Kiểm định Independent Sampl et Test

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị co opmart huế (Trang 72)

2.3.2 .Phân tích hồi quy

2.6. Kiểm định Independent Sampl et Test

H0: khơng có sự khác biêt về phương sai của 2 tổng thể nam và nữ H1: có sự khác biệt về phương sai của 2 tổng thể nam và nữ

Bảng 28: Kiểm định Independent Sample T-Test

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-tailed)

TT MH Equal variances assumed 1,756 0,187 0,012 148 0, 991 Equal variances not assumed 0,013 94,621 0,990

Trong kiểm định Independent Sample t Test:

Với mức ý nghĩa = 0,05, Sig. của kiểm định F = 0,187 > 0,05, suy ra chấp nhận giả thuyết Ho tức khơng có sự tương quan giữa 2 phương sai của tổng thể, từ đó sử dùng kết quả ở dòng Equal variances assumed, ta thấy Sig. (2-tailed) = 0,991>0,05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tiếp tục mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Huế giữa khách hàng nam và khách hàng nữ.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYẾT ĐỊNH TIẾP TỤC MUA HÀNG HÓA TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART HUẾ CỦA

KHÁCH HÀNG. 3.1. Định hướng phát triển của siêu thị Co.opmart Huế

Do sự phát triển không ngừng của ngành bán lẻ Việt Nam nói chung và tại thành phố Huế nói riêng, Siêu thị Co.opmart Huế đang phải cạnh tranh gay gắt với khá nhiều nhà bán lẻ cùng khu vực, có thể kể đến như Vincom, Big C, chuỗi siêu thị Mini Vinmart +...Chính vì vậy mà việc giữ chân khách hàng cũ, thúc đẩy ý định tiếp tục mua hàng của các khách hàng này, hay thu hút khác hàng mới đến với siêu thị là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Siêu thị Co.opmart Huế cần tìm ra những nhu cầu cũng như khắc phục những hạn chế, tồn tại mà siêu thị chưa đáp ứng được và thỏa mãn nhu cầu, tăng sự hài lòng, tăng ý định tiếp tục mua hàng của khách hàng.

Quá trình phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị là một cơ sở để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để thúc đẩy ý định tiếp tục mua hàng hóa của khách hàng, làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị đạt được hiệu quả tối ưu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tầm quan trọng của bốn yếu tố : Khuyến mãi, Hàng hóa sản phẩm, Bày trí, Giá cả đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng tại siêu thị Co.opmart Huế, do đó siêu thị cần phải duy trì, chú trọng đầu tư vào các yếu tố đó để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, thúc đẩy ý định tiếp tục mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Huế.

Bên cạnh đó siêu thị cũng nên quan tâm hơn nữa đến việc tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham gia mua sắm tại siêu thị, tăng cường các lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được. Để khách hàng thật sự cảm thấy được quan tâm, thấu hiểu, nhu cầu được đáp ứng một cách tốt nhất có như vậy khách hàng mới hài lịng, từ đó tăng ý định tiếp tục mua sắm tại siêu thị.

3.2. Giải pháp

Xuất phát từ định hướng phát triển siêu thị cũng như từ việc nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục mua sắm hàng hóa của khách hàng. Tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục mua hàng hóa tại siêu thị Co.opmart của khách hàng.

3.2.1. Giải pháp liên quan đến “Khuyến mãi”

Theo mơ hình nghiên cứu hồi quy, nhân tố “Khuyến mãi” là nhân tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đến ý định tiếp tục mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart của khách hàng (với hệ số Beta là 0,378). Thật vậy, các chương trình khuyến mãi ln tạo nên một sức hút lớn tới những người tiêu dùng, kích thích q trình mua sắm và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa siêu thị với khách hàng .

