Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng VietGAP của nông dân trồng rau Hà nộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 77 - 80)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng VietGAP của nông dân trồng rau Hà nộ

dân trồng rau Hà nội

Với nền sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện nay và trên cả nước nói chung thì người nơng dân là những đối tượng rất dễ bị tổn thương nhất, họ đang phải chịu rất nhiều những tác động kể cả tác nhân chủ quan lẫn khách quan đều có thể quyết định đến thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của họ. Có thể chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến tếp nhận và áp dụng VietGAP của người sản xuất rau:

Yếu tố môi trường và điều kiện thời tiết thời tiết, đối với người nơng dân hiện nay do trình độ khoa học kỹ thuật cịn chưa phát triển nên việc sản xuất của các bà con phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, những năm thời tiết thay đổi như năng quá, mưa nhiều hay rét quá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, có năm người nơng dân trắng tay vì những điều kiện thời tiết

Chính sách hoạch định của cơ quan quản lý nhà nước. Việc định hướng và chính sách phát triển của các cơ quan quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến người nơng dân như vẫn thường nói chính sách định hưởng của nhà nước “ni con gì, trồng cây gì”, hiện nay vai trị của nhà nước vẫn chưa thực sự đóng vai trị là người dẫn đường chỉ lối cho cho người nơng dân hay nếu có định hướng thì cung khơng phát triển bền vững định hướng trồng cây gì nhưng chưa có yếu tố đầu ra, người nông dân làm ra không biết bán đi đâu họ bị thương lái ép giá nhà nước chưa có chính sách bảo vệ người dân. Hầu hết người nơng dân đang tự mình

xoay sở do vậy nên họ thường chạy theo xu thế thấy cây gì có hiệu quả bán được giá thì họ lập tức ồ ạt triển khai trồng theo dẫn đến dư thừa trên thị trường, hay trong thời gian gần đây vẫn thường nói đến việc nơng dân được mùa thì lại mất giá như vụ đông xuân năm 2012 tại xã Văn Đức rau bắp cải giá bán quá rẻ không đủ chi phí để thu hoạch nên bà con chặt bắp cải vứt ra đầu bờ ruộng. Bởi vậy chính sách của nhà nước và các cơ quan quản lý cần phải có định hướng để phát triển bền vững để người nông dân yên tâm sản xuất.

Cơ sở vật chất hạ tầng: Nhìn chung với ngành nơng nghiệp của Hà Nội và cả nước hiện nay về cơ sở hạ tầng ruộng đồng và dụng cụ lao động còn rất thiếu thốn và lạc hậu, người nông dân chủ yếu làm thủ công nên hiệu quả trong sản xuất thấp dẫn đến ngày công lao động không cao. Nguyên nhân trên bởi nhiều lý do nhưng điều đầu tiên có thể thấy là do tình trạng ruộng đồng manh mún, giao thơng nội đồng chưa phát triển nên rất khó để đưa dụng cụ máy móc hiện đại vào thay sức lao động của con người.

Giống, phân bón, thuốc BVTV: Trước thực trạng các yếu tố đầu vào cho bà con sản xuất có nhiều bất cập. Một là người nơng dân phại chịu những chi phí quá lớn cho các khâu trung gian bao gồm cả đầu vào như giá cả, chất lượng của giống, phân bón và thuốc BVTV như hiện nay. Việc bà con nông dân bị các đại lý các đơn vị cung cấp đẩy giá các mặt hàng nói trên lên quá cao điều này sẽ làm cho giá thành chi phí sản xuất cao nà giá bán sản phẩm của người nông dân lại thấp dẫn đến lợi nhuận và ngày công lao động thấp. Hai là chất lượng của các sản phẩm đầu vào hiện nay vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ bà con dễ mua phải chững sản phẩm chất lượng thấp như giống khơng tốt, phân bón bà thuốc trừ sâu giả hay không được phép của nhà nước vẫn được các cửa hàng đại lý lưu thông trên thị trường. Điều này nó được biệt ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng sản phẩm

