Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần que hàn điện việt đức (Trang 40 - 49)

5. Bố cục khoá luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Cơng ty cổ phần Que hàn điện Việt

2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

a. Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản để doanh nghiệp đưa ra quyết định thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thơng qua việc đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản. Và các chủ đầu tư đưa ra các quyết định thích hợp (có đầu tư hay khơng) thơng qua việc nhận định rủi ro, đánh giá lợi nhuận. Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của Cơng ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức trên giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tài sản của cơng ty.

33

Bảng 2. 1 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng Cơ Cấu Tài Sản

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỷ trọng (%) Chênh lệch

Tiền Tiền Tiền Năm

2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020 (1) (2) (3) [(2)-(1)]/(1) [(3)-(2)/(2)] A. TS Ngắn Hạn 77,881 91,992 99,156 62.82% 69.93% 71.92% 18.12% 7.79%

I. Tiền & các khoản

tương đương tiền 16,481 19,532 23,486 13.29% 14.85% 17.03% 18.51% 20.24%

II. Các khoản phải thu

ngắn hạn 28,849 32,150 33,547 23.27% 24.44% 24.33% 11.44% 4.35% 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 35,932 35,625 36,947 28.98% 27.08% 26.80% -0.85% 3.71% 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 501 3,277 3,030 0.40% 2.49% 2.20% 554.09% -7.54% 3. Phải thu ngắn hạn khác 414 360 398 0.33% 0.27% 0.29% -13.04% 10.56%

34 4. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi (*) -7,998 -7,112 -6,828 -6.45% -5.41% -4.95% -11.08% -3.99% III. Hàng tồn kho 32,294 40,054 42,044 26.05% 30.45% 30.49% 24.03% 4.97% IV. Tài sản ngắn hạn khác 257 257 79 0.21% 0.20% 0.06% 0.00% -69.26% B. TS Dài Hạn 46,101 39,550 38,722 37.18% 30.07% 28.08% -14.21% -2.09% I. Tài sản cố định 42,459 36,088 29,303 34.25% 27.43% 21.25% -15.01% -18.80% 1. Tài sản cố định hữu hình 42,459 36,088 29,303 34.25% 27.43% 21.25% -15.01% -18.80% - Nguyên giá 127,044 128,061 128,683 102.47% 97.35% 93.33% 0.80% 0.49%

- Giá trị hao mòn lũy

kế (*) -84,585 -91,973 -99,380 -68.22% -69.92% -72.08% 8.73% 8.05%

II. Tài sản dở dang

dài hạn - - 6,049 - - 4.39% - -

III. Tài sản dài hạn

khác 3,641 3,462 3,370 2.94% 2.63% 2.44% -4.92% -2.66%

1. Chi phí trả trước

dài hạn 3,641 3,462 3,370 2.94% 2.63% 2.44% -4.92% -2.66%

TỔNG TÀI SẢN 123,982 131,542 137,879 100.00% 100.00% 100.00% 6.10% 4.82%

35

Biểu đồ 2. 1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn giai đoạn 2019 - 2021

Từ bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 rút ra một số nhận định như sau:

* Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng

Trong năm 2019 tài sản ngắn hạn có giá trị 77,881 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62.82% trên tổng tài sản. Đến năm 2020, tài sản ngắn hạn có giá trị 91,992 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2019 đó là 69.93% trên tổng tài sản. Và tài sản ngắn hạn năm 2021 là 99,156 triệu đồng có tỷ trọng 71.92% trên tổng tài sản. Như vậy, danh mục tài sản ngắn hạn có sự thay đổi đi lên theo chiều tăng trong 3 năm cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể như sau:

Năm 2019 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị 16,481 triệu đồng và chỉ chiếm tỷ trọng 13.29% trong tổng tài sản, điều này cho thấy tính linh hoạt của khả năng thanh tốn nhanh của doanh nghiệp ở mức khá. Năm 2020 khoản này có giá trị 19,532 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14.85% trong tổng tài sản. Về mặt giá trị và tỷ trọng trên tổng tài sản đều tăng nhưng không nhiều cho thấy khả năng thanh tốn nhanh và tính chủ động của doanh nghiệp. Viwelco vẫn đang giữ được thế chủ động trong việc tài chính của mình. Năm 2021 tiền và

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

36

các khoản tương đương tiền này vẫn có sự tăng nhẹ với giá trị là 23,486 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 17.03% trong tổng tài sản.

Trong tổng tài sản ngắn hạn chúng ta có thể thấy năm 2020 và năm 2021 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các khoản mục khác. Cụ thể, năm 2019 hàng tồn kho là 32,294 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26.05% trong tổng tài sản. Năm 2020 khoản mục này là 40,054 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30.45%, tăng 24.03% so với năm 2019. Và đến năm 2021, hàng tồn kho là 42,044 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30.49%, tiếp tục tăng 4.97% so với năm 2020. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn như vậy vì đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất và buôn bán các mặt hàng, một mặt khác nữa để lý giải cho việc có tồn kho đó là phần nguyên vật liệu chưa kịp sản xuất.

Như vậy, so sánh cho thấy năm 2019, 2020 và năm 2021 lượng hàng tồn kho có sự thay đổi, đặc biệt là năm 2020 lượng hàng tồn kho tăng mạnh do ảnh hưởng từ bệnh dịch, nhu cầu mua tiêu thụ hàng hoá từ các đơn hàng kỳ hạn giảm hay đơn hàng đại lý cũng suy yếu, và do dự đoán biến động giá thép tăng nên công ty tập trung vào dự trữ thép.

