẩm đã qua sơ chế.
Bên cạnh đó cần liên tục cập nhập những hàng hóa mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Quản lý hàng tồn kho hợp lý, hạn chế đến mức tối đa việc thiếu hụt hàng hóa. Cần có một cơ cấu hàng hóa hợp lý, vì trong thực tế sẽ có những hàng hóa có lượng tiêu thụ rất mạnh, ngược lại cũng sẽ có những hàng hóa ít được khách hàng mua sắm do đó, siêu thị nên xem xét xem những loại sản phẩm hàng hóa nào được ưu chuộng, ứng với những thời gian cụ thể trong năm, xây dựng kế hoạch thu mua hợp lý và hiệu quả.
Các trưởng ngành hàng, trưởng quầy cần phải thường xuyên giám sát trực tiếp các gian hàng để đảm bảo rằng hàng hóa khơng bị thiếu hụt trên kệ. Các nhân viên của các ngành hàng phải kiểm tra nhãn mác, bao bì của sản phẩm sau mỗi ngày kinh doanh xem có bị hư hỏng do quá trình tham quan mua sắm của khách hàng khơng và thực hiện nhiệm vụ bày trí lại các sản phẩm bị xáo trộn đúng với các quầy của nó để đảm bảo cho việc tìm kiếm của khách hàng.
Siêu thị nên có chế tài xử lý thích hợp đối với các nhà cung cấp hàng hóa khơng đúng thời gian và không đúng chủng loại.