Hiện nay siêu thị Co.opmart Huế vẫn đang duy trì các chương trình khuyến mãi khác nhau. Có thể kể đến như chương trình khách hàng thân thiết, thành viên, thẻ Vip với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn cho khách hàng. Chương trình này đã thúc đẩy lượng người mua hàng ổn định và tạo ra nhiều lợi ích về mặt doanh thu. Với việc tích lũy được điểm số trong mua sắm, khách hàng nhận được chiết khấu thương mại hấp dẫn như cứ 100 điểm trong thẻ, khách hàng có thể trừ được 20.000 đồng, mức chiết khấu lên đến 2%...Đặc biệt trong các ngày lễ, tết siêu thị Co.opmart Huế có các chương trình tặng điểm thưởng giúp nâng cao tỷ lệ chiết khấu, tạo nhiều hứng khởi cho khách hàng. Với thành công này, siêu thị cần tiếp tục duy trì chương trình này và nâng cao lợi ích của khách hàng nhằm thu hút khách hàng tiếp tục mua sắm tại siêu thị. Tuy nhiên để nhận được điểm chiết khấu hoặc các sản phẩm tặng kèm, phiếu mua hàng khách hàng cần phải mang theo chứng minh và phải thực hiện một số các thủ tục phức tạp khác, không tránh khỏi cảm giác phiền hà cho khách hàng, do đó siêu thị nên phát triển các chương trình thẻ hiện đại hơn, rút ngắn thời gian làm các thủ tục nhận khuyến mãi để đảm bảo các khách hàng được hưởng các quyền lợi tốt nhất.

Bên cạnh đó siêu thị Co.opmart Huế cũng đang thực hiện những hoạt động khuyến mãi mua hàng hấp dẫn như, “giá tốt cuối tuần” đối với các mặt hàng tươi sống, ‘giá ưu đãi”, “giá đặc biệt” với các nhóm mặt hàng cịn lại. Tuy nhiên số lượng sản phẩm khuyến mãi vẫn chưa nhiều, mặt hàng khuyến mãi vẫn cịn chưa được đa dạng, vì vậy ban quản lý siêu thị cần đưa ra các chính sách khuyến mãi phù hợp hơn để tạo kích thích mua sắm.

Các chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà, sản phẩm đi kèm cũng là một trong những chương trình khuyến mãi được nhiều khách hàng quan tâm, do đó siêu thị cần chú trọng và thúc đẩy nhiều hơn nữa các chương trình này.

Siêu thị Co.opmart Huế nên có những biện pháp để cũng cấp thơng tin về các chương trình khuyến mãi cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn

bằng cách xây dựng hệ thống thơng tin có thể cập nhật và đưa thông tin đến khách hàng thông qua tin nhắn, điện thoại, mạng xã hội, để có được nguồn cung cấp thơng tin đa dạng, nhiều chiều chứ không nên chỉ chú trọng vào việc phát cẩm nang mua sắm.

Cần phải có những nghiên cứu về thị trường, khách hàng trước và sau khi thực hiện các chương trình khuyến mãi để biết được hiệu quả của các chương trình những nhược điểm và ưu điềm cần khắc phục và phát huy ở những chương trình tiếp theo.

Bên cạnh đó siêu thị cần tăng cường nhiều thể lệ chương trình khuyến mãi, nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau để tránh sự nhàm chán cho khách hàng.

Tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn để tri ân khách hàng.

Cho khách hàng dùng thử hàng mẫu miễn phí để giúp khách hàng có thể tiếp xúc với sản phẩm mới nhanh nhất.

3.2.2. Giải pháp liên quan đến “Hàng hóa sản phẩm”

“Hàng hóa sản phẩm” là nhân tố có ảnh hưởng cao thứ hai đến quyết định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị Co.opmart Huế. Trong thời buổi kinh tế gia đình đã đảm bảo thì người tiêu dùng càng coi trọng đến vấn đề hàng hóa hơn. Hàng hóa với nguồn hàng ổn định, phong phú, được đầu tư trong khâu kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, chính là yếu tố vơ cùng quan trọng để khách hàng chuyển từ thói quen mua sắm ở các chợ truyền thống sang siêu thị. Vì vậy mà việc tập trung vào phát triển nguồn hàng và nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như khả năng cung ứng hàng hóa là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy khách hàng cá nhân tiếp tục mua sắm tại siêu thị Co.opmart Huế.

