Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Một phần của tài liệu nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 67 - 77)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Theo đề sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009 – 2016 của sở NN&PTNT TP Hà Nội mục tiêu của đề án đã đề ra là đến năm 2015 đạt 5.000- 5500 ha RAT.

Căn cứ mục tiêu dề ra, hang năm sở NN&PTNT HN đã giao chi cục BVTV phối hợp với các địa phương ra soát, định vị các vùng sản xuất RAT tập chung để quản lý, giám xát và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, diện tích RAT tăng dần qua các năm. Đến năm 2012 đã đạt được 3.800 ha RAT (chủ yếu vùng chuyên rau), phân bố ở 93 xã trọng điểm rau, được cấp giấy chứng nhận sản xuất RAT. Năm 2013 đã định vị và sẽ mở rộng được 4.500 ha RAT, phân bố ở 166 xã để tiếp tục quản lý, chỉ đạo (Tăng 700 ha so với năm 2012).

Với lộ trình và kết quả chỉ đạo hiện nay, phấn đấu đến 2015 sẽ hoàn thành mục tiêu đề án RAT đã đề ra. Để có kết quả như hiện nay Hà Nội đã thực hiện các việc như sau:

(1) Lập quy hoạch các vùng sản xuất RAT

Đã tham mưu với UBNN TP ban hành quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 28 tháng 1 năm 2010 về việc “phê duyệt định hướng quy hoạch sản xuất RAT trên địa bàn thành phố HN đến năm 2020”, cụ thể như sau:

1. Định hướng đến năm 2015: diện tích sản xuất RAT TP là 13.930,6 ha, tróng các vùng sản xuất rau tập chung là 151 vùng với tổng diện tích là 6.602 ha (trung bình 43,7 ha/vùng )

2. Định hướng đến năm 2020: diện tích sản xuất RAT TP là 16.276,7 ha, trong đó các vung sản xuất rau tập chung là 151 vùng với tổng diện tích là 6.647,7 ha (trung bình 44,0ha/vùng)

Đến năm 2012 sau khi có quy hoạch sản xuất cơng nghiệp, sở NN&PTNT đã phói hợp với các quận, huyện, thị xã rà sốt lại các vùng sản xuất RAT hiện có, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch RAT. Cụ thể:

1. Đinh hướng đến năm 2016: diện tích sản xuất rau tồn TP là 14.565,5 ha. 2. Định hướng đến năm 2020: diện tích sản xuất rau tồn TP là 17.554,9 ha. (đã trình UBND TP tại tờ trình số 183/TTR-SNN-BVTV ngày 09 tháng 10 năm 2012)

(2) Xây dựng các vùng sản xuất RAT tập trung gắn với sơ chế và chỉ đạo, giám sát sản xuất RAT.

• Hướng dẫn lập dự án đầu tư xây dựng vùng RAT tập chung

Đã giao các vùng chuyên môn và chi cục BVTV phối hợp chặt chẽ với các vùng liên quan hướng dẫn, tư vấn các địa phương xây dựng các dự án vùng RAT tập trung theo đề đã được phê duyệt.

Kết quả: đến tháng 3 năm 2013, các địa phương đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.080,9 ha trong đó:

Có 9/31 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư và đang thi công, một số dự án đã thi công xong và đang đư vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), Thụy Hương (Trương Mỹ), …

Có 18/31 dự án đã được TP chấp thuận cho phép chuẩn bị đàu tư (trong đó có 01 dự án tại xã Võ Xuyên, huyện Phúc Thọ đã được UBND TP chấp thuận chủ trương cho phép nghiên cứu, nâng cấp thành dự án điểm của ngành).

Còn 4/31 dự án đang ở bước 1: xin chủ trương đầu tư. • Cơng tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất RAT

Căn cư kết quả ra sốt, thống nhất diện tích RAT ở các địa phương, sở NN&PTNN đã giao chi cục BVTV, trung tâm khuyến nơng phối hợp với phịng kinh tế các quận, huyện cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát nông dân sản xuất RAT ( mỗi cán bộ chỉ đạo phụ trách 20-30 ha, được hưởng phụ cấp và xăng xe 1 triệu đồng/người/tháng).

