Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ (Trang 58 - 63)

Đơn vị : Tỷ đồng

2.3.Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011-2013

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thời gian vừa qua, với sự thay đổi toàn diện của toàn ngân hàng, từ định hướng kinh doanh, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng…Agribank được nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mơ hình giao dịch chun nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

Mặc dù, trong vài năm gần đây ngành ngân hàng đang gặp vơ vàn những khó khăn do tác động tiêu cực từ suy thối kinh tế thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, nhờ xác định đúng mục tiêu hoạt

động và sự phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế khó khăn của mình, với sự phấn đấu hết sức mình của CBCNV, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định trong cơng tác nguồn vốn nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, ln đảm bảo tốt nguồn vốn để đáp ứng đủ, kịp thời cho việc sử dụng vốn: Đủ để giải ngân cho các dự án đầu tư, thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng. Tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 65%. Trong đó tiền gửi dân cư năm 2013 tăng 213,01% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013 thì tổng nguồn vốn huy động đã đạt 1200,429 tỷ đồng, đó là một cố gắng khơng nhỏ của tồn chi nhánh.

- Tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua khá cao, cao nhất là công tác huy động vốn, doanh số vốn huy động ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Năm 2013 vừa qua.

- Trong cơng tác xây dựng và thực hiện chính sách huy động vốn, Chi nhánh đã theo dõi nắm bắt kịp thời mọi biến động trên thị trường để từ đó điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp được yêu cầu cạnh tranh.

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục

- Bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn, chi nhánh Phú Thọ cịn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục, đó là:

- Mặc dù nguồn vốn của Chi nhánh đạt và vượt kế hoạch, song tỷ trọng nguồn vốn ổn định (trong đó có nguồn vốn dân cư) đạt thấp. Cơ cấu nguồn vốn còn chưa được hợp lý, mặc dù nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài trên 12 tháng lớn song tính ổn định khơng cao, do chủ yếu là TGTK bậc thang trong khi các kỳ hạn ngắn hơn cố định thì lại chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các TCKT, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.

- Các sản phẩm dịch vụ mới (sản phẩm thẻ) triển khai chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng cịn ít, khách hàng chưa hiểu biết rõ tính năng của sản phẩm. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền

thống, khơng có sự khác biệt trên thị trường. Tỷ trọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song cịn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủ yếu vẫn là khoản thu từ lãi điều hòa vốn, đầu tư và cho vay.

- Dự báo tình hình kinh tế xã hội, diễn biến lãi suất thị trường còn hạn chế, tuy Chi nhánh đã khắc phục cơ bản về rủi ro lãi suất nhưng còn một bộ phận nhỏ nguồn vốn huy động với lãi suất cao so với phí điều vốn của ngân hàng thương Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Hoạt động huy động vốn và sử dụng nguồn vốn chưa phù hợp. Mặc dù nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, được sử dụng nhiều và có hiệu quả song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi đó, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh chưa được khai thác nhiều, mặc dù đây là nguồn vốn có tiềm năng được rất nhiều ngân hàng sử dụng triệt để do là nguồn vốn ổn định có thể mang lại lợi nhuận cao.

- Một số cán bộ nhân viên chuyển biến nhận thức kinh doanh trong tình hình mới cịn nhiều hạn chế, làm việc cịn chưa hăng say, hết mình, tinh thần trách nhiệm vì tập thể chưa cao

- Số lượng phịng giao dịch nhiều song hiệu quả hoạt động còn chưa cao. Nguồn vốn chưa tương xứng với địa bàn hoạt động.

- Các dịch vụ thanh tốn vẫn giữ vai trị chính mang lại thu nhập dịch vụ cho Chi nhánh, các dịch vụ mới mang tính đột phá chưa được biết đến rộng rãi

- Công tác điều hành kế hoạch theo cơ chế mới có chỗ cịn chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phịng nghiệp vụ.

- Chưa hồn thiện và chưa áp dụng đồng bộ chính sách giao dịch 1 cửa. - Chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hồn thiện và ổn định. Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn kéo dài, khách hàng than phiền nhiều.

2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013, một phần cũng do các yếu tố bên ngoài tác động. Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, mức tăng trưởng toàn cầu thấp, thị trường tiền tệ và tài chính quốc tế diến biến phức tạp, đầu tư nước ngồi có sự giảm sút rõ rệt. Nền kinh tế cịn nhiều nhân tố chưa được ổn định, giá dầu thô, vàng, cũng như sự biến động của tỷ giá, sự mất ổn định của thị trường chứng khoán…hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặt trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt, trên địa bàn có nhiều ngân hàng cùng hoạt động nên việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn có chi phí thấp sẽ không phải là dễ dàng. Lạm phát cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn, thay vì gửi tiền vào ngân hàng người dân lựa chọn các kênh đầu tư khác như tích trữ vàng, đơla, đầu tư bất động sản...

Ngoài ra, điều kiện kinh tế khu vực hoạt động của chi nhánh đang phát triển, thu nhập dân cư nhìn chung chưa cao chỉ đủ cho chi dùng nên tích luỹ chưa nhiều. Vả lại, người dân có thói quen dùng tiền mặt trong thanh tốn nên muốn thay đổi thói quen này cần trải qua thời gian dài. Trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về hoạt động ngân hàng ít. Đây cũng là một hạn chế lớn trong hoạt động giao dịch với ngân hàng.

Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó cịn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo nhau, nhiều khi không phù hợp với thực tế. Mặt khác hoạt động ngân hàng lại là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều chế tài luật pháp khác nhau, vì vậy, hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn nhất là việc thực hiện chính sách huy động vốn.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một số mặt tồn tại của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ cần được nhìn nhận và đánh giá thật đúng ngay từ nội bộ bên trong để tìm ra nguyên nhân đúng đắn nhất.

- Ngân hàng chưa có chính sách khuyến khích và ưu đãi hợp lý để thu hút khách hàng gửi tiền dài hạn và thường xuyên.

- Lợi ích của ngân hàng chưa thực sự gắn kết với lợi ích của khách hàng. -Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sắc các nhu cầu từng khách hàng, cũng như chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại chi nhánh. Cơng tác điều hành kế tốn thanh tốn cũng nặng nề về giải quyết sự vụ..

- Khi có khách hàng rút tiền với lượng tiền lớn tại các phòng giao dịch nhỏ thường phải báo trước hoặc chờ đợi lâu gây trở ngại cho công tác huy động vốn

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Phú Thọ (Trang 58 - 63)