NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA

Một phần của tài liệu Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại việt nam (Trang 43 - 47)

II. CÁC NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH

2.2.NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA

Nam.

Vận tải đa phƣơng thức đã xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1980 của thế kỷ XX thông qua hoạt động nhỏ lẻ của một số doanh nghiệp vận tải Việt Nam, nhƣng phải đến những năm gần đây Chính phủ mới chính thức cho ban hành khung pháp luật điều chỉnh hoạt động Vận tải đa phƣơng thức, tạo môi trƣờng pháp lý cho hoạt động này diễn ra một cách có tổ chức, khuôn khổ, thống nhất và từ đó có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam. Hiện nay điều chỉnh hoạt động VTĐPT bao gồm các văn bản pháp luật sau đây:

2.2.1. Nguồn luật điều chỉnh trực tiếp.

Tại Việt Nam, hoạt động Vận tải đa phƣơng thức đƣợc quy định trực tiếp bởi hai nguồn luật là: Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 và Nghị định 125/2003/NĐ-CP ban hành năm 2003.

* Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 đƣợc ban hành vào ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Bộ luật này ra đời thay thế cho Bộ luật Hàng hải năm 1990, với nhiều sửa đổi bổ sung cho hợp với tình hình mới, và một trong những điểm mới đó chính là điều khoản quy định về VTĐPT thay thế cho các quy định trong Bộ luật Hàng hải năm 1990 về “Vận tải kết hợp”.

- Bộ luật Hàng hải 2005 bao gồm 4 Điều khoản về Vận tải đa phƣơng thức (từ Điều 119 đến Điều 122), 2 Điều khoản khác (Điều 78, Điều 79) tuy quy định về ngƣời vận tải biển nhƣng vẫn đƣợc áp dụng đối với ngƣời kinh doanh Vận tải đa phƣơng thức:

+ Điều 78: Miễn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển: đề cập đến các trƣờng hợp mà theo đó ngƣời vận tải sẽ khơng phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất của hàng hoá kể cả với việc chậm giao hàng.

+ Điều 79: Giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển: quy định về mức bồi thƣờng cao nhất mà ngƣời vận tải phải chịu trong các trƣờng hợp: chậm trả hàng, hàng hoá bị tổn thất nhƣng đã đƣợc kê khai giá trị trƣớc khi gửi hàng và hàng hố bị tổn thất nhƣng khơng đƣợc kê khai giá trị trƣớc khi gửi.

+ Điều 119: Hợp đồng Vận tải đa phƣơng thức: đƣa ra các khái niệm về Hợp đồng VTĐPT, Ngƣời kinh doanh VTĐPT, Ngƣời gửi hàng và Chứng từ VTĐPT.

+ Điều 120: Trách nhiệm của ngƣời kinh doanh VTĐPT

+ Điều 121: Giới hạn trách nhiệm của ngƣời kinh doanh VTĐPT trong 2 trƣờng hợp: xác định đƣợc địa điểm xảy ra mất mát, hƣ hỏng của hàng hố và khơng thể xác định đƣợc địa điểm hàng hoá đã bị tổn thất.

+ Điều 122: Quy định chi tiết về VTĐPT.

* Nghị định 125/2003/NĐ-CP.

- Nghị định 125/2003/NĐ - CP đƣợc Chính phủ ban hành vào ngày 29/10/2003, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Đây là Nghị định đầu tiên có quy định trực tiếp về Vận tải đa phƣơng thức, ra đời trƣớc các quy định trong Bộ luật Hàng hải 2005. Nghị định 125/2003 đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở chính là Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT; nhƣng còn bổ sung thêm một số yêu cầu liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và các quy định về trách nhiệm của ngƣời nhận hàng.

- Nghị định 125/2003 có tất cả 8 chƣơng 32 điều:

+ Chƣơng I: Quy định chung, gồm 4 điều (Điều 1 – 4) đề cập tới: phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng; giải thích từ ngữ nhƣ “VTĐPT quốc tế”, “Hợp đồng VTĐPT”...; thủ tục Hải quan; quản lý Nhà nƣớc về VTĐPT.

+ Chƣơng II: Điều kiện kinh doanh Vận tải đa phƣơng thức, gồm 4 điều (Điều 5 – 8) quy định: điều kiện kinh doanh VTĐPT; điều kiện cấp Giấy phép; thủ tục cấp Giấy phép và thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp hoạt động VTĐPT.