Sản lượng RAT đạt khoảng 295.000 tấn/năm (tương đương 800 tấn/ngày). Bên cạnh chỉ đạo RAT trên diện rộng, sơ NN&PTNT đã chỉ đạo chi cục BVTV phối hợp với các địa phương quản lý, chỉ đạo 3 vùng sản xuất RAT tập trung có diện tích lớn theo dự án đã được phê duyệt gồm: xã Văn Đức - Gia Lâm (250 ha): xã Duyên Hà – Thanh Trì (57 ha), và Thanh Đa – Phúc Thọ (50 ha). Các vùng này được tổ chức quản lý khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ RAT, sản phẩm RAT đã có thương hiệu riêng cho từng vùng và đang đưa ra tiệu thụ trên thị trường thuận lợi.

Hướng dẫn, giám sát,cấp giấy chứng nhận 12 vùng sản xuất RAT theo VietGAP với tổng diện tích 125 ha; sản lượng RAT theo VietGAP đạt 8.200 tấn/năm (tương đương 22,5 tấn/ngày ).

(3) Dự kiến phát triển rau an toàn theo VietGAP năm 2013 sẽ phát triển diện tích RAT theo VietGAP lên trên 150 ha.

Duy trì 13 nhóm sản xuất rau hữu cơ (Chủ yếu ở Xã Thanh Xn-Huyện Sóc Sơn) với diện tích 12 ha; sản lượng rau hữu cơ đạt khoảng 500 tấn/năm (tương đương 1,3-1,4 tấn/ngày).

Năm 2013 sẽ phát triển diện tích rau hữu cơ lên 14-15 ha.

Tại các vùng sản xuất RAT nên trên, nông dân được đào tạo, huấn luyện về sản xuất RAT thong qua nhiều hình thức như lớp huấn luyện IPM (kéo dài 01 vụ sản xuất ), lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao về sản xuất RAT, lớp đào tạo sản xuất RAT theo VietGAP (cho các vùng VietGAP)…

Đã triển khai thực hiện hàng trăm điểm thử nghiệm và chuyển giao TBKT có hiệu quả vào sản xuất RAT cho nông dân như: làm rào chắn bọ nhảy trên rau cải, đặt bẫy pheromone phòng trừ sâu hại rau, sử dụng bả protein để phòng trừ ruồi hại trên rau ăn quả, xử lý tàn dư cây trồng bằng chế phẩm sinh học Emina… Các thử nghiệm đều đạt kết quả tốt, được nông dân đánh giá cao và đang được tuyên truyền nhân rộng ở các vùng sản xuất RAT nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại trên rau.

(4) Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển các cơ sở cơ chế RAT

Các địa phương đã xây dựng 04 cơ sở sơ chế RAT gắn với vùng RAT tập trung có cơng suất lớn từ 2-5 tấn/ngày, trong đó có 01 cơ sở tại Xã Văn Đức-Gia Lâm do công ty Hương cảnh đầu tư; 03 cơ sơ cơ chế xây dựng theo dự án tại các xã Yên Mỹ, Duyên Hà –Thanh Trì, Thanh Đa-Phúc Thọ (các dự án RAT khác đều có hạng mục nhà sơ chế).

Ngồi ra trên địa bàn thành phố hiện có 26 cơ sở cơ chế nhỏ của các HTX, doanh nghiệp đang hoạt động (đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ chế RAT ), công suất TB từ 200-1.000kg/cơ sở/ngày.

(5) Phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT.

Sau khi được UBND Thành phố giao quản lý cả sản xuất và tiêu thụ RAT tại quyết định số 5975/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT Thành phố Hà Nội giai đoạn

2009-2015”, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo chi cục BVTV phối hợp với các doanh nghiệp, các HTX dịch vụ NN, các cá nhân phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT.

(6) Chợ đầu mối bán rau thông thường

Hiện tại rau, củ, quả trên địa bàn thành phố chủ yếu thông qua 3 chợ đầu mối bán bn chính là :

Chợ đầu mối phía Nam –Khu đơ thị đền Lừ-Phường Hồng Văn Thụ-Quận Hoàng Mai cung cấp khoảng 160-180 tấn/ngày, trong đó khối lượng hàng hóa sản xuất tại Hà Nội khoảng 80-95 tấn/ngày (50-55%).

Chợ Long Biên-Phường Phúc Xá-quận Ba Đình cung cấp khoảng 45 tấn/ngày, trong đó khối lượng hàng hóa sản xuất nội địa khoảng 15 tấn/ngày (chiếm 33%).

Chợ Đồng Xa – phường Mai Dịch-quận Cầu Giấy cung cấp khoảng 180-200 tấn/ngày, trong đó khối lượng hàng hóa do Hà Nội tự sản xuất khoảng 75 tấn/ngày (chiếm 37,5-42%)

(7) Tăng cường mở cửa hàng, điểm bán RAT

Hiện tại, tồn thành phố có 58 cửa hàng, điểm bán RAT được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT, sản lượng tiêu thụ TB từ 50- 120kg/cửa hàng/ngày (các cửa hàng này được hỗ trợ người bán hàng hoặc thuê cửa hàng 2 triệu đồng/cửa hàng/tháng).

