Kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.Kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

1.4.1. Kinh nghiệm trên Thế giới

Thực tế, việc huy động vốn của các nước trên thế giới cũng gặp rất nhiều khó khăn vì những lý do khác nhau, những lý do nội tại của nền kinh tế các nước đó. Điển hình nhất về thực tiễn huy động vốn trên thế giới là khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU). Trong khi những nỗ lực hợp nhất nền tài chính của các nước khu vực châu Âu đang được thúc đẩy, thì những phản hồi tiêu cực về mối tương tác giữa hệ thống tài chính và nợ cơng vẫn tiếp tục được đưa ra. Ở một số nước, tình trạng khủng hoảng của hệ thống tài chính xảy ra trước sẽ gây áp lực cho rủi ro nợ công và việc huy động vốn của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, tại một số nước khác, tình hình lại diễn ra theo hướng ngược lại.

Có thể đưa ra một số nguyên nhân giải thích cho mối tương tác chặt chẽ này. Trước hết, áp lực của chính phủ trong việc duy trì thâm hụt hay thặng dư ngân sách nhằm hỗ trợ hệ thống ngân hàng, thông qua hệ thống quỹ cơng, đã gây thiệt hại cho tài chính cơng. Trong một số trường hợp, tình hình thu nhập cơng suy giảm do suy thối kinh tế nhưng vẫn phải áp dụng những biện pháp kích thích tài chính, áp lực này lại càng nặng nề hơn. Với những nước phải đối mặt với rủi ro hệ thống do mất cân bằng tài chính nghiêm trọng, sự yếu kém của tài chính cơng có ảnh hưởng tiêu cực đến giá thị trường của trái phiếu chính phủ

(TPCP), từ đó ảnh hưởng xấu đến bảng cân đối kế tốn của các ngân hàng có nắm giữ những loại trái phiếu này, làm cho uy tín cũng như nguồn vốn của ngân hàng bị giảm sút. Từ đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

1.4.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng. Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. - Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng. Quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn.

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng.

- Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán ngoại tệ và giao dịch qua tài khoản khác tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng.

- Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

- Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM.

- Tổ chức tốt công tác chi trả kiều hối, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, quảng bá và tiếp thị dịch vụ này tại các điểm giao dịch và chi nhánh.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, cơ chế, quy chế hiện hành, quy trình bảo mật.

- Kiểm tra, đơn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của cán bộ ngân hàng.

- Chủ động nghiên cứu, triển khai các ý tưởng, các sản phẩm mới phục vụ khách hàng.

1.4.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng luôn xác định hoạt động huy động vốn đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh những biện pháp truyền thống và thực hiện các biện pháp mới nhằm không ngừng tăng trưởng nguồn vốn. Thực hiện trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo kế hoạch.

Đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm khơi tăng nguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn và ngoại tệ. Thực hiện tốt các khâu thanh toán từ nội tệ đến ngoại tệ, đa dạng hóa các hình thức thanh tốn. Do đó đã thu hút các khách hàng truyền thống có nguồn vốn lớn qua chi nhánh.

Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tốn. Đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp mở tài khoản chuyển tiền và thực hiện trả lương tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Phát huy hiệu quả công tác lãi suất, thường xuyên theo dõi nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cũng như lãi suất của các đợt phát hành kỳ phiếu cho phù hợp với biến động của thị trường.

Thực hiện chiến lược khách hàng nhằm duy trì khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN,

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ (Trang 25 - 29)