TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA

Một phần của tài liệu Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại việt nam (Trang 26 - 29)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC

2.2. TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ƣu thế của Vận tải đa phƣơng thức, vào trƣớc những năm 90 của thế kỷ XX một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận Việt Nam cũng đã bƣớc đầu áp dụng phƣơng pháp này vào trong thực tế hoạt động kinh doanh của mình nhƣ Vietfracht, Vietrans, Vosa, Gemartrans...

Khởi đầu là Vietfracht (tiền thân là Tổng công ty vận tải ngoại thƣơng đƣợc thành lập năm 1963 nay là Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu) vào năm 1982 đã tiến hành tổ chức chuyên chở một lô hàng xuất khẩu từ TP Hồ Chí

Minh đi Paris (Pháp) bằng việc phối hợp nhiều phƣơng thức chuyên chở khác nhau theo các chặng:

Sài Gòn – Biển Đen (chở bằng tàu biển của hãng Interlighter) Biển Đen – Regenburg (chở bằng tàu kéo, xà lan)

Regenburg – Paris (chở bằng tàu hoả)

Sau chuyến hàng đầu tiên trên, phƣơng pháp vận tải này đã bị gián đoạn do luồng hàng không ổn định, giá thuê phƣơng tiện vận tải thuỷ ở các nƣớc châu Âu khá cao, các khâu thủ tục có liên quan chƣa đƣợc liên hồn. Đến tận năm 1987-1988, cơng ty Vietfracht tiếp tục triển khai một hợp đồng vận tải đa phƣơng thức để chuyên chở hàng nhựa nhập khẩu từ Singapore về Savanakhet của Lào theo các chặng: Singapore - Đà Nẵng (chở bằng tàu biển)

Đà Nẵng – Savanakhet (chở bằng ôtô)

Trong vài năm tiếp theo, cơng ty Vietfracht cịn thực hiện một số hợp đồng vận tải đa phƣơng thức trên các tuyến đƣờng chuyên chở hàng hoá đến các tỉnh phía Nam Trung Quốc bằng đƣờng biển và đƣờng bộ. Song hiện nay Vietfracht khơng cịn tự đứng ra tổ chức chun chở hàng hoá bằng VTĐPT nữa mà chuyển sang làm đại lý cho các hãng nƣớc ngoài trong việc kinh doanh dịch vụ này.

Vietrans (Công ty giao nhận kho vận ngoại thƣơng, thành lập năm 1970) cũng là một công ty tham gia vào tổ chức vận tải đa phƣơng thức theo sơ đồ: biển - ôtô - hàng không. Năm 1992, công ty chuyên chở hàng xuất khẩu từ Hải Phòng đi Budpet chuyển tải ở Ilychevsk. Nhƣng cũng giống nhƣ nhiều doanh nghiệp khác, Vietrans chủ yếu làm đại lý cho các hãng vận tải đa phƣơng thức của nƣớc ngoài, đảm nhiệm một số khâu: giao nhận ở cảng, ở sân bay và chuyển giao cho chủ hàng ở điểm nhận, sử dụng vận đơn, chứng từ vận tải đa phƣơng thức của các hãng đó để tiến hành gom hàng và chở hàng tới các cảng trung gian...

Công ty Transimex (thành lập năm 1983) cũng làm đại lý cho các hãng vận tải đa phƣơng thức của nƣớc ngoài, thay mặt cho các hãng đó làm các dịch vụ giao nhận hàng hoá từ cảng vào sâu trong nội địa, lƣu kho bãi, thu gom hàng, nghiên cứu thị trƣờng...Cịn cơng ty Viconship (Tổng công ty cổ phần container Việt Nam, hoạt động từ năm 1985) lại làm đại lý cho các hãng nƣớc ngoài trên các tuyến vận chuyển container thuộc lãnh thổ Việt Nam, môi giới hải quan, khai thác cảng biển, khai thác kho bãi...

Trong số các doanh nghiệp hoạt động vận tải đa phƣơng thức của Việt Nam cịn có Cơng ty vận tải đa phƣơng thức 7 (100% vốn Nhà nƣớc) tự đứng ra cung cấp dịch vụ VTĐPT, ngoài ra là các hãng Vosa (Đại lý hàng hải Việt Nam), Gemartrans (liên doanh Việt Nam với Pháp)...là đại lý của các hãng liên doanh, các hãng vận tải nƣớc ngoài hoặc thực hiện vận chuyển container qua các tuyến quá cảnh tới các nƣớc láng giềng nhƣ Singapore, Malaysia...

Nhƣ vậy, có thể thấy trong hơn chục năm qua nhiều doanh nghiệp vận tải của Việt Nam thời gian đầu đều tự tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng vận tải đa phƣơng thức thì đến nay hầu nhƣ lại chuyển sang làm đại lý cho các hãng vận tải nƣớc ngoài (nhƣ APM Maeryesk, APL, TNT,..), thực hiện một vài cung đoạn trong vận chuyển nội địa. Việc vận chuyển hàng hoá XNK chủ yêú do các hãng vận tải giao nhận nƣớc ngoài đảm nhiệm, theo thống kê có đến 90% lƣợng hàng hố XNK đặc biệt là hàng NK của Việt Nam đƣợc vận chuyển theo hình thức: MTO nƣớc ngoài ký hợp đồng vận tải với chủ hàng nƣớc ngồi rồi vận chuyển tới cảng Việt Nam, sau đó các đại lý của họ là các công ty vận tải và giao nhận của Việt Nam sau khi làm thủ tục hải quan và thủ tục giao nhận hàng hố tại cảng biển thì tiếp tục chun chở vào sâu đất liền để giao cho ngƣời nhận hàng, hoặc vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để chở tiếp đến các nƣớc láng giềng...Riêng đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá chỉ trong phạm vi nội địa bằng VTĐPT thì hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp vận tải nào thực hiện do nhu cầu chƣa cao, hàng hoá chủ yếu đƣợc chuyên chở

từ điểm gửi hàng tới điểm nhận hàng trong nƣớc bằng phƣơng thức vận tải đơn mà nhiều nhất là ô tơ, đƣờng thuỷ nội địa (do điều kiện địa hình của nƣớc ta là nhiều sông, rạch, nhiều cung đƣờng bộ ngắn nối các vùng với nhau), tính riêng năm 2004 vận tải đƣờng bộ đáp ứng hơn 68% nhu cầu vận chuyển hàng hoá liên tỉnh, vận tải ven biển là 9%, vận tải thuỷ nội địa là 20%, đƣờng sắt là 3% ,

vận tải hàng không là 0.03% (8).

Một phần của tài liệu Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)