Có 35 siêu thị đang tiêu thụ RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 80- 200kg/siêu thị/ngày

(8) Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX tham gia sản xuất, tiêu thụ RAT

Để kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy đầu ra cho RAT, chi cục BVTV đã phối hợp với công ty VietXan xây dựng và vận hành “Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an tồn “ thực hiện các hoạt động chính sau:

Hỗ trợ các đơn vị quảng bá, tiếp thị bán hàng, xây dựng thương thiệu, giao dịch với khách hàng( năm 2012 đã giới thiệu, quảng bá 25 cơ sở sản xuất RAT trên sàn;năm 2013 sẽ tăng lên 50 cơ sở).

Kết nối các cở sở sản xuất RAT với các nhóm tiêu thụ như: các nhà bán bn, siêu thị,nhà hàng, khách sạn,…

Tư vấn, hướng dẫn, giới thiệu các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT tại các vùng RAT tập trung.

Giới thiệu các nhà đầu tư với các đơn vị sản xuất RAT để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư.

Phát triển các điểm phân phối RAT tại khu dân cư, cơ quan ,đơn vị nhằm giảm chi phí ở khâu trung gian,hạ giá thành sản phẩm RAT tới tay người tiêu dùng (Mỗi điểm phân phối RAT có khoảng 50 hộ dân, địa điểm tiếp nhận RAT được đặt cố định có gắn biển hiệu, bảng giá RAT của các HTX,…Nhóm trưởng sẽ kết nối với các HTX sản xuất RAT để lựa chọn đặt hàng thông qua sàn. Mỗi tuần đưa rau từ 2-4 lần theo đơn đặt hàng của từng điểm).

Kết quả đến nay đã định vị được 300 điểm; trong đó đã chính thức vận hành được 50 điểm phân phổi RAT tại khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xn, Hà Đơng, Đống Đa, Hồng Kiếm, Ba Đình,… Mức tiêu thụ rau trung bình 100-150 kg rau/điểm/tuần, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Với hình thức tiêu thụ qua điểm phân phối RAT như trên sẽ khắc phục được những tồn tại ,hạn chế trong khâu tiêu thụ RAT như: Chủ động khớp nối cung - cầu hợp lý giữa người sản xuất - người tiêu dung; Giảm giá thành RAT (giá RAT tương đương giá rau bán lẻ trong chợ) do giảm chi phí thuê cửa hàng, thuê người bán hàng, giảm thiểu lượng rau ế thừa đổ đi cuối ngày; Chất lượng RAT được đảm bảo theo quy định ( thông qua quản lý, giám sát của cán bộ kỹ thuật chi cục BVTV được phân công chỉ đạo ở các vùng rau và được gián tem nhận diện RAT).

Ngồi ra cịn có 15 doanh nghiệp đang tham gia sản xuất, kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố như: công ty Đông Nam Á , công ty Phát triển Nơng Nghiệp đơ thị, cơng ty Bình minh, cơng ty Hà An, cơng ty An Việt, công ty Việt Liên, cơng ty Hương cảnh …sản lượng tiêu thụ trung bình 500-700kg/doanh nghiệp/ngày, ngày cao 2.000-3.000kg/ngày.

Có 25 HTX sản xuất và tiêu thụ RAT với sản lượng tiêu thụ trung bình 200-300kg/HTX/ngày, ngày cao 800-1.000kg/ngày.

(9) Cơng tác quản lý chất lượng RAT

* Tham mưu ban hành các văn bản quản lý sản xuất ,tiêu thụ RAT:

Đã tham mưu UBND Thành phố ban hành “Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội “ (tại quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009).

Đã ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất RAT cho 30 loại rau chính để hướng dẫn nơng dân thực hiện.

* Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT:

Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho 154 cơ sở thuộc 93 xã, phường ở 22 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 3.800 ha.

Đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT cho 30 cơ sở có hoạt động sơ chế RAT trên địa bàn.

* Công tác thanh kiểm tra sản xuất, sơ chế và tiêu thụ RAT:

Hang năm tổ chức hàng trăm lượt kiểm tra chuyên ngành, liên ngành ở các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; kết hợp lấy mẫu rau phân tích để kiểm tra chất lượng (từ năm 2010- 2012 đã lấy 1.697 mẫu, phát hiện 74/1.697 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng chiếm 4,4%. Đã gửi văn bản đến các cơ sở có mẫu rau vượt ngưỡng để nhắc nhở, cảnh cáo và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định .

