Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần que hàn điện

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần que hàn điện việt đức (Trang 75 - 86)

CHƢƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần que hàn điện

Việt Đức đến năm 2030

Từ những phân tích chương II, dưới đây đưa ra một số các tiêu chí giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho Viwelco:

a, Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Thứ nhất, (a) tăng cường quản lý. Công ty cần tiến hành công tác kiểm kê, phân loại tài sản cố định theo tiêu chí tài sản đang sử dụng, khơng cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn từ đó có định hướng phát triển rõ ràng hơn. (b) Viwelco nên xây dựng quy chế quản lý một cách hợp lý hơn nữa, nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình quản lý các tài sản của công ty. Việc lập và ban hành quy chế quản lý mới phải đi kèm với hoạt động thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện, chấp hành quy chế quản lý tài sản. (c) Tăng cường sửa chữa, nâng cấp tài sản đi kèm đầu tư đúng, đủ hướng. Đầu tiên, cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, tránh tình trạng tài sản hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm tăng chi phí sử dụng. Làm tốt cơng tác mua sắm, đầu tư kết hợp với việc tăng cường quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp tài sản có ý nghĩa nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

Thứ hai, công ty cần tăng cường quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Viwelco. Vì vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu là hết sức cần thiết, nó khơng chỉ là lượng đủ mà còn dự trữ cho sản xuất ở một khoảng thời gian sau đó. Lượng hàng tồn liên quan đến nhiều chi phí như: chi phí bốc xếp, chi phí hao hụt, chi phí bảo quản,

68

chi phí do giảm giá trị hàng hóa trong q trình dự trữ…Chính vì vậy, quản lý hàng tồn kho là một vấn đề quan trọng. Từ phân tích chương II, có thể thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối và có xu hướng tăng, việc giảm lượng hàng tồn kho sẽ giúp tăng vòng quay tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn nói chung và hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung.

Để quản lý hàng tồn kho một cách tối ưu, cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp như sau: (1) Tiến hành thu hồi công nợ từ các hợp đồng cho đúng kì hạn tránh để nợ xấu nhằm thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Từ đó giảm lượng hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển, làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. (2) Theo dõi thường xuyên sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đặc biệt là thép, để đưa ra các dự báo kịp thời về biến động của thị trường. Trên cơ sở đó xác định lượng tồn kho phù hợp cho từng loại nguyên vật liệu, cung ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và cho cả các đối tác của công ty, tránh trường hợp bị thiếu hụt hay dư thừa gây lãng phí, tổn thất trực tiếp vào tài chính cơng ty. (3) Theo dõi và thường xuyên cập nhật tiến độ sản xuất kinh doanh để có thể lên kế hoạch mua nguyên vật liệu đúng số lượng và dự trữ thêm cho phần sản xuất sau, đảm bảo khi giá thép tăng cao nhưng vẫn có nguyên vật liệu cho sản xuất. (4) Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn có tăng giảm khơng đều qua 3 năm phân tích, có lượng tồn kho đang ở mức lớn. Viwelco cần đẩy mạnh việc đầu ra cho các sản phẩm, đó là nâng cao danh sách khách hàng và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới. (5) Cải tiến mẫu sản phẩm, đa dạng loại hàng hoá..sẽ giúp kinh doanh tốt hơn.

b, Giải pháp giúp kiểm sốt chi phí

Thứ nhất, công ty đã và đang làm tốt công tác về chi phí. Nhưng vẫn cần quan tâm tới khoản mục này bởi chi phí cũng là điều cốt lõi của cơng ty. Việc phân loại chi phí theo các cách khác nhau để dễ dàng quản lý. Ví dụ như phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động gồm: Các chi phí biến đổi và chi phí

69

cố định. Để xem xét việc thay đổi của chi phí sẽ có ảnh hưởng gì, khi mức độ hoạt động thay đổi. Từ đó, các cấp quản trị được cung cấp thơng tin thích hợp nhằm lập dự tốn và kiểm sốt chi phí một cách hiệu quả. Bởi đối với các nhà quản lý, để kiểm sốt được chi phí phát sinh, điều quan trọng là phải nắm bắt được các loại chi phí tồn tại trong doanh nghiệp của mình, đặc biệt là phải nhận diện được chi phí nào có thể giảm được và chi phí nào khơng thể giảm được.

Thứ hai, chi phí giá vốn đang chiếm phần lớn trên doanh thu, nó khiến lợi nhuận bị thấp. Cơng ty cần cập nhật tìm kiếm các đầu vào khác có uy tín nhưng giá thành vật liệu ổn định hơn hoặc đàm phán kí kết hợp đồng thời hạn về giá cả nguyên vật liệu với các đối tác nguyên vật liệu cũ. Hiện nay, các doanh nghiệp phát triển rất nhiều nên có rất nhiều các nhà cung cấp tốt giá cả phải chăng. Khi mà giá vốn giảm, chi phí khơng đổi thì doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận cũng tăng, hiệu quả tài chính tốt hơn.

