Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 112 - 115)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4 Việc mua hạt giống rau để gieo trồng

4.4.2. Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nộ

Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An tồn Hà Nội do Cơng ty Cổ phần XNK Sản phẩm Xanh Việt Nam đầu tư với sự hỗ trợ của Sở Nơng nghiệp & PTNT Hà Nội theo mơ hình hợp tác cơng tư (PPP - Public Private Partnership), trụ sở chính tại địa chỉ 123 đường Hồ Tùng Mậu, quân Từ Liêm, Hà Nội nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau quả và thực phẩm an toàn tại Hà Nội. Sàn giao dịch chính thức được khai trương ngày 3/1/2012 cho đến nay là sàn giao dịch đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc, hiện sàn đã hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm của 28 đơn vị sản xuất và chế biến rau, củ, quả theo tiêu chuẩn an toàn và VietGAP

Chức năng nhiệm vụ

Hỗ trợ giao dịch mua bán giữa các đơn vị sản xuất tham gia Sàn với các nhóm tiêu thụ hiện hữu (các nhà xuất khẩu, các đầu mối bán buôn, siêu thị, nhà hàng, khách sạn v.v..) Người sản xuất Người thu gom Siêu thị

bán lẻ Người tiêu dùng

Người sản

xuất Người thu gom

Người bán

buôn Người

Phát triển mạng lưới tiêu thụ mới gồm các Điểm Phân phối Rau quả & Thực phẩm An toàn tại khu dân cư/cơ quan và hỗ trợ giao dịch mua bán với các đơn vị sản xuất tham gia Sàn

Tư vấn cho các đơn vị sản xuất về nhu cầu của thị trường và giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp

Hỗ trợ các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp xây dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư và giúp giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và ngồi nước có quan tâm

Sơ đồ 4.9. Mơ hình hoạt động của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội

(Nguồn: Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội)

1. Các nhà cung cấp tham gia Sàn; 2. Hàng tuần Sàn gửi thông tin sản phẩm của các nhà cung cấp tới các đầu mối tiêu thụ; 3. Các đầu mối tiêu thụ gửi đặt hàng về Sàn; 4. Sàn chuyển đơn hàng tới các nhà cung cấp; 5. Các nhà cung cấp giao hàng tới các đầu mối tiêu thụ và thu tiền; 6. Với các nhà cung cấp không tự tổ chức giao hàng thu tiền được, Sàn sẽ bảo lãnh để Trung tâm Tiếp vận & Giao hàng cung cấp dịch vụ giao hàng, thu tiền cho nhà cung cấp

Số điểm phân phối rau quả & thực phẩm an toàn tại khu dân cư/cơ quan tại Hà Nội đã mở: 330 điểm (dự kiến đến 2015: 1000)

Số đối tác tiêu thụ (đầu mối bán buôn, nhà xuất khẩu, nhà chế biến, nhà bán lẻ v.v.): 150 (dự kiến 2015: 500)

Số thị trường nước ngoài đang tiếp cận: 1 (dự kiến đến 2015: 5)

Lợi ích của các đơn vị tham gia sàn

Được Sàn quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu

Được kết nối trực tiếp với các nhóm tiêu thụ, bao gồm các nhóm tiêu thụ hiện hữu và các Điểm phân phối Rau quả & Thực phẩm An toàn tại khu dân cư và cơ quan do Sàn đang phát triển

Được đưa thông tin lên cổng thông tin trực tuyến của Sàn tại www.sanbanbuon.vn

Được quảng bá trên banner (của website) và bảng điện tử (trên nóc trụ sở) của Sàn (chung với các đơn vị khác)

Được trưng bày mẫu hàng, thông tin về sản phẩm và tiếp khách hàng tại Sàn (Sàn đóng vai trị là văn phịng đại diện cho các đơn vị khơng có văn phịng giao dịch tại trung tâm Hà Nội)

Được hỗ trợ tham gia các hội chợ và sự kiện tiếp thị tổ chức tại Hà Nội

Được Sàn cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu của khách hàng và tư vấn điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp

Được Sàn giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngồi nước có quan tâm

Lợi ích của người tiêu dùng

Mua được sản phẩm an tồn, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng

Mua với giá gốc của nhà sản xuất trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng nên giá rất hợp lý

Mua được nhiều sản phẩm có chất lượng cao từ nhiều nhà sản xuất ở nhiều vùng khác nhau

Lợi ích của các cơ quan quản lý

Dễ dàng quản lý và truy xuất nguồn gốc thay vì phải căng sức quản lý khâu trung gian thì chỉ cần tập trung quản lý sản xuất tại nguồn

Hàng hóa ngồi luồng, ví dụ, rau quả nhập lậu, sẽ dễ dàng bị khống chế để sản xuất trong nước phát triển (bởi vì hàng nhập lậu khơng thể lọt vào giao dịch trên Sàn)

Có thể thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội trúng hơn, hiệu quả hơn, ví dụ chương trình bình ổn giá. Trước đây bình ổn thơng qua các nhà phân phối trung gian thì nay có thể bình ổn thẳng tới nhà sản xuất và hướng thẳng đến các khu dân cư

Các dịch vụ liên kết của sàn * Giám sát an tồn thực phẩm

Để đảm bảo chỉ có các sản phẩm an tồn mới có thể giao dịch qua Sàn, mặc dù các HTX và doanh nghiệp khi làm thủ tục gia nhập Sàn bắt buộc phải có đầy đủ hồ sơ chứng nhận sản phẩm an toàn của các cơ quan chức năng, từ 1/2/2013 các đơn vị giao dịch sản phẩm qua Sàn phải có thỏa thuận tư vấn giám sát an toàn thực phẩm với Trung tâm Tư vấn Giám sát An toàn Thực phẩm Hà Nội. Trung tâm sẽ tổ chức giám sát trong suốt quá trình sản xuất, từ trên đồng ruộng qua nhà sơ chế đến khâu vận chuyển giao hàng đến tay người tiêu dùng.

* Tập kết và giao nhận hàng hóa

Về nguyên tắc Sàn sẽ hỗ trợ các hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận các nhóm tiêu thụ, tiếp nhận đơn đặt hàng, việc tổ chức giao hàng thu tiền là do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, do nhiều đơn vị (đặc biệt là ở các địa phương) chưa có khả năng tập kết hàng hóa và tổ chức giao nhận tại Hà Nội nên Sàn đảm bảo và giới thiệu Trung tâm Tiếp vận & Giao nhận cung cấp dịch vụ vận chuyển, tập kết, giao nhận và thu tiền hàng cho các đơn vị có nhu cầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w