+ Chƣơng III: Chứng từ Vận tải đa phƣơng thức quốc tế, gồm 6 điều (Điều 9 – 14) với nội dung về: phát hành chứng từ VTĐPT; các dạng chứng từ; chuyển nhƣợng chứng từ; nội dung chứng từ; hiệu lực của chứng từ và bảo lƣu chứng từ VTĐPT.

+ Chƣơng IV: Trách nhiệm của ngƣời kinh doanh Vận tải đa phƣơng thức, gồm 8 điều (Điều 15 – 22), điều chỉnh về: thời hạn trách nhiệm của ngƣời VTĐPT; trách nhiệm đối với ngƣời làm công , đại lý hoặc ngƣời vận chuyển; trách nhiệm giao trả hàng; trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hƣ hỏng hoặc giao trả hàng chậm; thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hoá bị coi là mất; miễn trừ trách nhiệm; cách tính tiền bồi thƣờng và giới hạn trách nhiệm của ngƣời kinh doanh VTĐPT.

+ Chƣơng V: Trách nhiệm của ngƣời gửi hàng, gồm 2 điều (Điều 23 – 24), quy định: trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa và trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá.

+ Chƣơng VI: Trách nhiệm của ngƣời nhận hàng, gồm 2 điều (Điều 25 – 26), đề cập đến trách nhiệm nhận hàng và thanh tốn cƣớc phí.

+ Chƣơng VII: Khiếu nại, khởi kiện, gồm 4 điều (Điều 27 – 30) quy định về phạm vi và thời hạn khiếu nại, khởi kiện.

+ Chƣơng VIII: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 31 – 32) về hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

Để hƣớng dẫn thi hành Nghị định 125/2003/NĐ-CP về Vận tải đa phƣơng thức quốc tế, ngày 23/06/2004 Bộ Giao thông vận tải đã cho ban hành Thông tƣ số 10/2004/TT-BGTVT, trong đó có làm rõ một số quy định trong

Nghị định 125/2003 chủ yếu liên quan đến điều kiện và thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh VTĐPT ở Việt Nam.

2.2.2. Một số nguồn luật liên quan

Không chỉ bao gồm nguồn luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động Vận tải đa phƣơng thức, môi trƣờng pháp lý của hoạt động này còn bao gồm các nguồn luật tuy không đề cập trực tiếp đến VTĐPT nhƣng cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của nó. Trong phạm vi có hạn, khố luận chỉ đề cập đến một số nguồn luật liên quan có ảnh hƣởng khá rõ nét đến hoạt động VTĐPT tại Việt Nam :

- Luật Đầu tƣ chung 2005 số 59/2005/QH11 đƣợc ban hành ngày 29/11/2005 thay thế cho Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc năm 1998, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 2000, nhằm tạo cơ sở pháp lý chung cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, tạo thuận lợi và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

- Luật Doanh nghiệp thống nhất 2005 số 60/2005/QH11 đƣợc Quốc hội phê duyệt vào 29/11/2005 và có hiệu lực từ 1/2006, Luật thiết lập một khung pháp lý chung thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, quy định thơng thống hơn về các ngành nghề kinh doanh.

- Luật Cạnh tranh 2004 số 27/2004/QH11 đƣợc Quốc hội thơng qua vào 14/12/2004, có hiệu lực từ 7/2005, cơng nhận quyền cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp và nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật Hải quan 2005 bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Hải quan 2001 số 42/2005/QH11 ban hành 14/06/2005 đã thay đổi ƣu tiên của hoạt động hải quan từ kiểm soát sang tạo điều kiện cho thƣơng mại và đƣa chế độ hải quan Việt Nam trở nên thống nhất với thông lệ quốc tế. Tham gia quy định thủ tục hải quan đối với hàng chuyên chở bằng VTĐPT quốc tế cịn có Thơng tƣ 125/2004/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 24/12/2005.

- Luật Giao thông đƣờng bộ 26/2001/QH10 ban hành ngày 12/07/2001 và một số nghị định, quyết định liên quan.

- Luật Đƣờng sắt 35/2005/QH11 đƣợc thơng qua vào ngày 27/06/2005, có hiệu lực từ 1/2006.

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 66/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006, có hiệu lực từ 1/2007.

- Luật Giao thông đƣờng thuỷ nội địa 23/2004/QH11 ban hành ngày 24/06/2004, có hiệu lực từ 1/2005.

Một phần của tài liệu Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại việt nam (Trang 43 - 47)