Thứ ba, cần xây dựng và áp dụng các mơ hình quản trị (kế tốn, kinh doanh…) phù hợp, có hiệu quả; Tổng hợp lại hệ thống thơng tin công ty dựa trên cái đã có và phát triển những mặt tích cực về quản trị với mục đích hạn chế tối đa các rủi ro cho công ty.

Về phần kế toán phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, dự toán để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành cũng như ra các quyết định kinh doanh. Mặc dù, thơng tin được cung cấp bởi hệ thống kế tốn là một trong những thông tin quan trọng cho nhà quản lý. Tuy nhiên, để những thơng tin này trở nên hữu ích trong việc đưa ra những quyết định quản lý, quyết định kinh doanh mang tính quyết định trong giảm thiểu rủi ro thì bộ phận kế tốn của cơng ty cần phải tiến hành phân tích rõ hơn về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh thơng qua các chỉ tiêu và tỷ suất tài chính. Việc phân tích khơng chỉ dừng lại ở so sánh các chỉ tiêu, tỷ suất qua các kỳ mà còn phải so sánh với các chỉ tiêu, tỷ suất đó của các cơng ty

70

cùng ngành, cùng thời kỳ, thời điểm; phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu tính được và đưa ra những những vấn đề mà nhà quản lý cần phải lưu ý như một khoản chi phí nào đó tăng đột biến, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, hay sự phát sinh chi phí bất thường.

Thứ tư, kiểm sốt chi phí sản xuất sẽ khơng có hiệu quả nếu bộ phận kế tốn của cơng ty khơng thực hiện việc so sánh giữa chi phí và giá thành sản xuất thực tế với chi phí và giá thành sản xuất dự tốn. Vậy, cơng ty cần tăng cường phân tích và đánh giá các chênh lệch đó nhằm phát hiện các chênh lệch, phân tích và tìm hiểu ngun nhân, từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh hoặc xử lý kịp thời.

Tóm lại, kiểm sốt chi phí là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí sẽ giúp cho nhà quản lý đề ra các giải pháp phù hợp để kiểm sốt chi phí, từ đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

c, Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời

Hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp thu được khả năng sinh lợi cao. Một số giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh lời của công ty:

Thứ nhất, khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản. Với hạng mục tài sản ngắn hạn tăng giúp giảm nỗi lo thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, giải pháp về vòng quay vốn chủ sở hữu. Là nâng cao khả năng tạo ra lợi nhuận từ 1 đồng vốn, áp dụng nghiên cứu phát triển ngành hàng, sản phẩm sản xuất sao cho đủ các yếu tố khi đối tác sử dụng vật liệu của công ty sẽ cho ra mối hàn đẹp, ít bắn toé gỉ hàn, không loang màu trên vật liệu hàn… nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì chỉ khi sản phẩm tốt đáp ứng được yêu cầu từ thị

71

trường, vậy lượng hàng hố bán ra sẽ lớn thì khơng chỉ có vịng quay vốn chủ sở hữu tăng, mà các chỉ số khác cũng tăng theo.

Thứ ba, sử dụng các đòn bẩy về tài chính như tăng tỷ suất lợi nhuận nhờ việc tăng giá bán hoặc tăng sản lượng sản phẩm bán ra, công ty khơng đi vay vốn mà có thể tự điều động vốn cá nhân tự tài trợ cho công ty, tăng chiến dịch quảng cáo (nhiều người biết đến sản phẩm sẽ tăng khả năng bán hàng kéo theo tăng doanh thu, lợi nhuận)…

d, Một số giải pháp khác

Thứ nhất: Viwelco cần đẩy mạnh nghiên cứu, giám sát các quy trình sản xuất để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh khơng bị trì trệ và máy móc hoạt động ổn định. Tránh hỏng hóc máy dẫn đến ảnh hưởng độ tiếp theo trong quy trình.

Thứ hai: Tăng trưởng doanh thu có tăng nhưng tăng do cắt giảm được một số chi phí. Bên cạnh giảm chi phí thì doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp như đẩy mạnh việc bán hàng, tạo quan hệ khách hàng thân thiết…để tăng doanh thu và có lợi nhuận tốt hơn. Ngồi ra, có thể áp dụng các mơ hình phát triển kinh tế từ đó phát triển, mở rộng kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, khơng phải sản phẩm que hàn nào đưa vào kinh doanh cũng phát triển tốt bởi yếu tố cốt lõi, nhất là doanh nghiệp phải nghiên cứu ra được công thức riêng cho ra sản phẩm chất lượng.

Thứ ba: Viwelco là một doanh nghiệp lâu năm trong nghề, có thể cơng ty có những lối mịn kinh doanh theo thị trường cũ, vì vậy cần cập nhật thị trường với tần suất thường xuyên (có thể là cập nhật theo 1 tháng, 1 quý, hay nửa năm…) sau đó đưa ra những kế hoạch kinh doanh mới kịp thời phù hợp với thay đổi thị trường để cải thiện, nâng cao mức ROE giúp công ty nâng cao khả năng sử dụng nguồn vốn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của công ty trên thị trường ngày một rộng rãi hơn nữa. Công ty cần lập kế hoạch tăng hiệu suất sử

72

dụng tài sản, giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết để mang lại nhiều lợi nhận cho công ty.