Trước tiên để có nguồn hàng lớn và đa dạng, siêu thị Co.opmart Huế cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp, đầu tư vào việc tìm kiếm thu mua, mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa có chất lượng, giúp siêu thị tạo được lợi thế cạnh tranh về nguồn hàng hóa phong phú, chất lượng và dồi dào.

Nâng cao chất lượng hàng hóa :

+ Có các chính sách để tăng cường mở rộng việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn, có uy tín, có thương hiệu mạnh trên thị trường để hàng hóa sản phẩm có chất lượng tốt. Khi sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng ổn định sẽ là một điểm cộng lớn cho siêu thị. Khơng những chiếm

được niềm tin mà cịn mang đến cả sự hài lòng cho khách hàng, thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua sắm hàng hóa.

+Siêu thị cần xây dựng một hệ thống kiểm tra định kỳ chất lượng, thời hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm đang được bày bán và cả những sản phẩm hàng hóa trong kho. Tuyệt đối không để những sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng được bày bán trên kệ. Có biện pháp xử lý thích hợp đối với những mặt hàng gần hết hạn sử dụng.

+Đối với thực phẩm tươi sống: Đây là những sản phẩm cần có sự giám sát và bảo quản chặt chẽ hơn cả vì đây là những sản phẩm rất dễ bị hư hỏng khi không được bào quản đúng cách. Siêu thị nên có giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc, ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, chính xác để tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách hàng. Những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn cần có chính sách phù hợp về số lượng, tránh thiếu hụt không đủ đáp ứng nhu cầu khách hay dư thừa gây lãng phí. Giám sát chặt chẽ quy trình, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm đối với những sản phẩm nấu chín, những sản phẩm đã qua sơ chế.

Bên cạnh đó cần liên tục cập nhập những hàng hóa mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Quản lý hàng tồn kho hợp lý, hạn chế đến mức tối đa việc thiếu hụt hàng hóa. Cần có một cơ cấu hàng hóa hợp lý, vì trong thực tế sẽ có những hàng hóa có lượng tiêu thụ rất mạnh, ngược lại cũng sẽ có những hàng hóa ít được khách hàng mua sắm do đó, siêu thị nên xem xét xem những loại sản phẩm hàng hóa nào được ưu chuộng, ứng với những thời gian cụ thể trong năm, xây dựng kế hoạch thu mua hợp lý và hiệu quả.

Các trưởng ngành hàng, trưởng quầy cần phải thường xuyên giám sát trực tiếp các gian hàng để đảm bảo rằng hàng hóa khơng bị thiếu hụt trên kệ. Các nhân viên của các ngành hàng phải kiểm tra nhãn mác, bao bì của sản phẩm sau mỗi ngày kinh doanh xem có bị hư hỏng do quá trình tham quan mua sắm của khách hàng không và thực hiện nhiệm vụ bày trí lại các sản phẩm bị xáo trộn đúng với các quầy của nó để đảm bảo cho việc tìm kiếm của khách hàng.

Siêu thị nên có chế tài xử lý thích hợp đối với các nhà cung cấp hàng hóa khơng đúng thời gian và khơng đúng chủng loại.

3.2.3. Giải pháp liên quan đến “Bày trí”

Ngồi hai yếu tố “Khuyến mãi” và “Hàng hóa sản phẩm” thì “Bày trí” cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị.

Các yếu tố về bày trí như “hàng hóa sản phẩm tại siêu thị được trưng bày đẹp mắt”, “cách thức trưng bày, sắp xếp theo quầy kệ, gian hàng chủng loại sản phẩm thuận lợi cho việc tìm kiếm”, “quầy thực phẩm, khu vui chơi giải trí cho trẻ em trình bày đẹp mắt và đảm bảo vệ sinh”, “hàng hóa tại siêu thị được trang trí, trưng bày theo mùa, các sự kiện”, và “chương trình đặc biệt kích thích tiêu dùng khách hàng”, đều được khách hàng đánh giá ở mức độ đồng ý. Ngày nay siêu thị khơng chỉ là nơi mua sắm mà cịn là nơi để vui chơi, giải trí, khi khơng gian trong siêu thị được trưng bày một cách hợp lý, đẹp mắt sẽ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho khách hàng. Vì vậy siêu thị nên tiếp tục duy trì tạo nên khơng gian mua sắm mà khách hàng cảm thấy hài lịng nhất để kích thích khách hàng tiếp tục mua sắm hàng hóa tại siêu thị.