Cơng nghệ khoa học kỹ thuật: Để có chất lượng sản phẩm tốt và hiệu quả trong sản xuất thì yếu tố khoa học cộng nghệ sẽ quyết định một phần đến thành bại trong sản xuất của người nơng dân. Người nơng dân có sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường thuận

hay việc cạnh tranh với các sản phẩm được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học cơng nghệ tiến tiến. Bởi vậy nếu người nông dân vẫn sản xuất theo truyền thống họ khơng có sự thay đổi về cơng nghệ, khơng có được những giống tốt thì họ vẫn chưa thể thốt khỏi cảnh nghèo khó họ sẽ vẫn phải làm việc cực nhọc chủ yếu bằng sức lao động mà ngày công thấp không đủ trang trải cuộc sống.

Vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh: Hiện tại đất nước cịn nghèo khơng có giá trị thặng dư do vậy rất khó để người nơng dân tiếp tục đầu tư cho tái sản xuất mặc dù chúng ta đều biết rằng làm bất cứ điều gì cũng phải có vốn nhưng với người nơng dân việc ăn cịn chưa đủ thì làm sao họ có thể đầu tư cho sản xuất. Do vậy người nông dân vẫn với cách làm truyền thống vẫn lối tư duy cổ sưa, không thể mua được những giống hay các yếu tố đầu vào tốt. Hay với những hộ gia đình cố muốn thay đổi cách sản xuất họ đi vay ngân hàng để đầu tư cho sản xuất nhưng do vốn ngắn, lãi ngân hàng cao cộng với việc sản xuất bấp bênh năm được năm mất nên sau một hai vụ bị thua lỗ họ lại trở nên trắng tay và phải cõng một khoản nợ.

Quy trình sản xuất VietGAP: Kể từ năm 2008 Bộ Nơng nghiệp và Phất triển nơng thơn chính thức ban hành quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) và áp một số mơ hình thí điểm cho đến nay đã có một số thành cơng nhất định tuy nhiên trong nhiều hội thảo do Bộ tổ chức để rút kinh nghiệm và góp ý sửa đổi những điều khơng phù hợp hay khó áp dụng đối với quy trình VietGAP và cho đến năm 2012 Bộ đã ban hành 2 thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và 59 / 2012/TT-BNNPTNT thay thế cho và sửa đổi một số thông tư liên quan đã ban hành từ năm 2008. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập một số quy định mà đối với trình độ và thực trạng của nền sản xuất hiện nay của người sản xuất rất khó để thực hiện, chảng hạn như việc quy định về độ tuổi lao động hay yêu cầu về khám sức khỏe .v.v…Là một số quy định không khả thi.

Yếu tố đầu ra, tiêu thụ sản phẩm: Việc bà con nông dân làm ra sản phẩm nhiều khi khơng biết bán đi đâu, hay có bán được thì cũng với giá rất rẻ họ ln bị các tư thương ép giá, người tiêu dùng phải mua những sản phẩm giá đắt nhưng người bán thì chẳng được bao nhiêu hay các sản phẩm làm ra khơng có nơi tiêu

thụ, khơng ổn định, họ khơng tự quyết định được việc các sản phẩm của họ bán đi đâu giá báo nhiêu dẫn đến có năm thì có lãi có năm thì lỗ nên đời sống người nơng dân bấp bênh cuộc sồng nghèo vẫn hồn nghèo mặc dù họ vẫn phải làm việc cực nhọc.

Dụng cụ sơ chế và bảo quản: Một yếu tố hiện nay mà người nơng dân cần phải thay đổi đó là việc sơ chế và bảo quản sản phẩm. Người nơng dân họ có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhưng do khâu sơ chế và bảo quản kém thì sẽ dẫn đến làm giá trị của sản phẩm hay các sản phẩm bị hư hại không thể bán được. Đối với các nước phát triển thì họ rất trú trọng đến yếu tố này, các sản phẩm của họ làm ra được sơ chế vào bảo quản rất tốt thậm trí trong một số trường hợp còn làm tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nhưng với những người nông dân của ta chưa được trang bị các công cụ hay nhà xưởng sư chế và công nghệ bảo quản theo đúng tiêu chuẩn nên lượng tiêu hao lớn mà giá trị sảm phẩm lại bị suy giảm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w