Thứ tư: Rà soát, tinh giản bộ máy, thiết lập hệ thống quản trị, kiểm sốt nội bộ có hiệu quả. Đối với các vị trí đã có máy móc thay thế nên xem xét để tinh giản bộ máy vận hàng giúp giảm thiểu chi phí. Tiếp là kiên quyết phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, tình trạng móc ngoặc, hình thành “lợi ích nhóm”, “sân sau”, “chuộc lợi cá nhân” gây tổn thất cho công ty. Đảm bảo mặt pháp luật nhà nước. Lãnh đạo công ty cần quan tâm, chỉ đạo, thường xuyên đánh giá quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống kiểm suát quản trị.

Thứ năm, mặt khác để duy trì cũng như tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp cần ý thức được về việc tiếp cận thêm những công nghệ mới từ thế giới, đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng xu hướng phát triển của thị trường, tích cực ứng dụng cơng nghệ cao vào quy trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động trong lĩnh vực vật liệu hàn, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ vào máy móc thiết bị cũng như phù hợp với bối cảnh phát triển thực tế là một điều vô cùng quan trọng. Thật vậy, khi mà các hãng và các dòng sản phẩm về máy hàn ngày một tân tiến nếu như vật liệu khơng thay đổi thì sẽ khơng còn sử dụng được nữa và bị thay thế bởi một vật liệu khác. Thời nay các mối hàn có yêu cầu đẹp, nhanh, lại cịn tiện dụng, an tồn... Để không bị lạc hậu so với các công ty cùng ngành và nâng cao năng suất cơng việc, cơng ty có thể thực hiện các biện pháp: (1) Tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc cơng nghệ cao, tăng năng suất làm việc, giảm các chi phí nhân cơng. (2) Tổ chức các buổi hội thảo về trao đổi ý kiến cùng nhau phát triển trong ngành, để áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh cho cấp quản lý cùng tồn thể nhân viên trong cơng ty. Các nhân viên mới chính là những người được tiếp xúc, làm việc hàng ngày nên việc mở hội thảo và trao đổi ý kiến cùng nhân viên là hết sức cần thiết. Cùng với đó là các hội thảo

73

lớn để trao đổi các kiến thức từ các ban lãnh đạo, các nhà quản trị của các cơng ty khác (có thể cùng ngành hay các ngành phụ trợ nhau); cơ hội gặp gỡ, giao lưu để mở rộng hay hợp tác phát triển cũng nằm ở các hội thảo như này.

Thứ sáu, bên cạnh các giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuận hay tăng vốn thì cơng ty cũng cần áp dụng dịch vụ trước bán hàng và sau bán hàng thật tốt, ln đem lại lợi ích cho khách hàng và cho chính cơng ty. Đáp ứng nhanh các u cầu khi khách hàng cần. Lập quy trình bài bản về đào tạo nhân viên, để làm việc nhanh đúng đủ có hiệu quả cao.

Thứ bảy, thái độ của toàn bộ nhân viên khi làm việc giữa các bộ phận với nhau, hay thái độ làm việc với khách hàng cũng là vấn đề được quan tâm. Ví dụ, khi bộ phận đầu vào nguyên vật liệu thép hay hoá chất sản xuất của cơng ty cố tình gây khó khăn, áp lực cho bộ phận sản xuất sản phẩm hoặc là bộ phận kinh doanh điều đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến doanh thu của cơng ty. Bởi vì, khi xảy ra xung đột giữa các bộ phận, phòng ban như vậy sẽ bị trì trệ quá trình sản xuất sản phẩm và khơng có sản xuất dẫn đến khơng có sản phẩm cuối và khơng có sản phẩm thì các bộ phận kinh doanh khơng có hàng bán. Thật vậy, chỉ một tranh chấp nhỏ cũng có thể dẫn đến tổn thất lớn trong kinh doanh. Chính vì điều đó, Cơng ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức cần mở cố định thường xuyên các buổi đào tạo tình đồn kết, hợp tác cũng như gặp gỡ giữa các bộ phận, phịng ban. Để nhân viên được chia sẻ các khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc, tháo gỡ thắc mắc giúp công việc thuận lợi, cả tập thể nhân viên và công ty cùng nhau phát triển.

74

TIỂU KẾT CHƢƠNG III

Ở chương III, đã đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức. Những giải pháp được đưa ra qua những phân tích và đánh giá từ chương II. Điểm mạnh và hạn chế đã được rút ra từ đó có thể dễ dàng nhận thấy cơng ty đang có những gì cần phát huy và điểm gì cần khắc phục. Có những điểm yếu cần khắc phục như quản lý chưa tốt; trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu cần nâng cấp, cải tiến; vẫn tồn tại các chi phí khơng thực sự cần thiết; chất lượng sản phẩm chưa thực sự tối ưu với thị trường…Từ đó, đưa ra được giải pháp để khắc phục như tìm hiểu thị trường và nâng cao sản phẩm phù hợp với cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng, nâng cao máy móc và quản lý, vận hành máy móc…nhằm nâng cao hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần que hàn điện việt đức (Trang 75 - 86)