* Tài sản dài hạn có xu hướng giảm nhẹ

Do đặc thù về loại hình kinh doanh là sản xuất và bn bán các mặt hàng về vật liệu hàn nên tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng giá trị tài sản dài hạn. Cụ thể, năm 2019 tài sản cố định là 42,459 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34.25% trong tổng tài sản. Năm 2020 khoản mục này là 36,088 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27.43%, giảm 15.01% so với năm 2019. Và đến năm 2021, tài sản cố định là 29,303 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21.25%, tiếp tục giảm 18.80% so với năm 2020. Tài sản cố định tuy chiếm tỷ trọng lớn là do cơng ty đầu tư vào máy móc, thiết bị.

Qua phân tích có thể thấy cơ cấu tài sản có biến động nhưng chưa rõ nét, các hạng mục chỉ tăng giảm không nhiều. Tỷ trọng tài sản dài hạn khơng có biến

37

động lớn và chỉ chiếm hơn 30% tỷ trọng trên tổng tài sản, cùng với đó là tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn với gần 70% tỷ trọng trên tổng tài sản. Góp phần tăng cho tài sản ngắn hạn có khoản mục hàng tồn kho và các khoản tiền. Với các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp và đặc thù kinh doanh thì như vậy là hợp lý.

b, Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cũng như cơ cấu tài sản thì cơ cấu nguồn vốn cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng, sức khỏe của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp đưa ra quyết định thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thơng qua việc đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu nguồn vốn. Để chủ nợ (ngân hàng…) đưa ra các quyết định thích hợp (cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu là hợp lý) thơng qua việc đánh giá sử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả hay khơng. Và các nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay khơng. Qua bảng trên thì dưới đây là phân tích cụ thể hơn về cơ cấu nguồn vốn, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.

38

Bảng 2. 2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: triệu đồng

BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỷ trọng (%) Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020

A. NỢ PHẢI TRẢ 46,214 35,803 42,540 37.27% 27.22% 30.85% -22.53% 18.82%

I. Nợ ngắn hạn 46,214 35,803 42,540 37.27% 27.22% 30.85% -22.53% 18.82%

1. Phải trả người bán

ngắn hạn 16,545 8,344 3,841 13.34% 6.34% 2.79% -49.57% -53.97%

2. Người mua trả tiền

trước ngắn hạn 96 876 1,009 0.08% 0.67% 0.73% 812.50% 15.18%

3. Thuế & các khoản

phải nộp Nhà nước 2,505 1,966 1,341 2.02% 1.49% 0.97% -21.52% -31.79%

4. Phải trả người lao

động 3,603 4,461 4,561 2.91% 3.39% 3.31% 23.81% 2.24%

5. Phải trả ngắn hạn

khác 10,269 12,295 13,217 8.28% 9.35% 9.59% 19.73% 7.50%

6. Vay và nợ thuê tài

chính ngắn hạn 13,104 7,844 18,347 10.57% 5.96% 13.31% -40.14% 133.90%

39 phúc lợi II. Nợ dài hạn - - - - - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 77,768 95,739 95,338 62.73% 72.78% 69.15% 23.11% -0.42% I. Vốn chủ sở hữu 77,768 95,739 95,338 62.73% 72.78% 69.15% 23.11% -0.42% 1. Vốn góp của chủ sở hữu 55,247 55,247 55,247 44.56% 42.00% 40.07% 0% 0% 2. Thặng dư vốn cổ phần 684 684 684 0.55% 0.52% 0.50% 0% 0%

3. Quỹ đầu tư phát

triển 5,525 5,525 5,525 4.46% 4.20% 4.01% 0% 0%

4. LN sau thuế chưa

phân phối 16,312 34,283 33,883 13.16% 26.06% 24.57% 110.17% -1.17%

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 123,982 131,542 137,879 100.00% 100.00% 100.00% 6.10% 4.82%

40

Biểu đồ 2. 2 Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2019 - 2021

* Nợ phải trả có giảm có tăng

Nợ phải trả biến động trong 3 năm như sau: Năm 2020 so với năm 2019 giảm 22.53%, năm 2021 lại chuyển về con số tăng với 18.82%. Trong năm 2020, nợ ngắn hạn giảm đi, tỷ trọng giảm là 22.53% trong đó chủ yếu giảm do phải trả người bán giảm nhiều, giảm 49.57% so với năm 2019. Cùng với đó là thuế cũng giảm 21.52%, có thể thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra vốn tốt đi vay ít nên phải trả người bán giảm dần.

Năm 2021, tỷ trọng nợ phải trả tăng mạnh từ con số âm sang dương 133.9% so với năm 2020. Nguyên nhân dẫn đến tăng mạnh như vậy là do khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh. Bởi vì năm 2020 và năm 2021 cơng ty dự trữ nguyên liệu, đặc biệt là thép và hoá chất nhập khẩu. Do tình hình dịch bệnh kinh tế khó khăn cơng ty đã phải đi vay ngắn hạn.

* Vốn chủ sở hữu

Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn năm 2019 là 77,768 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62.73% trong tổng tài sản, năm 2020 giá trị vốn chủ sở hữu

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

41

là 95,739 triệu đồng có tỷ trọng là 72.78%. Vốn chủ sử hữu tăng là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Đến năm 2021 vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhưng ít cả về giá trị và tỷ trọng, nguyên nhân vì do tỷ trọng nợ phải trả tăng lên.

Kết luận: Cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn biến động, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Cũng chính điều đó đã làm nên một Viwelco thăng tiến khi tự chủ được mặt tài chính của mình. Từ đó, kinh doanh sản xuất ổn định và sẽ ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần que hàn điện việt đức (Trang 40 - 49)