Ngồi kiểm tra rau sản xuất ở Hà Nội cịn tiến hành kiểm tra nguồn rau từ các tỉnh đưa về tại các các chợ đầu mối ban đêm, kết hợp lấy mẫu rau phân tích chất lượng. Đã thơng tin với các tỉnh để tăng cường quản lý sản xuất rau đưa về Hà Nội.

Đã đưa vào hoạt động trạm phân tich và chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng Hà Nội, hiện đang hồn thiện thủ tục xin chứng nhận Villas phịng thí nghiệm đạt chuẩn ISO-17025 để phục vụ công tác quản lý chất lượng RAT

* Gắn nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT Hà Nội

Để truy xuất nguồn gốc và từng bước quản lý chặt chẽ sản phẩm RAT, năm 2011 sở NN&PTNT đã ký thỏa thuận hợp tác với Cục quản lý chất lượng NLS&TS triển khai chương trình thí điểm kiểm sốt RAT theo chuỗi từ cơ sở sản xuất đến nơi tiêu thụ; giao chi cục BVTV đã thực hiện thí điểm gắn nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT Hà Nội xã Văn Đức-Gia Lâm với diện tích 250 ha. Sản phẩm RAT sau khi gắn nhãn được đưa đi tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh khác, được người tiêu dùng đánh giá cao. Năm 2012 tiếp tục nhân rộng gắn nhãn nhận diện RAT ra các vùng RAT tập trung khác như: Duyên Hà - Thanh Trì (50 ha); Thanh Đa - Phúc Thọ (50 ha); Tráng Việt - Mê Linh (50 ha)…

Để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, lựa chọn sản phẩm RAT; bên cạnh việc gắn nhãn nhận diện cho RAT bán buôn, từ tháng 9/2012 cơ sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo chi cục BVTV phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai dán tem nhận diện “RAU AN TOÀN HÀ NỘI” cho sản phẩm RAT bán lẻ ở các cửa hàng, siêu thị, chợ,…trước mắt đã lựa chọn 29 cơ sở sản xuất RAT để thí điểm dán tem nhận diện “RAU AN TỒN HÀ NỘI “ (gồm:10 doanh nghiệp, 10 HTX sản xuất, kinh doanh RAT có sơ chế và 9 xã dán tem đến hộ nông dân bán lẻ, số lượng 12-30 hộ/xã). Mỗi cơ sở được cấp 01 mã số đóng lên tem nhận diện để phục vụ tra cứu và quản lý nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT do địa phương sản xuất. Hệ thống mã số này được đưa lên sàn giao

dịch cùng với số điện thoại của các cơ sở sản xuất để người tiêu dùng có thể tra cứu, kiểm sốt nguồn gốc RAT.

Các cơ sở dán tem nhận diện thường xuyên được kiểm tra ,kiểm soát chặt chẽ. Kế hạch năm 2013 sẽ mở rộng dán tem nhận diện RAT cho các cơ sở sản xuất RAT đủ điều kiện theo nhu cầu và đăng ký của các địa phương.

* Công tác vệ sinh đồng ruộng

Để hạn chế vỏ bao bì giống, phân, thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng ruộng, sở NNN&PTNT đã giao chi cục BVTV lắp đặt các thùng chứa vỏ bao bì ở các vùng RAT trọng điểm (đến nay đã lắp đặt 2.100 thùng ở 27 vùng sản xuất RAT).

Đã tuyên truyền, hướng dẫn nông dân để bỏ bao bì vào thùng chứa sau khi sử dụng, thu gom 13.800 kg vỏ bao bì thuốc BVTV đưa đi tiêu hủy theo đúng quy định về môi trường.

Đã thử nghiệm, hướng dẫn nông dân xử lý tàn dư cây trồng trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học Emina (sản phẩm của viện sinh học nông nghiệp – trường ĐHNN Hà Nội) tại các vùng RAT tập trung Văn Đức ,Thanh Đa,Duyên Hà,…Kết quả sau 15-20 ngày tàn phân hủy 95-100%, sử dụng làm phân bón rau. Kết quả thử nghiệm được nông dân đánh giá cao và đang tích cực triểm khai xử lý trên diện rộng.

(10) Công tác tuyên truyền thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ RAT.

Thành phố Hà Nội đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về

Một phần của tài liệu nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w