Siêu thị nên bố trí khơng gian rộng rãi, lối đi cần được mở rộng hơn nữa tạo cảm giác thơng thống, đảm bảo cho việc di chuyển của khách hàng và xe đẩy hàng hóa, giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian hơn. Số lượng các giỏ đựng hàng và các xe đẩy hàng phải đảm bảo cung cấp đủ cho khách hàng đặc biệt là trong những ngày lễ tết, khi mà lượng khách hàng đi siêu thị rất đông, nhu cầu sử dụng nhiều.

Tăng cường phân loại, sắp xếp hàng hóa liên quan bổ sung cho nhau liền kề, siêu thị nên phân chia hàng hóa rõ ràng theo giới tính đặc biệt là những hàng hóa về hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội đầu, sữa rửa mặt để khách hàng dễ tìm kiếm và tiết kiệm được thời gian.

Các thông tin về khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng, tặng kèm quà tặng có điều kiện cần phải được ghi đầy đủ trên quầy, kệ để tránh gây hiểu nhầm về thông tin cho khách hàng. Các sản phẩm khuyến mãi cần được trưng bày ở những nơi nổi bật, dễ quan sát, dễ gây được sự chú ý cho khách hàng.

3.2.4. Giải pháp liên quan đến “Giá cả”

Siêu thị cần phải thay đổi chính sách giá theo thời gian và chủng loại hàng hóa. Định giá dựa vào cạnh tranh cho các mặt hàng chế biến đảm bảo giá thấp hoặc ngang bằng với đối thủ cạnh tranh hoặc các chợ truyền thống để có thể thu hút được khách hàng.

Siêu thị nên đàm phán với các nhà cung cấp hàng hóa để hưởng mức giá ưu đãi có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, siêu thị và nhà cung cấp. Co.opmart Huế có mạng lưới và quy mơ lớn là đầu ra của nhiều nà cung cấp các sản phẩm sỉ, đây cung là lợi thế trong hoạt động đàm phán, thương lượng giá mua hàng đầu vào của siêu thị,

Co.opmart Huế có thể mua hàng và phân phối đến tay gười tiêu dùng với mức giá cạnh tranh tốt trên thị trường.

Giá cả nên được niêm yết rõ ràng, cụ thể giúp khách hàng có cái nhìn thuận lợi và dễ dàng trong việc so sánh giá giữa các mặt hàng với nhau.

Những mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của Co.op khơng chỉ có chất lượng tốt mà cịn có giá thành rẻ hơn các sản phẩm cùng loại do đó việc phát triển những mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của Co.opmart cũng là một biện pháp hiệu quả trong cạnh tranh về giá của doanh nghiệp.

3.2.5. Các giải pháp khác

Trong mơ hình hồi quy, mặc dù nhóm nhân tố “Dịch vụ khách hàng” bị loại khỏi mơ hình do có giá trị Sig. = 0,412 >0,05 nhưng vì lượng mẫu điều tra cịn nhỏ ( 150 mẫu) nên kết quả điều tra có thể chưa thật sự chuẩn xác. Mặc dù khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng trên thực tế, dịch vụ khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng.

Ngày nay khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua sắm, vì vậy cần phải làm cho khách hàng hài lòng trong mọi giai đoạn từ trước khi mua đến sau khi mua. Phải làm cho những giá trị khách hàng nhận lại không đơn thuần về giá trị sử dụng của của sản phẩm mà còn về cả giá trị tinh thần mà dịch vụ khách hàng mang lại. Có như vậy mới có thể làm tăng ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng. Để làm được điều đó, siêu thị cần chú trọng hơn đến yếu tố dịch vụ khách hàng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị co opmart huế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)